14 công dụng ‘vi diệu’ từ GIẤM trắng mà bất kì phụ nữ nào cũng phát nghiện khi biết
Giấm trắng không chỉ là gia vị để nấu ăn mà còn có vô vàn công dụng hữu ích trong việc dọn dẹp nhà cửa.Trong quá trình dọn dẹp nhà cửa, nếu gặp phải những vết bẩn cứng đầu mà không thể làm sạch bằng nước thường thì đừng quên sử dụng giấm. Bởi giấm trắng có tác dụng tẩy rửa một số vết bẩn và làm sáng màu đồ dùng lên rất nhanh đấy.
1. Dùng làm nước lau sàn nhà, phòng vệ sinh
Hòa tan 1/2 chén giấm trắng với 2 lít nước ấm sau đó đem lau sàn nhà, bồn tắm, bồn cầu, cửa ra vào… Dung dịch này sẽ thay nước tẩy rửa giúp mọi thứ sạch bong sáng bóng không ngờ, ngay cả những vết bẩn cứng đầu cũng phải chịu thua.
2. Thông tắc ống thoát nước
Giấm có tác dụng thông công và khử mùi hôi bốc lên từ đường ống thoát nước cực hiệu quả. Chỉ cần dùng 100gr bakingsoda đổ trực tiếp xuống đường ống thoát nước, sau đó đổ tiếp 200ml giấm ăn, sau đó đậy nắp thoát nước lại. Đợi khoảng 30 phút, đổ tiếp một ấm nước sôi thẳng vào đường ống là xong.
3. Làm sạch đồ gỗ
Sàn nhà, bàn ghế, đồ dùng bằng gỗ bị nấm mốc thì chỉ cần trộn 3 chén giấm với nước lau nhà hoặc nước cốt chanh/ tinh dầu thơm là có thể lau sạch và khử mùi. Còn để loại bỏ vết bẩn thì trộn giấm trắng với dầu ô liu, dùng vải sạch, thấm nhẹ hỗn hợp và lau lên vết bẩn.
4. Làm nước lau kính
Trộn giấm và nước theo tỷ lệ 1:1 rồi đổ vào bình xịt. Phun lên vết bẩn trên cửa kính và lấy khăn ẩm lau sạch đi. Cách này vừa nhẹ nhàng mà cửa kính lại nhanh chóng bóng loáng như mới.
5. Làm sạch lò vi sóng, tủ lạnh
Các vết bẩn cứng đầu do dầu và thực phẩm có thể rơi vãi bên trong lò vi sóng, tủ lạch… sẽ được làm sạch và khử mùi bằng giấm trắng. Cho 1/4 chén giấm hòa với 1 cốc nước. Sau đó đun sôi hỗn hợp khoảng 3 phút, rồi tắt bếp để yên 5 – 10 phút. Lấy khăn mềm thấm vào nước giấm đem lau lò vi sóng và tủ lạnh. Mọi vết bẩn sẽ biến mất hoàn toàn.
7. Làm sạch, sáng các đồ vật bằng da
Các vật dụng bằng da như áo khoác, giày dép hay ghế sofa… đều có thể làm sạch bằng cách xoa hỗn hợp giấm với dầu oliu và một chút tinh dầu thơm bất kì. Sau đó đánh bóng vật dụng bằng miếng vải mềm.
8. Làm sạch thảm
Video đang HOT
Để làm sạch thảm, trộn ngay giấm với chất tẩy rửa theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng bàn chải mềm nhúng vào dung dịch trên và chà sạch thảm. Cuối cùng đem thảm giặt lại bằng nước sạch và hong khô là xong.
9. Giặt quần áo
Để quần áo mềm mại và trắng sáng hơn, hãy thêm một chén giấm trắng vào nước giặt. Sau đó đem giặt và phơi quần áo như bình thường
10. Tẩy sáng kim loại, đồng, thau
Dùng 1 chén giấm và 1 muỗng cà-phê muối đem đánh kĩ các đồ vật làm bằng đồng, thau, kim loại trong 15 phút. Tiếp theo, rửa sạch lại với nước ấm và lau chùi bằng một miếng vải mềm, chờ đồ dùng khô là thấy ngay kết quả.
11. Khử các mùi hôi tủ lạnh
Với mùi khó chịu của tủ lạnh chỉ cần đặt một chén giấm cùng nước cốt chanh/tinh dầu thơm trong tủ 2-3 ngày, tất cả mùi hôi sẽ bay đi hết.
12. Làm trắng, sáng đồ thủy tinh
Đồ dùng thủy tinh nếu được rửa bằng nước thường sẽ không thể bóng sáng. Hãy ngâm đồ vật trong hỗn hợp giấm nước theo tỷ lệ 1:1 trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó, dùng vải hoặc bàn chải lau sạch lại với nước trắng là được.
13. Loại bỏ nấm mốc
Phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng bếp… là khu vực cực kỳ ẩm ướt với nhiều vi khuẩn và các vết nấm mốc rất khó chịu. Pha giấm với nước, đem xịt lên chỗ nấm mốc mà lau thật sạch bằng khăn mềm.
Làm sạch và khử trùng thớt chỉ cần 1 miếng vải mềm tẩm giấm. Còn với chén đĩa… thì trộn 1 chén giấm trắng với nước rửa bát để tăng hiệu quả tẩy rửa, sáng bóng hơn thường.
Theo WTT
Mưa tầm tã suốt ngày, cứ giặt phơi theo 10 mẹo này đảm bảo quần áo khô cực nhanh
Giặt quần áo vào sáng sớm, vắt quần áo kỹ trong máy giặt, phơi ở trong nhà với khoảng cách rộng,... là những lưu ý khi giặt giũ vào mùa mưa giúp quần áo nhanh khô hơn, không có mùi hôi.
Mùa mưa đến ở khắp các miền, thời tiết ẩm ướt kéo dài khiến quần áo lâu khô, khi khô rồi lại có mùi hôi, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nhiều người vì không biết cách làm quần áo khô nhanh hơn nên thậm chí không có đủ quần áo để mặc hay phải mặc đi mặc lại một bộ trong nhiều ngày.
Một số mẹo nhỏ giúp quần áo nhanh khô hơn dưới đây sẽ giúp cho gia đình bạn tha hồ đối phó với mùa mưa.
1. Nên giặt quần áo vào lúc sáng sớm
Dĩ nhiên là bạn có quyền rảnh lúc nào thì giặt lúc ấy. Nhưng nếu giặt vào buổi chiều muộn, quần áo sẽ không đủ thời gian để khô, trong khi bạn cần mặc chiếc áo đó vào sáng mai. Thế nên thời điểm được cho là phù hợp nhất, tạo điều kiện để quần áo khô trong ngày chính là vào lúc sáng sớm.
2. Ngâm quần áo bằng nước ấm
Vào những ngày thời tiết mưa ẩm, nếu sau khi giặt giũ xong, quần áo được ngâm trong chậu nước ấm khoảng 60 độ C rồi vắt ráo, đem đi phơi thì quần áo sẽ nhanh khô hơn. Lý do là nước nóng sẽ bốc hơi nhanh hơn so với nước lạnh trong ngày mưa gió.
3. Vắt quần áo thật khô trước trong máy giặt
Chiếc máy giặt nhà bạn có tính năng thực sự rất thuận tiện cho mùa mưa này. Vì thế hãy tận dụng thật tốt. Chế độ này giúp loại bỏ lượng nước còn lại trên quần áo. Nên thời gian phơi sẽ được rút ngắn lại rất nhiều.
4. Giũ kỹ và ủi trước khi phơi
Nghe có vẻ vô lý nhưng việc ủi sẽ giúp bay hơi một lượng nước đáng kể còn lưu lại trong quần áo sau khi giặt. Và sẽ còn khô nhanh hơn nếu bạn ủi cả hai mặt.
Không những vậy, ủi quần áo trước khi phơi giúp quần áo không bị nhăn nhó, đẹp hơn giúp loại bỏ những vi khuẩn còn lại trên quần áo. Nhờ vậy, quần áo thơm tho, sạch sẽ và mặc vào thoải mái hơn rất nhiều.
5. Phơi quần áo lên cao với khoảng cách rộng
Quần áo phơi không sát nhau và phơi trên cao sẽ thông thoáng và mát mẻ hơn nhiều, nhờ vậy mà hơi nước sẽ bốc đi nhanh hơn.
Bên cạnh đó, nên phơi ngược những chiếc quần bò, quần âu cho phần thắt lưng và miệng túi dày dặn quay xuống dưới.
6. Giặt trước những bộ quần áo cần thiết
Những bộ quần áo đi làm, đi học như áo đồng phục, sơ mi, quần âu,... hay những bộ trang phục cần thiết trong thời gian ngắn thì nên để vào một giỏ để ưu tiên giặt trước những bộ quần áo còn lại thì để giặt sau. Như vậy bạn sẽ không rơi vào tình thế bị động khi quần áo cần không kịp khô.
Những bộ quần áo bị ra màu hay có màu trắng cũng nên để riêng ra do độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trang phục.
7. Phơi quần áo trong nhà
Phơi quần áo trong nhà sẽ giúp bạn hạn chế được những tác động tiêu cực của thời tiết, mưa gió thất thường. Tuy nhiên, phơi trong nhà cũng cần phải lựa chọn chỗ phơi phù hợp.
Không nên phơi ở trong nhà tắm thì nơi này thường ẩm thấp, không có độ thông thoáng, nhiều vi khuẩn nên quần áo vừa lâu khô, vừa không sạch sẽ. Không nên phơi quần áo gần nhà bếp bởi quần áo sẽ dễ bị ám mùi khói, mùi thức ăn khó chịu.
Tốt nhất nên phơi ở những nơi thoáng mát như gần cửa sổ hay ở nơi cao ráo, rộng rãi. Cũng nên chú ý để mang quần áo ra ngoài phơi khi thời tiết khô ráo hoặc có nắng.
9. Cuộn quần áo trong khăn lông khô
Đây cũng là một bí quyết giúp làm rút bớt nước từ quần áo. Đó là sau khi vắt kỹ, bạn trải một tấm khăn lông khô ra, cho quần áo vừa vắt vào và cuộn lại rồi tiếp tục vắt. Quần áo sẽ nhanh khô hơn cả những gì bạn tưởng tượng.
10. Sấy khô bằng quạt gió
Nếu không có nắng thì gió cũng có thể làm quần áo khô khá nhanh. Vào mùa mưa, kết hợp với việc phơi quần áo trong nhà, hãy bật thêm một chiếc quạt gió hay máy sấy. Sau vài chục phút và quần áo đã khô hơn trông thấy.
Theo Minh Hạ (Khám phá)
Mách bạn những mẹo nhỏ làm sạch nhà vệ sinh không cần kì cọ mà vẫn sáng bóng hết mùi hôi Nhà vệ sinh dù chúng ta có hay cọ rửa thường xuyên thì vẫn có những mùi hôi nhất định rất khó hết. Hãy tham khảo những mẹo dưới đây để nhà vệ sinh nhà bạn luôn sáng bóng nhé. Nhà vệ sinh trải qua một quá trình sử dụng thường gây ra loại mùi hôi khó chịu, mặc dù bạn thường xuyên...