131 tàu cá mắc kẹt ngoài biển kêu cứu vì sắp cạn lương thực, nước uống
Do thời tiết xấu, 131 tàu cá huyện đảo Phú Quý cùng hơn 500 lao động đang mắc kẹt tại vùng biển khu vực Trường Sa trong điều kiện cạn dần lương thực, nước uống đang kêu cứu.
Ngày 28-2, tin từ UBND huyện đảo Phú Quý cho biết đang kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh trao đổi và kiến nghị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 chỉ đạo các lực lượng tại quần đảo Trường Sa có biện pháp hỗ trợ các tàu cá đang thiếu lương thực, thực phẩm, nước ngọt tại vùng biển này.
Trước đó, từ ngày 2-2 đến 12-2-2023, các tàu thuyền trên địa bàn huyện Phú Quý xuất bến đi hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ tại khu vực vùng biển Trường Sa. Các tàu cá này đều đã chuẩn bị nguồn lương thực, thực phẩm cho chuyến biển với khoảng thời gian đi hành nghề từ 17 đến 20 ngày.
Tuy nhiên thời gian qua, thời tiết vùng biển khu vực Trường Sa có gió mùa Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8, 9, sóng cao từ 3 đến 4,5m kéo dài, nên các phương tiện vào các âu tránh trú bão (Đảo Đá Lát/Trường sa). Các tàu này đang neo đậu, không những không thể khai thác hải sản, mà cũng không thể quay về Phú Quý. Hiện nay có 131 phương tiện với 524 lao động đã cạn kiệt nguồn lương thực, thực phẩm, nước ngọt dự trữ.
Tàu cá của ngư dân Bình Thuận trước khi ra khơi
Video đang HOT
Theo thông tin dự báo thời tiết, tại vùng biển từ Phú Quý đến quần đảo Trường Sa trong thời gian tới (khoảng hơn 1 tuần nữa) tiếp tục ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió cấp 8, 9, sóng biển cao 4-5m. Vì vậy các phương tiện phải tiếp tục neo đậu để tránh trú gió tại đảo Đá Lát mà không thể quay về Phú Quý, lượng lương thực, thực phẩm dự trữ trên các phương tiện sắp cạn kiệt. Tàu thuyền tại Phú Quý cũng không thể ra đảo Đá Lát để cung cấp lương thực, thực phẩm. Vì vậy, số phương tiện hiện nay đang neo đậu tránh trú gió tại đảo Đá Lát sẽ thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của ngư dân.
Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Phú Yên không có tàu cá vi phạm nhờ tuyên truyền tốt
Năm 2022, tỉnh Phú Yên tiếp tục ghi nhận không có trường hợp tàu cá nào khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài.
Kết quả này là nhờ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong ngư dân.
Nghề khai thác thủy sản góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của ngư dân và diện mạo các làng, xã ven biển. Ảnh tư liệu: Phạm Cường/TTXVN
Chú trọng tuyên truyền
Nhằm góp phần chung cho cả nước gỡ bỏ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), ngành chức năng tỉnh Phú Yên chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong ngư dân, nhất là các thuyền trưởng về việc khai thác thủy sản đúng vùng biển quy định, không xâm phạm sang vùng biển nước ngoài.
Là người thường xuyên khai thác thủy sản ở ngoài khơi, ngư dân Trần Tạo, Thuyền trưởng tàu cá PY-96201TS (thành phố Tuy Hòa) chia sẻ, không chỉ riêng tàu cá của anh mà nhiều tàu cá khác nhận thức rất rõ trong việc khai thác thủy sản trên biển không vi phạm vùng biển nước ngoài. Vì khi vi phạm, tàu thuyền của mình không những bị phạt tiền mà việc xuất bán cá tôm cũng gặp khó khăn do không truy xuất được nguồn gốc. Ngoài ra, nếu tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khắc phục "thẻ vàng" của châu Âu, ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Hiện nay, toàn tỉnh Phú Yên có 119 tổ đội sản xuất trên biển với 926 tàu cá/7.942 thuyền viên. Ngoài việc hỗ trợ nhau trong hoạt động khai thác thủy sản, các tổ đội cũng thực hiện tốt việc tuyên truyền ngư dân khai thác đúng phạm vi quy định.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Phường 6 (thành phố Tuy Hòa) cho biết, các tổ đội tàu thuyền của Nghiệp đoàn có khoảng 120 tàu cá với trên 700 ngư dân là thành viên. Từ năm 2018 đến nay, các thành viên trong tổ đội tàu thuyền thường xuyên được tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định về khai thác thủy sản trên biển, chống khai thác vùng biển nước ngoài. Ngư dân khi khai thác thủy sản trên biển thường xuyên nhắc nhở nhau không xâm phạm vùng biển nước ngoài, đồng thời tham gia bảo vệ ngư trường nước ta. Nhờ vậy, không có trường hợp nào vi phạm. Ngư dân cũng thực hiện đảm bảo các quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản, ghi chép nhật ký khai thác, đăng ký tàu cá theo quy định.
Tại tỉnh Phú Yên, việc tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho ngư dân được thực hiện đồng bộ từ các sở, ban, ngành đến địa phương ven biển và các tổ chức xã hội như: nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội sản xuất trên biển... Hình thức tuyên truyền thông qua báo, đài; trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo có nội dung về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc lồng ghép với các nội dung khác. Đối tượng được tuyên truyền không chỉ là ngư dân trực tiếp khai thác trên biển mà còn có gia đình ngư dân, học sinh, người dân, doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền tập trung để các đối tượng này biết rõ những tác hại rất lớn của việc khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
Xử nghiêm vi phạm
Phú Yên có 119 tổ đội sản xuất trên biển với 926 tàu cá/7.942 thuyền viên. Ảnh tư liệu: Phạm Cường/TTXVN
Tỉnh Phú Yên đến nay đã 97% tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Số tàu còn lại chưa thực hiện việc lắp đặt chủ yếu là do không còn khai thác trên thực tế và đang chờ làm thủ tục xóa đăng ký.
Trong thời gian tới, tỉnh Phú Yên sẽ thực hiện xóa đăng ký gần 2.200 tàu cá không còn hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Đây là những tàu cá không còn hoạt do chìm đắm, hư hỏng, ngư dân bán ra ngoài tỉnh hoặc chuyển sang hoạt động phục vụ nuôi trồng thủy sản thay vì khai thác thủy. Số tàu cá còn lại hoạt động vùng lộng, vùng khơi và vùng ven bờ, địa phương sẽ thực hiện việc rà soát, đảm bảo đăng ký hoạt động đúng quy định.
Ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Phú Yên không có tàu cá nào khai thác trên biển vi phạm vùng biển nước ngoài. Cơ quan chức năng của tỉnh đã rất cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Các lỗi vi phạm chủ yếu là trễ hạn đăng kiểm, không duy trì tín hiệu khi khai thác trên biển, tự ý tháo thiết bị giám sát hành trình. Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 tàu cá vi phạm, mức xử phạt từ 20-30 triệu đồng, tổng cộng 194,5 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); trong đó, tỉnh tiến hành rà soát, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tất cả các tàu cá chưa lắp đặt theo quy định. Các địa phương và tổ chức xã hội trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật đến ngư dân.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm và kiến nghị Chính phủ nâng mức xử phạt để tăng tính răn đe. Ban quản lý các cảng cá và cơ quan liên quan kiểm soát tốt số tàu tàu cá xuất - nhập cảng. Đối với tàu cá thiếu điều kiện theo quy định thì kiên quyết không cho xuất cảng đi khai thác.
Cùng với việc không để tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác thủy sản, tỉnh Phú Yên đang nỗ lực tuyên truyền, giúp đỡ để ngư dân hướng tới ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử. Điều này nhằm minh bạch thông tin và thúc đẩy việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giữ lao động biển để duy trì vươn khơi đánh bắt Trước mắt, để giải quyết bài toán thiếu lao động biển, ngành thủy sản cần sớm có giải pháp tham mưu UBND tỉnh có chính sách tạo điều kiện tiếp nhận lao động dịch chuyển từ nơi khác đến. Song song đó, để bảo đảm hoạt động, các chủ tàu phải có giải pháp mang tính căng cơ lâu dài để luôn duy...