13 doanh nghiệp cạnh tranh ‘miếng bánh’ thị trường chữ ký số
Thị trường dịch vụ chữ ký số đã có 13 DN được cấp phép, 9 DN đã cung cấp dịch vụ, trong đó Viettel và VNPT đang chiếm lĩnh thị trường với thị phần lần lượt là 28,46% và 27,32%.
Theo số liệu từ Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) thuộc Bộ TT&TT, cách đây 10 năm, vào năm 2009, VNPT-CA đã được Bộ TT&TT cấp phép đầu tiên cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và cũng là CA công cộng đầu tiên hoạt động. Đến nay, Bộ TT&TT đã cấp phép cho 14 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, trong đó có 10 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 3 doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện đầu tư hệ thống kỹ thuật và tổ chức vận hành và 1 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép năm 2016. Như vậy sắp tới thị trường chữ ký số có 13 DN cùng khai thác.
Đáng chú ý, trong khoảng 2 năm gần đây, Bộ TT&TT đã liên tục nhận được hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, an toàn thông tin. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng còn rất lớn.
Theo số liệu về thị phần thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, trong số 9 doanh nghiệp đã chính thức cung cấp dịch vụ (TrustCA mới cung cấp dịch vụ từ 23/9/2019 nên chưa có số liệu thống kê thị phần – PV), tính đến giữa năm nay, Viettel-CA và VNPT-CA đang “chia nhau” vị trí thứ nhất và thứ hai về thị phần với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 28,46% và 27,32%. So với thời điểm cuối năm 2016, thị phần mà mà 2 doanh nghiệp này đạt được tăng trưởng khá ấn tượng, khi đó thị phần của Viettel-CA là 2,2% và VNPT-CA là 1,6% (theo Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2017). Như vậy chỉ trong vòng hơn 2 năm, VNPT-CA và Viettel-CA đã tăng trưởng hơn 10 lần.
Xếp sau Viettel-CA và VNPT-CA về thị phần dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tính đến giữa năm 2019 lần lượt là NewTel-CA chiếm 12,4%; SmartSign chiếm 10,61%; CA2 ( Nacencomm) chiếm 7,04%; FPT-CA chiếm 6,03%; BKAV-CA chiếm 5,95%; EFY-CA chiếm 1,28% và Safe-CA chiếm 0,9%.
Theo số liệu từ VCCI, hiện tại toàn quốc đã có 1,2 triệu doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập, nhưng chỉ có 640.00 DN đang hoạt động, trong đó hiện có khoảng 60% không phát sinh thuế thu nhập DN, nghĩa là kinh doanh không có lãi.
Bên cạnh các loại hình DN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật DN, hiện có trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 1,8 triệu hộ được cơ quan thuế đưa vào diện quản lý. Điều này có nghĩa là còn khoảng 3,2 triệu hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký kinh doanh.
Video đang HOT
Có thể nói 1,2 triệu DN cộng với 1,8 triệu hộ kinh doanh thuộc diện quản lý thuế là “miếng bánh” mầu mỡ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng khai thác.
Viettel đang dẫn đầu thị phần dịch vụ chữ ký số.Có thể bạn quan tâm
Nguồn tin từ NEAC cho biết, tính đến giữa năm 2019, các CA công cộng này đã cấp gần 2,7 triệu chứng thư số, trong đó số lượng chứng thư số đang hoạt động là trên 1,1 triệu. Đáng chú ý, trong hơn 1,1 triệu chứng thư số công cộng đang hoạt động. Các chứng thư số công cộng đã được cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện giao dịch trong các lĩnh vực chính như Thuế điện tử, Hải quan điện tử và Bảo hiểm xã hội điện tử, ngoài ra còn sử dụng trong các loại giao dịch khác trong tài chính điện tử (chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử), giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, giao dịch thương mại điện tử, hợp đồng điện tử…
Trong khi đó, chứng thư số cho cá nhân hiện vẫn chưa phát triển. Số lượng thuê bao chữ ký số cá nhân còn rất hạn chế, chỉ khoảng 13.000, chiếm trên 1,1% tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động.
Thị trường chữ ký số cá nhân được dự đoán sẽ bùng nổ khi nhà nước quy định bắt buộc các hộ kinh doanh cá thể cũng phải dùng chữ ký số trên hóa đơn. Theo đại diện của NEAC, cuối tháng 9/2019 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68 hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử có sử dụng chữ ký số. Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng chữ ký số trong hóa đơn điện tử.
Thông tư 68 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn điện tử, trong đó có nội dung quy định các hộ kinh doanh cá thể phải ký số trên hóa đơn. Với quy định này thì khoảng hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể cũng phải sử dụng chữ ký số. Đây là quy định bắt buộc hộ kinh doanh cá thể phải triển khai chữ ký số. Nên dự kiến sắp tới sẽ bùng nổ thị trường chứng thực chữ ký số cá nhân.
Theo doanh nghiệp
Sự hợp tác hiếm hoi giữa Intel và AMD đã chấm dứt bởi cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt
Sự cạnh tranh gay gắt có phải là nguyên nhân chính của việc loại bỏ bộ xử lí Kaby Lake-G?
Intel đã công bố kế hoạch ngừng sử dụng bộ vi xử lý Kaby Lake-G, thiết bị là sự kết hợp giữa nhân xử lý thế hệ 8 của công ty với card đồ họa rời rạc Radeon RX Vega M của đối thủ lâu năm AMD.
Khi ra mắt, bộ xử lý Kaby Lake-G tạo nên một làn sóng kinh ngạc nhỏ vì sự hợp tác độc đáo giữa hai đối thủ cạnh tranh gay gắt này. Tuy nhiên, bởi CPU đã trở nên phổ biến từ những năm gần đây, Intel đã viện dẫn nhu cầu suy giảm của thị trường dành cho thành phần này thành nguyên nhân chính trong quyết định hủy bỏ bộ xử lí.
Hãng cũng đưa ra thông báo dành cho các nhà sản xuất máy tính xách tay vẫn còn quan tâm đến Kaby Lake-G, có thể tạo đơn đặt hàng vào tháng 1 năm 2020 và đơn hàng cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 31 tháng 7 năm 2020.
"Thị trường đang chuyển dần sự quan tâm của mình từ các sản phẩm trong danh sách "Bị Ảnh Hưởng/Mã Đặt Hàng của Intel" sang các thiết bị khác". "Những sản phẩm được nêu tên trong thông báo này sẽ bị ngừng sản xuất và không nhận thêm đơn hàng nào sau "Ngày ngừng đặt hàng sản phẩm cuối cùng".
Một số thiết bị được nêu tên thuộc dòng Intel Core i7 loại 8706G, 8705G, 8809G, và 8709G cũng như nhân Intel Core i5 8305G.
Sự hợp tác của Intel với AMD đã bắt đầu từ trước khi Intel công bố kế hoạch tham gia vào thị trường GPU rời với kiến trúc Xe Graphics của riêng mình, nhắm vào người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Vào thời điểm đó, hai ông lớn hy vọng rằng sự hợp tác của họ sẽ tạo ra một thách thức lớn đối với nhà sản xuất đồ họa Nvidia trong thị trường di động. Cũng kể từ đó, Intel đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực đồ họa tích hợp, với card đồ họa thế hệ thứ 10 trên các nền tảng như Ice Lake với Iris Plus.
Tuy nhiên, với xác nhận gần đây của Intel rằng hãng sẽ tham gia vào thị trường GPU bằng giải pháp mới của riêng mình, việc tiếp tục hợp tác với đối thủ AMD dường như trở nên vô nghĩa đối với cả hai công ty.
Kế hoạch để Intel bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực đồ họa có thể là một trong những nguyên nhân chính trong sự sụp đổ của nền tảng Kaby Lake-G, bởi các đối tác OEM ít khi nào sẵn sàng chi tiền để đầu tư vào một công cụ có thể trở nên lỗi thời.
Với công suất thiết kế nhiệt (TDP) khá cao so với mặt bằng chung bộ xử lý Kaby Lake-G thường bị giới hạn sử dụng cho các máy tính xách tay với màn hình lớn hơn 15 inch như Dell XPS 15 2-in-1 và yêu cầu các giải pháp làm mát tùy chỉnh.
Yêu cầu cao về năng lượng của Kaby Lake-G cũng đi ngược lại sự thay đổi chiến lược gần đây của Intel với Project Athena và Ice Lake để tập trung vào hiệu suất bền vững cùng thời lượng pin kéo dài cả ngày và đồ họa mạnh mẽ.
Theo FPT Shop
Thị trường dịch vụ chữ ký số công cộng Việt Nam có thêm 1 nhà cung cấp Công ty cổ phần hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư HN vừa trở thành Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thứ 13 tại Việt Nam với thương hiệu NC-CA. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Lã Hoàng Trung - Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trao Giấy phép cung...