1.400 người tị nạn dạt vào Indonesia và Malaysia
Bốn chiếc tàu với khoảng 1.400 người tị nạn trôi dạt vào bờ biển Indonesia và Malaysia ngày 11.5, theo AFP.
Những người tị nạn dạt vào Aceh (Indonesia) ngày 11.5 – Ảnh: Reuters
Hàng ngàn người tị nạn Bangladesh và Rohingya (nhóm Hồi giáo thiểu số ở Myanmar) bị bọn đưa người nhập cư lậu bỏ rơi tại một vùng biển nước nông; tàu chở họ dạt vào một hòn đảo thuộc quần đảo Langkawi (Malaysia).
“Có ba chiếc tàu chở 1.018 người tị nạn, nhưng con số này sẽ cao hơn vì còn nhiều người chưa được tìm thấy”, Jamil Ahmed, chỉ huy phó cảnh sát Langkawi cho biết.
Video đang HOT
Cùng ngày 11.5, đội tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cũng phát hiện một chiếc tàu khác chở khoảng 400 người (có cả phụ nữ và trẻ em) dạt vào bờ biển tỉnh Aceh (Indonesia).
Trước đó, ngày 10.5, một chiếc tàu khác chở 573 người tị nạn cũng dạt vào tỉnh Aceh, phần lớn người trên tàu đều trong tình trạng kiệt quệ, thiếu ăn.
Tại Myanmar, khoảng 800.000 người Rohingya bị phân biệt đối xử và bị xem là dân nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Vì thế, nhiều người trong số này vượt biển tìm đường tị nạn tại Malaysia và trở thành “món mồi béo bở” của bọn buôn người.
Lam Yên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Tối thiểu và bị động
Tại hội nghị đặc biệt hôm qua 24.4 tại Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo EU đã đạt được một số thỏa thuận nhằm ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp.
Người dân tại Malaga, phía nam Tây Ban Nha, biểu tình phản đối chính sách người nhập cư của Liên minh châu Âu. Người biểu tình dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ chìm tàu trên Địa Trung Hải hôm 19.4 - Ảnh: Reuters
Trong đó có tăng ngân sách dành cho chương trình tuần tra và cứu hộ ở Địa Trung Hải (Triton) từ 3 triệu euro lên 9 triệu euro/tháng. Nhiều nước như Anh, Bỉ, Đức, Pháp cũng cam kết hỗ trợ thêm nhân lực và trang thiết bị cho chương trình này. Tuy nhiên, tất cả chỉ có vậy.
Hội nghị khẩn cấp đã không đạt được những kết quả mang tính đột phá như mong đợi, khi các nhà lãnh đạo EU chỉ đồng ý hỗ trợ tiếp nhận "tùy theo khả năng" những người nhập cư được công nhận là người tị nạn. Trước đó, có ý kiến đề xuất là mỗi nước bắt buộc nhận tối thiểu 5.000 người để chia sẻ áp lực với các quốc gia ven Địa Trung Hải như Hy Lạp, Malta, Tây Ban Nha và đặc biệt là Ý.
Đề xuất xem xét mở chiến dịch quân sự để truy quét các băng nhóm chuyên tổ chức nhập cư lậu tuy rất được ủng hộ nhưng sẽ gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt về pháp lý. Ngoài ra, ngân sách dành cho chương trình Triton tuy được tăng gấp 3 nhưng cũng chỉ bằng mức Ý từng chi cho một chương trình cứu hộ được áp dụng trong những năm trước đây.
Trong khi đó, Địa Trung Hải đang trở thành "mồ chôn tập thể khổng lồ" sau một loạt vụ tai nạn tàu bè chở người nhập cư lậu từ châu Phi với cả ngàn người chết. Bọn tổ chức nhập cảnh trái phép đã khiến EU trở tay không kịp với thủ đoạn để mặc người nhập cư lênh đênh trên những con tàu mỏng manh và vì lý do nhân đạo, các nước EU ven biển không thể bỏ mặc họ.
Những kết quả nói trên cho thấy nhiều thành viên EU vẫn chưa chân thành chung tay chia sẻ gánh nặng này. Liên minh vẫn đang mò mẫm với những giải pháp cho phần ngọn, vẫn xơ cứng về tài chính và bất cập về pháp lý trong khi chuyện người nhập cư đang trở thành vấn đề chính trị xã hội ngày càng nan giải.
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Theo Thanhnien
Thái Lan kêu gọi Myanmar, Malaysia cùng giải quyết nạn buôn người Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha kêu gọi một cuộc gặp ba bên với Malaysia và Myanmar để tìm giải pháp đối phó nạn buôn người sau khi phát hiện mồ chôn tập thể khổng lồ ở miền nam Thái Lan, theo Reuters ngày 8.5. Mồ chôn tập thể được phát hiện tại tỉnh Songkhla, Thái Lan - Ảnh: Reuters Đầu tháng 5.2015,...