1.400 tỷ trái phiếu lãi suất cực cao của DN họ ACB
Lô trái phiếu “khủng” có liên hệ tới nhà Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Trần Hùng Huy.
Lô trái phiếu nghìn tỷ
CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng ngày 29/10/2019 đã phát hành thành công gần 1.403 tỷ đồng trái phiếu cho một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không tiết lộ danh tính.
Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, có đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành và của tổ chức/cá nhân liên quan khác theo thỏa thuận cụ thể. Kỳ hạn 5 năm hoặc theo thỏa thuận với nhà đầu tư.
Ông Trần Hùng Huy được đánh giá là một trong những Chủ tịch ngân hàng tài năng nhất hiện nay
Đáng chú ý, lãi suất phát hành thực tế là 20%/năm, là mức cao bất thường so với mặt bằng chung từ 9,5-11,5% hiện nay.
Dù vậy, quan sát kỹ hơn về Hồng Hoàng sẽ giúp mang tới những giải thích hợp lý cho mức lãi suất tưởng như phi lý này.
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, được thành lập vào ngày 2/11/2016, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc là bà Phạm Thị Khánh Hồng.
Ngoài Hồng Hoàng, nữ doanh nhân sinh năm 1964 còn đứng tên Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan – một pháp nhân mới được thành lập ngày 9/8/2019 và cũng có vốn điều lệ vỏn vẹn 5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tham gia vào thương vụ nghìn tỷ dù chỉ có vốn điều lệ vài tỷ đồng, sẽ không bất ngờ nếu những Hồng Hoàng hay Nghi Lan chỉ là các SPE (Special Purpose Entity) – tức là doanh nghiệp được lập ra để phục vụ mục đích đặc biệt. Vậy thì các SPE này của ai, và vai trò là gì?
Dấu ấn nhà Chủ tịch ACB
Cổ đông lớn nhất, nắm 90% vốn Nghi Lan là bà Trần Thị Minh Hà. Bà Minh Hà thường trú tại quận Phú Nhuận (TP.HCM), cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh – pháp nhân hồi đầu năm từng thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi cùng hai đơn vị liên quan là CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn và CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen nhận chuyển nhượng 51,7 triệu cổ phiếu ACB có thị giá 1.600 tỷ đồng từ gia đình Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy.
Trả lời báo chí khi đó, ông Trần Hùng Huy cho biết đây chỉ là việc cơ cấu lại sở hữu và hình thức đầu tư trong nội bộ gia đình, không bán ra thị trường bất kỳ cổ phiếu nào, các thành viên trong gia đình vẫn tiếp tục gắn bó lâu dài và đồng hành cùng ACB.
Lô trái phiếu 1.400 tỷ phát hành cho nhà đầu tư ngoại vừa qua, bởi vậy cũng có mối liên hệ mật thiết đến gia tộc họ Trần đang nắm quyền ở ACB.
Giả thiết này thêm phần cơ sở khi dữ liệu của Nhadautu.vn thể hiện Công ty Hồng Hoàng ngày 1/11 vừa qua đã thế chấp 60.771.055 cổ phiếu ACB tại Saigon Asia Credit Limited – một pháp nhân được thành lập ở Cayman Islands.
Số cổ phiếu này gần như chắc chắn có nguồn gốc từ đợt bán 32.200.608 cổ phiếu quỹ ngày 30/10. Trong phiên hôm đó, có 4 giao dịch thoả thuận cổ phiếu ACB, đều ở mức giá 23.800 đồng/CP, gồm 13.200.608 CP, 12.000.000 CP, 10.000.000 CP và 25.570.447 CP; tổng cộng tròn trịa 60.771.055 cổ phần mà Hồng Hoàng đang thế chấp tại Saigon Asia Credit Limited.
4 giao dịch thoả thuận cổ phiếu ACB ngày 30/10/2019
Lưu ý rằng đợt phát hành trái phiếu diễn ra ngày 29/10, tức là ngay trước khi ACB bán cổ phiếu quỹ. Khoản trái phiếu 1.400 tỷ thu về cũng là vừa đủ để Hồng Hoàng mua trọn gần 60,8 triệu cổ phần ACB.
Vậy phải chăng nhóm liên hệ với chủ ACB vay tiền nước ngoài để mua cổ phần nhà băng này? Hình thức có thể là như thế, song cái tên Saigon Asia Credit Limited phần nào thể hiện pháp nhân này có mối liên hệ mật thiết với Việt Nam.
Hiện nay, không ít đại gia Việt, thông qua các công ty tư vấn, công ty luật thành lập nhiều doanh nghiệp ở các thiên đường thuế như Cayman Islands hay British Virgin Islands nhằm kín đáo hơn trong cấu trúc tài chính của mình.
Ngoài ra, ở thương vụ trái phiếu đang đề cập, trong khi Saigon Asia Credit Limited không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bởi chính sách của Cayman Islands, thì ở chiều ngược lại, Hồng Hoàng sẽ giảm đáng kể khoản thuế phải nộp “nhờ” lãi suất “cắt cổ” 20%/ năm trong 5 năm.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng, một nhóm cổ đông không được sở hữu quá 20% cổ phần ngân hàng. Tuy nhiên quy định này dễ dàng bị lách và giới chủ nhà băng không mấy khó khăn để nắm trong tay số cổ phần vượt xa giới hạn cho phép, mà các bài học như TrustBank, OceanBank, VNCB, Southern Bank hãy còn chưa ráo mực.
Một bất cập lớn trong hệ thống pháp luật hiện nay là mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Luật các Tổ chức tín dụng.
Trong khi Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán quy định cổ đông lớn có từ 5% cổ phần trở lên và phải công bố thông tin, thì Luật các Tổ chức tín dụng lại yêu cầu cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn ngân hàng. Sự thiếu thống nhất này dẫn tới thực trạng giới chủ nhà băng chỉ cần chia nhỏ cổ phần cho các cá nhân không thuộc diện “người có liên quan”, mỗi cá nhân dưới 5% là thoát quy định công bố thông tin.
Theo nhadautu
Doanh nghiệp trả lãi suất huy động vốn 20%/năm
Đợt phát hành trái phiếu của Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng mới đây ghi nhận mức lãi suất lên đến 20%/năm. Đây là mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao nhất từ trước đến nay.
Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng mới đây công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị phát hành hơn 1.402 tỷ đồng. Các trái phiếu có kỳ hạn 5 năm và được bán toàn bộ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, lãi suất phát hành thực tế của đợt phát hành này lên đến 20%/năm. Đây là mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao nhất được ghi nhận trong làn sóng phát hành trái phiếu doanh nghiệp gần đây. Thương vụ có lãi suất cao nhất được ghi nhận trước đó là 14,5%/năm của Công ty Bất động sản Phát Đạt.
Tài sản đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của công ty Hồng Hoàng là hơn 60,7 triệu cổ phần phổ thông của Ngân hàng TMCP ACB. Đơn vị môi giới, tư vấn cho đợt phát hành cũng là Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS).
Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ chỉ 5 tỷ 20 triệu đồng, người đại diện pháp luật là bà Phạm Thị Khánh Hồng. Có tên tuổi khá lạ lẫm với quy mô vốn khiêm tốn, Hồng Hoàng vẫn huy động vốn nghìn tỷ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đây không phải là trường hợp cá biệt, trước đó thị trường đã ghi nhận rất nhiều cái tên lạ lẫm huy động được cả chục nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Đáng chú ý nhất là Công ty TNHH Yamagata (Yamagata), trong những tháng đầu năm 2019, đã tiến hành 5 đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm, với số dư gốc trái phiếu lên tới 10.035 tỷ đồng. Tổng dư nợ trái phiếu của Công ty theo báo cáo đã tăng lên 15.902 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6 vừa qua.
Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, trong tháng 10, đã có 132 đợt đăng ký phát hành trái phiếu của 34 doanh nghiệp với tổng giá trị đăng ký lên tới 32,3 nghìn tỷ đồng. Mặc dù vậy, chỉ có 120 đợt phát hành thành công trong tháng vừa qua và giá trị phát hành thực tế là 16,9 nghìn tỷ đồng.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã có tổng cộng 760 đợt đăng ký phát hành trái phiếu của 176 doanh nghiệp với tổng giá trị là 311,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 617 đợt phát hành thành công với giá trị phát hành thực tế đạt 202,2 nghìn tỷ đồng.
Vùng lãi suất phát hành của doanh nghiệp dao động từ 6,5 - 20%/năm, với chi phí huy động vốn trung bình là 10,69%/năm.
Về quy mô phát hành trái phiếu theo loại hình doanh nghiệp, bất động sản đã vượt qua ngân hàng trở thành nhóm doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất với 4.863 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,7%. Trái phiếu nhóm này có kỳ hạn trung bình 3 năm với chi phí huy động vốn là 10,5%/năm. Nhóm ngân hàng đứng thứ 2 với 3.481 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,54%. Trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn bình quân 3,52 năm với chi phí huy động vốn là 7,23%/năm.
Bên cạnh thị trường trong nước, các doanh nghiệp cũng bắt đầu phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Trong tháng 10, đã có 2 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, với giá trị đăng ký đạt 600 triệu USD.
Lũy kế 10 tháng đầu năm, có tổng cộng 7 đợt đăng ký phát hành ra nước ngoài với tổng giá trị đạt 2,35 tỷ USD. Mặc dù vậy, chỉ có đợt phát hành diễn ra với giá trị phát hành đạt 300 triệu USD.
Theo Theleader.vn
Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng ACB Trong tháng 11, mức lãi suất ngân hàng ACB cao nhất tại hình thức gửi tiết kiệm thường là 8%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 18 tháng trở lên và số tiền từ 5 tỉ đồng trở lên. Thông tin từ ngân hàng ACB, trong tháng 11, nhà băng này tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất huy động cho...