143 phụ nữ kiện chính phủ Đan Mạch vì bị lén đặt vòng tránh thai
Nhóm phụ nữ gồm 143 người cáo buộc họ bị đặt vòng tránh thai mà không hề hay biết từ năm 1966 – 1970, khi nhiều người trong số đó vẫn còn là trẻ em.
Naja Lyberth – người phụ nữ đầu tiên đứng ra tố cáo việc bị chính phủ Đan Mạch lén đặt vòng tránh thai. Ảnh: Daily Mail
Ngày 4/3, 143 phụ nữ ở Greenland đã khởi kiện chính phủ Đan Mạch và yêu cầu khoản bồi thường tập thể là 43 triệu kroner Đan Mạch (hơn 153 tỷ đồng).
Tại thời điểm bị đặt vòng tránh thai, một số người chỉ mới 12 tuổi. Họ nói rằng họ đã được các bác sĩ Đan Mạch đặt dụng cụ tránh thai trong nỗ lực giảm dân số của Greenland. Có thể đã có đến 4.500 phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng từ năm 1966 đến năm 1970.
Tháng 10/2023, 67 phụ nữ đã đứng ra yêu cầu nhà nước bồi thường nếu không sẽ bị kiện, nhưng chính phủ vẫn không có động thái gì. Kể từ đó, số lượng phụ nữ yêu cầu bồi thường 300.000 kroner Đan Mạch (hơn 1 tỷ đồng) cho mỗi người đã tăng lên hơn gấp đôi.
Video đang HOT
Naja Lyberth là người phụ nữ đầu tiên đứng ra tố cáo việc bản thân đã bị đặt vòng tránh thai trong một cuộc kiểm tra y tế khi chỉ mới ở độ tuổi thiếu niên. Bà cáo buộc chính quyền đã thực hiện một cuộc triệt sản có tổ chức.
Ngoài ra, bà Lyberth còn cáo buộc chính phủ “câu giờ”. Trong số những người phụ nữ khởi kiện, người lớn tuổi nhất đã hơn 80 tuổi nên không thể chờ đợi thêm được nữa.
“Chừng nào còn sống, chúng tôi vẫn còn muốn lấy lại lòng tự trọng cùng sự tôn trọng đối với tử cung và quyền sinh sản của mình. Không có chính phủ nào có quyền quyết định việc sinh nở của chúng tôi”, bà Lyberth nói với kênh phát thanh truyền hình Kalaallit Nunaata Radioa (KNR).
Bà Naja Lyberth cho biết, mặc dù bà đã có con ở tuổi 35 nhưng vẫn phải khó khăn mới có thể mang thai được. Nhiều phụ nữ khác trong vụ việc thậm chí còn không thể thụ thai, và có người đến năm 2022 mới phát hiện ra mình bị đặt vòng tránh thai.
Bà Lyberth sau đó đã trở thành nhà tâm lý học kiêm nhà hoạt động vì quyền phụ nữ. Bà nói: “Nó giống như việc triệt sản các cô gái ngay từ sớm. Nhiều phụ nữ còn bị đau dữ dội, chảy máu trong và nhiễm trùng ổ bụng”.
Mặc dù cách đây vài năm, bà Lyberth đã chia sẻ câu chuyện của mình, nhưng phải mất một thời gian dài vụ bê bối mới thu hút được sự chú ý rộng rãi ở Đan Mạch.
Năm 2023, chính phủ Đan Mạch và Greenland đã tiến hành một cuộc điều tra khách quan về vụ đặt vòng tránh thai và các biện pháp tránh thai khác được thực hiện ở Greenland từ năm 1960 – 1991, thời điểm lãnh thổ tự trị này kiểm soát ngành y tế. Tuy nhiên, phải đến tháng 5/2025 mới có kết quả của cuộc điều tra.
Bộ trưởng Nội vụ và Y tế Sophie Lhde cho biết: “Đây là một thảm kịch và chúng ta phải tìm hiểu tận gốc những gì đã xảy ra, đó là lý do tại sao một nhóm các nhà nghiên cứu đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập và khách quan”.
Đan Mạch sửa đổi dự luật cấm đốt kinh Koran
Ngày 27/10, Chính phủ Đan Mạch đã công bố một bản sửa đổi của dự luật quy định hành động đốt các bản sao của kinh Koran nơi công cộng là phạm pháp.
Biểu tình tại Kufa, Iraq, ngày 21/7/2023, phản đối hành vi đốt kinh Koran. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây là một phần nỗ lực của quốc gia Bắc Âu nhằm xoa dịu làn sóng chỉ trích gay gắt của cộng đồng tín đồ Hồi giáo sau khi liên tục xảy ra các vụ đốt hoặc xúc phạm kinh Koran ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch trong thời gian qua.
Trước đó, chính phủ đã đưa ra bản thảo đầu tiên của dự luật nói trên. Tuy nhiên, đã có những ý kiến quan ngại rằng khó có thể thực thi nếu phiên bản đầu tiên này được thông qua thành luật do có những nội dung liên quan đến sự hạn chế quyền tự do biểu đạt. Các ý kiến của chính trị gia, nghệ sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông cho rằng dự thảo đầu tiên bao gồm những nội dung giống như nội dung luật mang tính báng bổ mà Đan Mạch đã bãi bỏ hồi năm 2017.
Trong một thông báo, Bộ Tư pháp Đan Mạch cho biết dự thảo đã được thu hẹp để chỉ xử lý những hành vi báng bổ kinh Koran. Bộ trưởng Tư pháp Peter Hummelgaard cho rằng với những thay đổi mới, các cơ quan chức năng, bao gồm cảnh sát và tòa án sẽ dễ thực thi dự luật hơn.
Dự kiến, Quốc hội Đan Mạch sẽ thảo luận về dự thảo phiên bản thứ hai này vào ngày 14/11 tới.
Tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết chính phủ sẽ nỗ lực "tìm kiếm một công cụ pháp lý" cho phép giới chức ngăn chặn hành động đốt kinh Koran trước đại sứ quán của các nước tại Đan Mạch.
Trong khi đó, Thụy Điển thông báo nước này cũng đang nghiên cứu các cách thức để áp đặt những giới hạn pháp lý đối với các hành động báng bổ kinh Koran.
Trong những tuần gần đây, ở thủ đô của Đan Mạch cũng như Thụy Điển liên tục xảy ra các vụ đốt hoặc xúc phạm kinh Koran, làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt trong cộng đồng tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới. Các nước Hồi giáo đã yêu cầu hai quốc gia Bắc Âu cần có biện pháp ngăn chặn những hành vi cực đoan như vậy.
Tại sao Thụy Điển và Đan Mạch gặp khủng hoảng về kinh Koran? Cả Thụy Điển và Đan Mạch đều đang xem xét các cách để hạn chế đốt kinh Koran một cách hợp pháp nhằm giảm căng thẳng với các quốc gia Hồi giáo, nhưng họ đều không có luật có thể được sử dụng để cấm đốt kinh Koran. Những người biểu tình phản đối đốt kinh Koran ở Yemen. Ảnh: Reuters Theo hãng...