130 triệu USD cho kế hoạch Asiad 2019 của Việt Nam
Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang tiết lộ kế hoạch xin đăng cai tổ chức Asiad 18.
Ông Hoàng Vĩnh Giang tự tin vào kế hoạch tổ chức Asiad của Việt Nam. Ảnh: TTVH.
Kinh phí luôn là vấn đề nan giải nhất với các nước đứng ra đăng cai. Với Việt Nam, điều này càng được nhìn thấy rất rõ bởi chúng ta vẫn chỉ là một nước nghèo của khu vực và châu lục, nhưng ông Giang lại cho rằng tất cả đều có cách giải quyết.
“Việc Chính phủ đồng ý cho phép Việt Nam xin đăng cai thì cũng đã có những tính toán cụ thể. Và nếu Việt Nam được đăng cai thì đó chỉ là một trong những công việc đầu tiên phải giải quyết. Theo tính toán của tôi, chúng ta sẽ chỉ phải bỏ ra kinh phí không quá 130 triệu USD”, ông Giang cho biết.
Giải thích về con số khiêm tốn này, ông Giang cho biết: “Kinh phí ít là do chúng ta không phải xây dựng nhiều địa điểm thi đấu. Ngoài Hà Nội sẽ diễn ra các môn thi đấu chính, tổ chức lễ khai mạc và bế mạc, các tỉnh khác như Quảng Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hải Phòng cũng sẽ được tham gia tổ chức các môn thi đấu. Các tỉnh này hiện đều đã có nhà thi đấu được đầu tư trang thiết bị hiện đại từ SEA Games 22″.
Video đang HOT
Trong quy hoạch được Chính phủ chỉ đạo Hà Nội, sẽ dành riêng 200 ha tại khu vực Cổ Loa được gọi là khu thể thao Asian Games và Olympic Hà Nội. Ngoài ra, sẽ có khoảng 50 ha xây dựng làng VĐV ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Cộng với 247 ha ở Mỹ Đình và tất cả cơ sở vật chất từ SEA Games 22, AIG 3, ông Giang khẳng định Việt Nam tự tin sẽ tổ chức được Asian Games 18.
Hội đồng Olympic châu Á (OCA) sẽ quyết định trao quyền cho quốc gia đăng cai Đại hội vào tháng 11 tới. Từ nay đến đó, Việt Nam sẽ tiến hành các bước chuẩn bị cũng như vận động hành lang. Tin vui với Việt Nam khi đối thủ lớn là Malaysia bất ngờ xin rút do chi phí tổ chức quá lớn. Trước đó, Hong Kong (Trung Quốc) và Ấn Độ cũng xin rút lui vì những lý do khác nhau. Đến nay, OCA xác nhận chỉ có 4 ứng viên gửi hồ sơ xin đăng cai Á vận hội lần thứ 18 là Đài Loan, Việt Nam, Indonesia và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Hệ thống cơ sở hạ tầng thể thao của Việt Nam đủ để tổ chức Asiad. Ảnh: ĐH.
Theo kế hoạch, ngày mai ông Giang sẽ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch kế hoạch xin đăng cai Asiad của Việt Nam trước khi trình tiếp lên Chính phủ phê duyệt. Với những kế hoạch rất chi tiết cùng kinh phí tổ chức thấp, ông Giang tin tưởng Chính phủ sẽ tạo điều kiện hết sức để Việt Nam bước vào cuộc chạy đua nước rút với các đối thủ trong thời gian tới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kỷ niệm 84 năm sự kiện Đồng Nọc Nạn
Hôm qua 16/2, BTC lễ hội huyện Giá Rai long trọng kỷ niệm 84 năm sự kiện Đồng Nọc Nạn. Di tích lịch sử quốc gia đồng Nọc Nạn có cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức với bọn Tây cướp lúa - sự kiện lịch sử xảy ra ngày 16/2/1928.
Mồng 6 Tết hàng năm, người dân huyện Giá Rai đều tổ chức Lễ hội đồng Nọc Nạn (còn gọi Nọc Nạng theo cách gọi của địa phương) tại Di tích lịch sử quốc gia đồng Nọc Nạn ở ở ấp 4, xã Phong Thạnh B (Giá Rai, Bạc Liêu). Khu di tích gồm khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức với bọn Tây cướp lúa.
Kể rằng: Xưa kia vùng đất này còn hoang vu chủ yếu là bùn lầy, rừng tràm, lau sậy, cỏ dại và nhiều thú dữ, rắn độc. Hồi đó, những người dân đến đây khai khẩn phải chặt cây làm nọc đóng xuống bùn rồi gác nạng lên để làm nhà tránh thú dữ và rắn độc. Cái tên Nọc Nạn sinh ra từ đó, đó cũng là tên gọi một con rạch và một cánh đồng.
Theo hồ sơ, trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Nguyễn Thành Luông. Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn khẩn 20 ha đất, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, Hương chánh Luông tiếp tục làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán cho toàn bộ diện tích 73 ha và cũng được chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, có cả tờ bản đồ phần đất.
Khi Hương chánh Luông qua đời, con trai ông là Nguyễn Văn Toại (còn gọi là Biện Toại) thừa kế phần đất. Năm 1917, một Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu tên là Mã Ngân, người dân địa phương thường gọi là Bang Tắc, có ý đồ chiếm đoạt đất nhà Biện Toại. Là người mưu mô, Bang Tắc biết rõ đất của nhà Biện Toại mới có bằng khoán tạm, nên y đã mua đất của bà Nguyễn Thị Dương, giáp ranh đất nhà Biện Toại, nhưng trong hợp đồng lại ghi ranh giới bao trùm luôn đất anh em Biện Toại.
Vụ tranh chấp đất giữa hai bên là Bang Tắc và gia đình Biện Toại nổ ra. Qua nhiều lần xét xử, gia đình Biện Toại luôn thua bởi Bang Tắc chi nhiều tiền lót tay cho nhà chức trách. Cuối cùng đất về tay Bang Tắc. Ngay sau đó Bang Tắc bán khu đất 50 ha cho người nhà quan phủ. Từ đó người chủ mới bắt anh em anh em Biện Toại phải nộp địa tô ngay trên mảnh đất gia tộc của chính họ.
Ngày 13 và 14/2/1928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa. Quyết bảo vệ mảnh đất máu thịt, tối 14/2, anh em nhà Biện Toại làm lễ lạy ông bà tổ tiên, chích máu thề không sợ chết. Sáng 16/2/1928, khi quan lính đến tịch thu lúa, anh em Biện Toại dùng dao mác gậy gộc xông ra quyết chiến. Hậu quả, bốn người em của Biện Toại là Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ Mười Chức đang mang thai) bị bắn tử thương. Một lính Pháp bị Mười Chức đâm thủng bụng.
Ngày 17/8/1928, Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án đồng Nọc Nạn. Hai luật sư người Pháp bào chữa miễn phí cho gia đình Biện Toại. Công tố viên người Pháp cũng cho rằng tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: họ bị những kẻ không có trái tim đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Công tố viên đề nghị tòa tha bổng những người trong gia đình Biện Toại. Luật sư người Pháp cũng hết lời ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại, đấu tranh với thiên nhiên, với cường hào, với cả các thủ tục pháp lý để xây dựng mảnh đất quê hương.
Để ghi lại sự kiện này, UBND tỉnh Bạc Liêu đã cho xây dựng khu di tích đồng Nọc Nạn ngay tại nơi xảy ra vụ việc năm xưa. Di tích là chứng tích lịch sử thể hiện công cuộc đấu tranh của nông dân Bạc Liêu nói riêng, nông dân Nam bộ nói chung chống lại những tên địa chủ, thực dân cướp đoạt ruộng đất của nhân dân.
Di tích đồng Nọc Nạn được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1991.
Theo Dân Trí
FBI điều tra vụ đăng cai World Cup 2018 Cục điều tra liên bang Mĩ đã bất ngờ mở cuộc điều tra về cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup 2018. Tin từ Mirror cho hay, Cục điều tra liên bang Mĩ FBI đã chính thức mở một cuộc điều tra về việc nước Nga giành quyền đăng cai World Cup 2018 sau khi đánh bại cả hai quốc gia Anh...