13 tác dụng của đu đủ nhất định bạn phải biết
Trong vô vàn các loại trái cây khác nhau, đu đủ là một trong những loại quả được dùng phổ biến.
Nhờ tác dụng của đu đủ thể hiện qua thành phần dinh dưỡng chúng ta có thêm dưỡng chất cho cơ thể. Ít năng lượng và giàu vitamin C, PP từ loại quả này giúp nó là lựa chọn cho các bữa ăn từ bữa tráng miệng cho tới các món.
Thành phần của đu đủ trong 100g:
- Năng lượng: 35 kcal
- Đạm: 1000 mg
- Tinh bột: 7.7 g
- Tro; 600 mg
- Canxi: 40 mg
- Kali: 0 mg
- Sắt: 2.6 mg
- Nước: 90 g
- Chất béo: 0 mg
- Chất xơ: 600 mg
- Cholesterol: 0
- Phốt pho: 32 mg
- Natri: 0 mg
- Carotin: 21 mcg
- Tỉ lệ thải bỏ: 12 g
- Vitamin C: 54 mg
- Vitamin PP: 400 mg
- Vitamin A: 0 mg
- Vitamin B1: 0 mg
- Vitamin B2: 0 mg
Hệ thống thành phần dinh dưỡng có trong đu đủ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Làm thế nào để tận dụng tốt và biết cách hấp thụ tối đa tác dụng từ trái đu đủ. Thống kê những mặt tích cực của loại quả này dưới đây góp phần cho bạn có thêm nhận thức.
13 tác dụng của đu đủ với sức khỏe
1. Phòng chống thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt. Zeaxanthin, một chất chống oxy hóa có trong đu đủ, giúp lọc các tia sáng màu xanh có hại. Nó có vai trò bảo vệ sức khỏe của mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Đu đủ được chứng minh là làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nó cũng cản trở sự tiến triển của các bệnh liên quan về nhãn khoa, giảm triệu chứng mỏi, mờ mắt.
2. Phòng chống hen suyễn
Vitamin A, beta carotene có trong quả đu đủ giúp ngăn ngừa và giảm viêm trong phổi. Tác dụng của đu đủ có lợi cho những người hút thuốc vì uống nhiều nước ép đu đủ giúp làm dịu chứng viêm và giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.
3. Ngăn ngừa ung thư
Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa và phytonutrients có tác dụng chống lại các gốc tự do và có hiệu quả chống lại ung thư vú, tuyến tụy hay các bệnh ung thư khác. Một chiết xuất lá khô của cây đu đủ tạo ra tác dụng chống ung thư chống lại các tế bào khối u. Hạt đu đủ rất giàu flavonoid có tác dụng hóa trị liệu có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
4. Tăng cường sức khỏe của xương
Đu đủ đã được biết đến là có hiệu quả chống viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Một trong những enzyme được tìm thấy trong đu đủ là chymopapain có tác dụng đáng kể trong việc tăng mật độ xương và sức mạnh nâng đỡ. Tận dụng nguồn vitamin K đầy đủ từ đủ đủ rất quan trọng đối với sức khỏe, vì nó giúp cải thiện sự hấp thụ canxi và làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu. Tỷ lệ canxi trong cơ thể lớn hơn góp phần tạo sức mạnh của xương và tái cấu trúc.
Video đang HOT
5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đu đủ giúp duy trì lượng đường trong máu và cholesterol vì có hàm lượng chất xơ cao. Điều này có thể làm giảm tốc độ phát triển của bệnh tiểu đường loại II khi tuyến tụy mất hoàn toàn khả năng sản xuất và tiết ra insulin. Ăn nhiều đu đủ giàu enzyme papain giúp bảo vệ bệnh nhân tiểu đường khỏi các gốc tự do có hại. Ngoài ra, loại quả này cí chứa vitamin A và C, canxi, magie, sắt… giúp bạn phòng ngừa biến chứng tiểu đường gây ra.
6. Bảo vệ đường tiêu hóa
Tác dụng của đu đủ là cung cấp một nguồn chất xơ phong phú, rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Đu đủ cũng chứa một siêu enzyme tiêu hóa protein gọi là papain giúp giảm bớt nhiều bệnh về dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Nó cải thiện tiêu hóa bằng cách phá vỡ protein, làm sạch đường tiêu hóa đảm bảo giảm chuyển đổi protein thành chất béo trong cơ thể. Lợi ích của đu đủ còn được biết đến là điều trị tất cả các loại bệnh dạ dày, bao gồm khó tiêu, ợ nóng, trào ngược axit và loét dạ dày.
7. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hạt đu đủ có lợi cho hoạt động của tim. Có 3 loại vitamin chống oxy hóa mạnh mẽ là vitamin A, vitamin C và vitamin E. Đu đủ giúp cản phá các bệnh về tim và ngăn ngừa các vấn đề như xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường. Sự hiện diện của phytonutrients pro – carotene trong đu đủ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol trong cơ thể khi không có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Trong khi đó Vitamin E và vitamin C giúp ngăn ngừa quá nhiều cholesterol bám giữ thành mạch, từ đó giữ cho trái tim khỏe mạnh.
8. Chăm sóc da
Riêng về chăm sóc sắc đẹp, đu đủ giúp phục hồi tuyệt vời, đó là lý do tại sao chúng được sử dụng để cải thiện sức khỏe của da. Papain, enzyme có trong đu đủ loại bỏ các tế bào chết và thanh lọc da. Các đặc tính có lợi và các enzyme chữa bệnh khác có trong đu đủ giúp điều trị da cháy nắng và bị kích thích.
Đu đủ cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn về da như eczema, bệnh vẩy nến,… Mủ (nhựa) từ đu đủ được sử dụng để điều trị da bị mụn trứng cá.
Trong khi đó phần thịt của loại quả này được sử dụng làm mặt nạ trị mụn trứng cá.
9. Điều hòa kinh nguyệt
Công dụng của đu đủ giúp phụ nữ giảm đau trong kỳ kinh nguyệt
Enzyme papain giúp điều hòa và làm giảm lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt, do đó ngăn ngừa chuột rút và không gây đau. Đu đủ cũng kích thích sản xuất estrogen điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nước ép đu đủ có thể giúp ích cho phụ nữ có chu kỳ không đều. Sử dụng đu đủ xanh cũng mang lại chức năng tương tự.
10. Giúp giảm căng thẳng
Loại trái cây có vị ngọt này chứa các enzyme hoạt động như vitamin C với số lượng lớn và giúp khôi phục mức năng lượng của chúng ta. Đu đủ có chứa chất chất giảm căng thẳng tuyệt vời cũng như hàm lượng vitamin A, C dồi dào….
11. Kích hoạt hoocmon tăng trưởng
Đu đủ khô cung cấp dinh dưỡng cho hệ thống nội tiết và thúc đẩy sản xuất arginine trong cơ thể. Arginine là một loại axit amin thiết yếu được biết là kích hoạt các hormone tăng trưởng của con người (HGH). Những hormone này có trong đu đủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại xương, cơ, da và tế bào gan, thúc đẩy trẻ hóa tế bào.
12. Tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa
Đối với bà mẹ mang thai và cho con bú, đu đủ sống chứa galactagogue giúp cải thiện sản xuất sữa mẹ, tăng tiết sữa để nuôi con. Phụ nữ đang nuôi con nên dùng đu đủ thường xuyên hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
13. Nuôi dưỡng tóc, hạn chế gàu
Ngoài lợi ích sức khỏe, đu đủ cũng có thể được sử dụng để cải thiện tóc. Nó kích thích mọc tóc, kiểm soát gàu và cũng hoạt động như một chất dưỡng tóc tốt. Các vitamin A, C là nguồn dinh dưỡng nuôi tóc bạn xanh hơn, trẻ lâu hơn.
Lợi ích đu đủ mang lại cho sức khỏe con người cực kỳ đa dạng
Món ngon từ đu đủ khiến ai cũng mê
Với nhiều cách chế biến khác nhau, đu đủ còn là một trong những nguyên liệu tạo nên món ăn được nhiều người yêu thích và mang lại cho sức khỏe nhiều giá trị.
Đu đủ xanh hầm xương
Một món cực kỳ dễ chế biến, thích hợp với nhiều người và giúp làm tăng hấp dẫn cho mỗi bữa ăn. Bạn cần chuẩn bị quả đu đủ xanh, 500 g xương heo. Thưc hiện dễ dàng với các thao tác: xương heo rửa sạch cho vào nồi hầm với 1 lít nước, sôi thì vớt hết bọt cho nước canh trong. Bạn tiến hành cho vào nồi xương 2 củ hành tím cắt mỏng, 1 muỗng cà phê muối hầm xương khoảng 15-20 phút thì cho đu đủ vào hầm, nêm thêm nước mắm, bột ngọt, tiêu. Đu đủ mềm nêm cho vừa ăn.
Cháo đu đủ xanh
Món ăn dân dã nhưng cực kỳ bổ dưỡng khi kết hợp gạo lứt, thịt lợn nạc cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu. Bạn cần có quả đu đủ xan, 200 g gạo lứt, 150 g thịt lợn. Gạo lứt vo sạch rồi ngâm nước 10 phút. Thịt băm ướp với chút gia vị rồi cho vào nồi. Đu đủ làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Cho gạo và đu đủ vào nồi thịt, tiến hành ninh 20 phút là có thể dùng.
Mứt đu đủ
Những ngày Tết đến, mứt không thể thiếu trong đời sống ẩm thực. Hãy mang đến cho gia đình hương vị lạ của món mứt đu đủ nhé. Bạn cần chuẩn bị 1 kg đu đủ xanh đã nạo, 700 g đường trắng và chút vani, muối, phèn chua. Đu đủ nạo vỏ nhớ nạo hết phần vỏ xanh, ngâm trong phèn chua khoảng 30 phút, sau đó luộc khoảng 5 phút (cho chút muối). Khi luộc xong cho ngay đu đủ vào chậu nước đá rồi tẩm ướp đường 3,4 tiếng.
Một số tác hại khi sử dụng đu đủ nên tránh
Bên cạnh nhiều lợi ích cho con người như trên, đu đủ cũng có những mặt tiêu cực với những trường hợp nhất định.
- Ảnh hưởng nhất định đến phụ nữ có thai. Bên cạnh hiệu quả tốt, tác dụng của đu đủ cũng ảnh hưởng đến phụ nữ đang mang thai. Cụ thể đây được coi là một loại trái cây nóng. Mủ nồng độ cao trong đu đủ sống và gần chín gây co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai nếu sử dụng.
- Kích ứng đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều đu đủ có thể dẫn đến kích ứng đường tiêu hóa. Nó có thể gây ra tác dụng hoạt động quá mức trong ruột. Đu đủ chưa chín có thể gây đau ruột hoặc dạ dày, và có khi có thể gây thủng thực quản.
- Nguy cơ gây sỏi thận: Nếu như bạn dùng quá độ đu đủ sẽ dẫn đến nguy cơ mắc sỏi thận bởi hàm lượng vitamin C lớn lên đến 300%.
- Dễ gây dị ứng: Với những người quá mẫn cảm, sử dụng đu đủ, nhất là dính phần nhựa trắng (mủ) có thể gây phát ban, sưng miệng, ngứa khắp người, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng…
- Kích động khu thần kinh: Hạt màu đen của đu đủ có chứa một loại enzyme – một chất có khả năng gây độc. Enzyme này có thể gây ra các trung tâm thần kinh tê liệt, có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm. Trong một số trường hợp nhất định, việc thu hẹp các mạch máu do chất carpine.
Cách chọn lựa, bảo quản đu đủ phù hợp nhất
- Bạn hãy chọn đu đủ có vỏ màu đỏ cam và hơi mềm khi lấy tay chạm vào. Không nên mua đu đủ xanh hoặc quá cứng, trừ khi bạn định nấu món nào đó cần quả xanh như salad, kho…
- Một vài đốm đen trên bề mặt vỏ đu đủ sẽ không ảnh hưởng đến hương vị và tác dụng của đu đủ. Điều cần tránh là những vết thâm tím hoặc mềm nhũn đến rữa ra. Đu đủ có nhiều ở mùa hè và mùa thu cho bạn chọn lựa.
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, làm lạnh bằng cách cắt đu đủ làm đôi và loại bỏ hạt và vỏ, thái đu đủ thành các hình dạng sao theo những khối vuông hoặc thái dọc theo chiều dài của trái, đặt trong những túi đông lạnh sẽ giữ được vị ngon.
Một loại trái cây như đu đủ mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Đu đủ có thể tạo ra được nhiều món ăn khác nhau, thích hợp với khẩu vị nhiều người. Hãy sử dụng thường xuyên nếu bạn không có vấn đề hay tình trạng sức khỏe đặc biệt bạn nhé!
Theo Eva
8 lý do bạn nên ăn đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm, chống lại bệnh tật và giúp bạn trông trẻ trung. Dưới đây là 8 lợi ích sức khỏe của quả đu đủ.
Ngon và giàu dinh dưỡng
Đu đủ là quả của cây đu đủ, tên khoa học là Carica papaya.
Cây đu đủ có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mexico nhưng hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Đu đủ có chứa một loại enzyme gọi là papain, có thể phá vỡ chuỗi protein cứng có trong thịt nạc. Bởi vậy từ hàng ngàn năm trước con người đã sử dụng đu đủ để làm mềm thịt.
Đu đủ chín có thể ăn sống. Tuy nhiên, đu đủ chưa chín nên được nấu chín trước khi ăn - đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, vì quả chưa chín có nhiều nhựa, có thể kích thích các cơn co tử cung.
Đu đủ có hình dạng tương tự như quả lê và có thể dài tới hơn 50 cm. Vỏ quả có màu xanh khi chưa chín và màu cam khi chín, trong khi thịt có màu vàng, cam hoặc đỏ.
Một quả đu đủ nhỏ (152g) chứa:
Calo: 59Carbohydrate: 15gChất xơ: 3gProtein: 1gVitamin C: 157% RDI (khẩu phần khuyến nghị hàng ngày)Vitamin A: 33% RDIFolate (vitamin B9): 14% RDIKali: 11% RDILượng vết của canxi, magiê và vitamin B1, B3, B5, E và K.
Đu đủ cũng chứa chất chống oxy hóa lành mạnh được gọi là các carotenoid - đặc biệt là lycopene.
Hơn thế nữa, cơ thể hấp thu các chất chống oxy hóa có lợi này từ đu đủ tốt hơn từ các loại trái cây và rau quả khác.
Tác dụng chống oxy hóa mạnh
Gốc tự do là những phân tử phản ứng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chúng có thể thúc đẩy stress oxy hóa, có thể dẫn đến bệnh.
Chất chống oxy hóa, bao gồm các carotenoids có trong đu đủ, có thể vô hiệu hóa các gốc tự do.
Các nghiên cứu nhận xét rằng đu đủ lên men có thể làm giảm stress oxy hóa ở người lớn tuổi và những người bị tiền tiểu đường, suy giáp nhẹ và bệnh gan.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng thừa gốc tự do trong não là một yếu tố quan trọng trong bệnh Alzheimer.
Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh Alzheimer được dùng chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% trong dấu ấn sinh học của tổn thương oxy hóa ADN - và cũng liên quan đến lão hóa và ung thư.
Giảm stress oxy hóa được cho là nhờ hàm lượng lycopene của đu đủ và khả năng loại bỏ sắt thừa, được biết là tạo ra các gốc tự do.
Có đặc tính chống ung thư
Nghiên cứu gợi ý rằng lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nó cũng có thể có lợi cho những người đang điều trị ung thư.
Đu đủ có thể tác dụng bằng cách giảm các gốc tự do góp phần gây ung thư. Ngoài ra, loại trái cây này cũng có một số hiệu ứng độc đáo không có ở các loại trái cây khác.
Trong số 14 loại trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa, chỉ có đu đủ được chứng minh hoạt động chống ung thư trên các tế bào ung thư vú.
Trong một nghiên cứu nhỏ ở người lớn tuổi bị viêm và bệnh dạ dày tiền ung thư, một chế phẩm đu đủ lên men làm giảm tổn thương oxy hóa. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trước khi có thể đưa ra khuyến nghị.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Thêm nhiều đu đủ vào chế độ ăn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các nghiên cứu cho thấy trái cây chứa nhiều lycopene và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Các chất chống oxy hóa trong đu đủ có thể bảo vệ tim và tăng cường tác dụng bảo vệ của cholesterol tốt HDL.
Trong một nghiên cứu, những người dùng chế phẩm bổ sung đu đủ lên men trong 14 tuần ít bị viêm hơn và có tỷ số LDL "xấu"/HDL "tốt" tốt hơn so với những người dùng giả dược. Tỷ số này được cải thiện có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chống viêm
Viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh, và thực phẩm không lành mạnh và lựa chọn lối sống có thể chi phối quá trình viêm.
Các nghiên cứu cho thấy các loại trái cây và rau giàu chất chống oxy hóa như đu đủ giúp giảm các chỉ dấu viêm.
Ví dụ, một nghiên cứu nhận xét rằng những nam giới tăng lượng trái cây và rau có hàm lượng carotenoids cao đã giảm đáng kể CRP, một chỉ dấu đặc hiệu của viêm.
Cải thiện tiêu hóa
Enzym papain trong đu đủ khiến protein dễ tiêu hóa hơn. Người dân ở nhiều vùng nhiệt đới coi đu đủ là một phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Trong một nghiên cứu, những người dùng công thức dựa trên đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện đáng kể tình trạng táo bón và đầy hơi. Hạt, lá và rễ đu đủ cũng đã được chứng minh là điều trị loét ở động vật và người.
Bảo vệ chống lại tổn thương da
Ngoài việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, đu đủ còn giúp làn da trông săn chắc và trẻ trung hơn.
Hoạt động gốc tự do quá mức được cho là nguyên nhân của phần lớn nếp nhăn, chảy xệ và tổn thương da khác xảy ra theo tuổi tác. Vitamin C và lycopene trong đu đủ bảo vệ làn da và có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa này.
Trong một nghiên cứu, bổ sung lycopene trong 10 - 12 tuần làm giảm đỏ da sau khi phơi nắng, là dấu hiệu của tổn thương da.
Trong một nghiên cứu khác, phụ nữ lớn tuổi uống hỗn hợp lycopene, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong 14 tuần đã giảm nhìn thấy và đo được độ sâu của nếp nhăn trên khuôn mặt.
Ngon và đa dụng
Đu đủ có hương vị độc đáo được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, độ chín mới là mấu chốt.
Một quả đu đủ chưa chín hoặc chín quá có thể có vị rất khác so với một quả chín tốt.
Khi chín tối ưu, đu đủ sẽ có màu vàng đến đỏ cam, mặc dù một vài đốm xanh vẫn được. Giống như quả bơ, vỏ quả phải hơi mềm nhẹ.
Hương vị của đu đủ ngon nhất khi lạnh, vì vậy tốt nhất là giữ nó trong tủ lạnh bất cứ khi nào có thể.
Sau khi rửa sạch, bạn có thể bổ đu đủ làm đôi theo chiều dọc, nạo hạt ra và dùng thìa múc ăn.
Đu đủ cũng có thể được kết hợp với các loại thực phẩm khác bổ sung cho hương vị của nó.
Tóm lại
Đu đủ rất giàu chất dinh dưỡng quý giá và có hương vị thơm ngon. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ của quả đu đủ như lycopene có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh - đặc biệt là những bệnh có xu hướng đi cùng với tuổi tác, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư.
Nó cũng có thể bảo vệ chống lại các dấu hiệu lão hóa rõ rệt, giúp làn da của bạn luôn mịn màng và trẻ trung.
Hãy thử thêm loại trái cây lành mạnh và ngon miệng này vào chế độ ăn của bạn ngay hôm nay.
Cẩm Tú
Theo Healthline
5 lưu ý bạn nên nhớ khi ăn đu đủ Đu đủ được coi là một loại quả khá giàu dưỡng chất. Tuy nhiên khi ăn đu đủ, bạn cần phải chú ý những lưu ý sau để an toàn nhất với sức khỏe. Không nên ăn đu đủ chín hàng ngày Cho dù có yêu thích thực phẩm này đến đâu, bạn cũng tuyệt đối không được ăn loại quả này hàng...