1/3 sinh viên mới tốt nghiệp ở Thượng Hải không có việc làm, tỷ lệ người trẻ Trung Quốc thất nghiệp vẫn chưa thể ‘hạ nhiệt’
Tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đang ngày càng trầm trọng tại Trung Quốc, bắt nguồn từ sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, khi đơn hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng giảm; nhu cầu tiêu dùng suy yếu…
Thanh niên Trung Quốc tham gia một hội chợ việc làm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp tại tỉnh An Huy, ngày 4/9. (Nguồn: Reuters)
Đừng nói họ “thất nghiệp”, họ chỉ đang ở tình trạng “chậm việc làm” – đây là thông điệp mới nhất vừa được chính quyền thành phố Thượng Hải đưa ra giữa bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc vẫn tăng cao và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Theo khảo sát mới nhất của chính quyền thành phố, Thượng Hải cũng là đô thị có hơn 1/3 sinh viên mới tốt nghiệp đại học chưa có việc làm.
Thuật ngữ “chậm việc làm” – phản ánh tình trạng hờ hững tìm việc của giới trẻ sau khi tốt nghiệp hoặc có ý định học lên bậc cao hơn, đã tăng hơn gấp đôi tại Thượng Hải trong 8 năm qua, từ 15,9% vào năm 2015 lên 38% trong năm nay.
Số liệu trên được Cục Thống kê quốc gia (NBS) chi nhánh Thượng Hải công bố trong tháng 9 này sau khi thăm dò ý kiến hơn 4.000 sinh viên mới tốt nghiệp đại học vào tháng 4 – giai đoạn cao điểm của mùa tuyển dụng mùa Xuân dành cho những tân cử nhân muốn gia nhập thị trường việc làm.
Trong số những người lựa chọn “chậm việc làm”, 32% dự định tiếp tục việc học và 6% chỉ đơn giản là hoãn việc làm. NBS cho biết, trong số những người được thăm dò, 57% chọn trực tiếp tham gia thị trường việc làm vào năm 2023.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ những người trì hoãn việc làm mà không có kế hoạch cụ thể đã tăng gấp 5 lần so với năm 2015, từ 1,2% lên 6%.
Vốn là trung tâm kinh tế của Trung Quốc, Thượng Hải tự hào là nơi tập trung nhiều trường đại học hàng đầu cả nước, chiếm khoảng 2% trong số 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học của quốc gia này trong năm nay.
Tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên ngày càng trầm trọng tại Trung Quốc, bắt nguồn từ sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, khi đơn hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng giảm; nhu cầu tiêu dùng suy yếu…
Thất nghiệp kéo dài khiến giới trẻ Trung Quốc chán nản, chọn lối sống “nằm im”. (Nguồn: SCMP)
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hang Seng (Trung Quốc) Wang Dan cho biết: “Chậm việc làm không đồng nghĩa với thất nghiệp nhưng họ là những người lao động chán nản – những người quyết định nằm im”.
Bà Wang Dan lưu ý rằng, nhiều gia đình có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ con cái, nhưng nếu để giới trẻ phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ đó quá lâu thì sẽ nảy sinh khá nhiều hệ lụy.
“Lương hưu và nguồn lực của nhiều bậc cha mẹ rất hạn chế và họ không đủ khả năng để con cái ở nhà quá lâu”, chuyên gia trên cho biết.
Một nhận định đáng chú ý đi cùng với kết quả khảo sát ở Thượng Hải cho thấy: “Sau ba năm áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, các lớp học trực tuyến đã không đáp ứng được yêu cầu khi lứa sinh viên mới tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm thực tập, kỹ năng giao tiếp”.
Sau giai đoạn này, đã có thêm nhiều thuật ngữ mới như “việc làm linh hoạt” hay “việc làm nhẹ nhàng” để chỉ những người làm việc tự do hoặc hợp đồng bán thời gian thay vì công việc toàn thời gian; “làm con toàn thời gian” hay “được trả lương làm con” – để chỉ những người trưởng thành thất nghiệp sống cùng bố mẹ, được phụ huynh trả lương để làm việc nhà, chăm sóc ông bà…
Các chuyên gia xã hội cho rằng, những đối tượng như vậy không nên tính vào số lượng thanh niên thất nghiệp bởi lẽ đa phần đều không tích cực tìm kiếm việc làm.
Trong bối cảnh việc làm ở khu vực tư nhân ngày càng khó khăn, các vị trí việc làm ở các cơ quan công quyền cũng chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt dù thu nhập hằng năm chỉ ở mức trung bình.
Ước tính, trong kỳ thi công chức quốc gia vào tháng 11 tới đây, đã có gần 2,6 triệu người đăng ký tham gia thi tuyển cho 37.100 vị trí việc làm – nhiều nhất trong gần một thập niên trở lại đây.
(theo SCMP)
Quế Mai
3 bài học đắt giá từ một người vừa thất nghiệp
Cho dù hiện tại bạn đang tạm thời ổn định, cũng đừng quá thả lỏng.
Sau khi làm kế toán hơn mười năm, tôi đã từ chức vào tuần trước. Nói một cách chính xác hơn thì tôi đã được cấp trên gợi ý phương án này. "Kế toán mới sẽ tới làm việc vào tuần sau. Lương thưởng cuối năm sẽ chuyển đến cho cô. Công ty không có ý kiến gì về cách làm việc của cô nhưng có thể cô sẽ phát triển hơn nếu như được đầu quân cho công ty tốt hơn." - Ông chủ rất lịch sự với tôi.
Là một người đến tuổi trung niên bị sa thải, là một kế toán già trong ngành vừa mới mất việc, tôi xin đưa ra một vài lời khuyên như sau.
Tất cả các công việc ổn định đều là những nghề có mức độ rủi ro cao. Nhiều người chọn công việc ổn định khi theo đuổi sự nghiệp, nhưng trên thực tế, điều mà nhiều người cho là ổn định lại không ổn định chút nào. Kế toán, quản lý tài chính... sẽ trở thành các chuyên ngành phổ biến trong các trường cao đẳng, đại học. Dù là công ty nước ngoài, công ty tư nhân hay công ty quốc doanh thì số lượng và chất lượng những nhân sự thuộc ngành này luôn được đảm bảo.
(Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, làm kế toán thì không cần bằng thạc sĩ, tiến sĩ, chỉ cần bằng đại học là đủ. Nhiều người chọn công việc kế toán vì muốn ổn định và đàng hoàng, đặc biệt phần đông nữ giới đều hướng đến công việc này. Càng ổn định thì khả năng cạnh tranh càng giảm và thị trường sẽ không bao giờ cho bạn mức lương cạnh tranh, đó là lý do tại sao mức lương trong ngành kế toán lại thấp so với mặt bằng chung ngành kinh tế.
Đã là thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, đồng thời cũng là thời đại tàn khốc đối với những đi làm thuộc độ tuổi trung niên. Khi năng lượng và thể lực của bạn không còn tốt như trước, khi kỹ năng của bạn bị tụt lại, và khi tốc độ cập nhật kiến thức của bạn không nhanh như người trẻ thì một cuộc khủng hoảng sẽ kéo theo. Vì vậy, việc say mê với một công việc và cuộc sống ổn định, thoải mái chính xác là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất khi gây dựng sự nghiệp đấy.
Cảm thấy không thể theo đuổi sự nghiệp ổn định được nữa bởi không thể cạnh tranh với người trẻ, tất nhiên là bạn sẽ nảy ra ý định nhảy việc. Nhưng trước khi nhảy việc, hãy suy nghĩ thật kỹ về công việc trong tương lai. Nếu bạn thực sự không thể yêu thích công việc hiện tại, bạn thấy nó tẻ nhạt và nhàm chán thì bạn có thể thay đổi ngành nghề. Nhưng bạn phải xem xét liệu ngành mới, đặc biệt là vị trí mới, có thể kết hợp với chuyên môn, kinh nghiệm mà bạn đã cố gắng đúc rút trong mấy năm qua hay không. Hãy trả lời những câu hỏi này nếu bạn đang muốn nhảy việc sang ngành khác: Có những rào cản nào đối với việc thay đổi ngành này không? Những kiến thức nào cần bổ sung? Bạn có thời gian tự học không, bạn có sẵn sàng chăm chỉ không? Bạn sẽ mất gì trong một năm hoặc thậm chí vài năm nữa? Nó có phải là những gì bạn muốn?
Cuối cùng, điều duy nhất sẽ không phản bội bạn là kiến thức và năng lực của bạn. Ở một khía cạnh nào đó, con người sau khi bước qua tuổi trung niên sẽ có hai cách để làm việc. Một là dựa vào thâm niên và sức ỳ. Hai là dựa vào khả năng của chính mình. Một người như vậy có đầy đủ ốc vít ở khắp mọi nơi. Giống như ổ USB flash, bất kỳ máy tính chủ nào cũng có thể cắm vào. Đối với một người như vậy, tương lai và vận mệnh của anh ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng chuyên môn.
Cho dù hiện tại bạn đang tạm thời ổn định nhưng đừng quá thả lỏng. Điều duy nhất không thể phản bội bạn chính là năng lực!
TikToker Hải Vót kể những ngày khó khăn, mẹ khuyên đi xuất khẩu lao động Thấy con trai thất nghiệp, mẹ của diễn viên Hải Vót khuyên con tạm gác nghề diễn để đi xuất khẩu lao động vài năm. Mẹ khuyên đi xuất khẩu lao động Diễn viên Hải Vót có tên thật là Phạm Duy Hải, quê ở Thái Bình. Hải là một diễn viên trẻ, TikToker tài năng được cộng đồng mạng yêu mến. Giải...