14 người tử vong do chó dại cắn, đã có 16 ổ dịch bạch hầu ở Tây Nguyên
Ngày 21-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai chiến dịch tiêm vaccine bạch hầu khu vực Tây Nguyên.
Bộ Y tế triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên
Thông tin tại hội nghị này cho thấy, 6 tháng qua, nhiều bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 song cũng có một số dịch bệnh nguy hiểm gia tăng cả về số mắc lẫn tử vong.
Đáng chú ý như: bệnh uốn ván sơ sinh tăng 2 ca, liệt mềm cấp có 9 ca so với 2 ca năm 2019, bệnh dại tăng cao với 14 ca mắc và cả 14 ca đều tử vong so với 5 ca mắc và 5 ca tử vong năm 2019. Hiện cơ quan chức năng ở các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện tiêm 5.645 lượt vaccine phòng bệnh dại và 677 lượt huyết thanh kháng dại.
Video đang HOT
Đăc biệt, bệnh bạch hầu vẫn đang diễn biến rất phức tạp với số mắc vọt so với năm 2019 và đã có 3 ca tử vong. Chỉ tính từ ngày 6-6 đến ngày 17-7-2020, ghi nhận 16 ổ dịch bạch hầu tại 4 tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Gia lai và Đắk Lắk với 114 ca dương tính, trong đó 67 ca có biểu hiện lâm sàng và 37 ca người lành mang trùng; trong khi cùng kỳ năm 2019 chỉ có 23 ca mắc.
Trong khi nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát thì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng ở khu vực Tây Nguyên vẫn chưa đạt tiến độ đề ra. Số liệu 5 tháng đầu năm 2020 cho thấy, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi (8 loại vaccine) toàn khu vực này mới là 35,2% …
Chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị UBND các tỉnh Tây Nguyên chú trọng chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh 6 tháng cuối năm 2020. trong đó, cần đẩy mạnh tiêm chủng mở rộng các cấp, rà soát và đưa chỉ tiêu tiêm chủng mở rộng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền đến tại cộng đồng.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Sở Y tế các tỉnh Tây Nguyên xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo đúng hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cũng như Quyết định 3054/QĐ-BYT ngày 15-7-2020 của Bộ Y tế; hướng dẫn chuyên môn cho các đơn vị, huyện, xã về phòng, chống dịch bệnh…
"50% ca bệnh bạch hầu không có triệu chứng"
Theo TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng
Tại hội nghị về công tác phòng chống dịch bạch hầu diễn ra ngày 9/7, phân tích sâu về 53 ca đầu tiên mắc bệnh, TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, có tới 25 ca không có biểu hiện triệu chứng (người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc).
"Việc có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc là rõ ràng" - ông Tấn nhận định.
Tiêm vaccine phòng bạch hầu cho trẻ em.
Trong số các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là người trên 7 tuổi (chiếm 85%), ghi nhận có người 50-60 tuổi cũng mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ có 3 trường hợp/53 người (5,6%).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, các tỉnh Tây Nguyên phải làm tốt công tác truyền thông để làm sao thay đổi được nhận thức, hành vi của người dân về phòng chống bệnh này; Làm tốt công tác kiểm soát ổ dịch; Tập huấn cho cán bộ y tế không chỉ kỹ năng chuyên môn mà cả về kĩ năng truyền thông và các địa phương cần quan tâm chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch.
"Trên thực tế có tình huống cán bộ y tế đã đến tận nhà vận động nhưng người dân vẫn không đi tiêm chủng, do đó trong công tác truyền thông cần đa dạng các hình thức, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng ngôn ngữ của đồng bào, tuyên truyền bằng cách cầm tay chỉ việc theo kiểu "đi từng ngõ, gõ từng nhà"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.
Được biết, trong tuần này và tuần sau sẽ triển khai xét nghiệm bạch hầu tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Viện Dịch tễ Tây Nguyên sẵn sàng cung ứng 500.000 liều vaccine cho Tây Nguyên trong 1 ngày nhưng khó khăn là người dân phần lớn ở vùng sâu vùng xa, chưa có ý thức tiêm phòng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, muốn ngăn chặn nhanh, giảm tử vong, cách phát hiện sớm, điều trị triệt để rất quan trọng. Theo đó, các địa phương cần thực hiện đúng phương châm phong chống dịch: phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhưng quan trọng nữa là phải điều trị sớm. Ngay khi phát hiện ra ca bệnh, ngay lập tức phải cho người trong địa bàn (thôn, xã) uống thuốc điều trị dự phòng, giúp ngăn ngừa được biến chứng, lây lan.
Cũng theo Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, việc phòng chống dịch bạch hầu muốn thành công, phải huy động cấp uỷ chính quyền, tất cả ban ngành đoàn thể, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương vào cuộc.
Về vấn đề điều trị, ngoài việc giao Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp thành lập 4 tổ công tác, cần thiết lập hệ thống khám chữa bệnh từ xa để hỗ trợ điều trị... Đồng thời Quyền Bộ trưởng giao Bệnh viện Bạch Mai phụ trách công tác mua sắm huyết thanh phục vụ công tác xét nghiệm dịch bệnh này...
Bộ Y tế sẽ hỗ trợ toàn bộ vaccine với khoảng 11 triệu liều; hỗ trợ một số danh mục vật tư tiêu hao; Cấp khẩu trang phòng chống dịch cho các địa phương có dịch ở Tây Nguyên (mỗi tỉnh khoảng 200.000 khẩu trang y tế)./.
"Phát sốt" tìm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu Trước tình hình bệnh bạch hầu vẫn diễn biến phức tạp, một bộ phận người dân đã đổ dồn đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, chuyên gia y tế cho rằng, không nên quá hoang mang, lo lắng để tránh tụ tập, không đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 và một số bệnh truyền nhiễm khác. Nở rộ nhu cầu phòng bệnh Trong một...