128 nước phản đối quyết định của Trump: Chuyện gì xảy ra?
128 quốc gia trong tổng số 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định về Jerusalem là điều khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải suy nghĩ.
Quyết định của ông Trump hứng chịu sự phản đối mạnh mẽ từ các nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 21.12 đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Nghị quyết được 128 nước bỏ phiếu thuận, 9 phiếu chống, 35 phiếu trắng và 21 thành viên còn lại không bỏ phiếu.
Nghị quyết tuyên bố quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là “không có hiệu lực”.
Các quốc gia phản đối nghị quyết đa phần là những nước nhỏ, phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ. Nhiều đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp nằm trong số 128 quốc gia ủng hộ nghị quyết.
John Kirby, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là chuyên gia phân tích an ninh quốc gia của CNN nhận định: “Kết quả bỏ phiếu là thất bại nặng nề về uy tín của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, tuy nhiên tình hình thực tế sẽ không thay đổi nhiều”.
Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chỉ là một nghị quyết phản đối quan điểm của Mỹ, chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng và không mang tính ràng buộc
Số lượng đông đảo quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết cho thấy nỗi bất an của thế giới đối với quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump, ông Kirby nhận định.
128 quốc gia phản đối Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel.
Phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc còn cho rằng đây là một thắng lợi với Washington vì có tới 35 đại diện bỏ phiếu trắng, cùng với 21 đại diện không bỏ phiếu.
“Rõ ràng nhiều nước ưu tiên quan hệ với Mỹ hơn nỗ lực vô ích nhằm cô lập chúng tôi vì một quyết định mà quốc gia chủ quyền như chúng tôi có quyền đưa ra”, tuyên bố của phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
David Harris, giám đốc Ủy ban Do Thái Mỹ, cho rằng ông cảm thấy sốc trước “sự ủng hộ áp đảo của các thành viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Jerusalem”.
Sự lên án quyết liệt của cộng đồng quốc tế đối với động thái của Mỹ thông qua cuộc bỏ phiếu này được coi là một bước lùi lớn đối với ông Trump. Tổng thống Mỹ đang nỗ lực tìm kiếm các thành tựu đối ngoại lớn sau một năm cầm quyền.
“Tôi cho rằng đây là một vết thương lớn mà Mỹ tự gây ra cho mình và cũng là một động thái ngoại giao vụng về, không cần thiết”, Steward M. Patrick, chuyên gia phân tích đối ngoại nhận định.
Jerusalem được coi là Vùng đất Thánh vì sự giao thoa giữa các tôn giáo trong lịch sử hàng ngàn năm ở khu vực này.
Ông Kirby cho rằng cuộc bỏ phiếu cũng cho thấy tình trạng ngày càng bị cô lập của Mỹ trên trường quốc tế, trong bối cảnh Trump luôn đề cao khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”.
Video đang HOT
Chuyên gia của kênh CNN nói ông Trump khó có thể cắt viện trợ để trả đũa 128 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, bởi Washington hiểu rõ các gói hỗ trợ, viện trợ phần lớn đều chỉ phục vụ lợi ích quốc gia Mỹ.
Viện trợ nước ngoài không phải là hoạt động từ thiện của Mỹ, nó đóng vai trò quan trọng trong an ninh của Washington và các nước đồng minh, đối tác.
Các hoạt động viện trợ này còn góp phần đáng kể cải thiện hình ảnh và quyền lực toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, quyền lực toàn cầu đó không cho phép Mỹ có quyền áp đặt hay bắt nạt các nước khác, ông Kirby nói.
Quyền lực đó cần phải được thể hiện qua những hành động khuôn mẫu. Nhưng cách Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hay gây sức ép với các nước tại Liên Hợp Quốc không phải là hành động khuôn mẫu như vậy, ông Kirby kết luận.
Theo Danviet
Quốc gia "nghèo rớt" vươn mình thành cường quốc sau 70 năm
Nhà nước Israel chỉ mới được thành lập cách đây gần 70 năm nhưng quốc gia này đã trở thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Binh sĩ quân đội Israel.
Theo New York Post, năm 1950, chỉ 2 năm sau khi lập quốc, Israel đã cử phái đoàn kinh tế đầu tiên đến Nam Mỹ.
Israel ở thời điểm đó rất cần đối tác thương mại. Không giống như những kình địch Ả Rập, quốc gia Do Thái này không có nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên cho tham vọng phát triển kinh tế. Israel từ những năm 1950 không hề có dầu mỏ hay khoáng sản.
Phái đoàn đến Nam Mỹ năm đó thu xếp được vài cuộc họp nhưng hầu hết kết thúc trong thất bại. Người Israel muốn bán cam, bếp dầu và cả răng giả. Đối với quốc gia Nam Mỹ như Argentina, vốn có thể tự trồng cam và có mạng lưới điện quy mô, lời đề nghị của Israel trở thành trò hề.
Bất chấp những khó khăn chồng chất, Israel sau gần 70 năm đã trở thành quốc gia hoàn toàn khác biệt. Ngày nay, Israel trở thành cường quốc công nghệ và là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, đạt doanh thu 6,5 tỷ USD mỗi năm.
Kể từ năm 1985, Israel trở thành quốc gia xuất khẩu máy bay không người lái lớn nhất thế giới, chiếm 60% thị phần toàn cầu. Mỹ chỉ xếp thứ 2 với 25%. Khách hàng cũng khá đa dạng, từ Nga, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Đức và Brazil.
Năm 2010, 5 quốc gia châu Âu dùng máy bay không người lái Israel cho các chiến dịch quân sự ở Afghanistan.
Nhưng vì sao một quốc gia có tuổi đời non trẻ như vậy lại nhanh chóng sở hữu công nghệ quân sự hàng đầu, làm thay đổi cục diện chiến trường?
Câu trả lời nằm ở chiến lược phát triển tài tình của giới lãnh đạo Israel. Quốc gia này có số dân khiêm tốn, tập trung 4,5% GDP cho nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Trong số này, 30% dành cho phát triển quân sự. Ngay cả các quốc gia như Đức, Mỹ cũng không dành tỷ lệ ngân sách lớn như vậy để nghiên cứu và phát triển quốc phòng.
Một yếu tố khác là sự đổi mới và sáng tạo trong văn hóa Israel. Người dân nước này sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn các quốc gia khác. Vì trên lý thuyết, kể từ khi lập quốc, Israel chưa từng ngớt tiếng súng. Người Israel buộc phải nhanh nhạy, sáng tạo ra những vũ khí mới để tồn tại trước vòng vây của các quốc gia Ả Rập.
Dưới đây là những vũ khí nổi bật nhất làm nên tên tuổi Israel:
Đội quân robot tuần tra biên giới
Robot tự hành tuần tra biên giới của Israel.
Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới dùng đội quân robot tự hành (UGV) thay thế cho lính biên phòng. UGV hiện đang đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở khu vực biên giới với Syria ở phía bắc và Dải Gaza ở phía nam.
Robot tự hành này được trang bị nhiều cảm biến, camera và vũ khí. UGV có thể được vận hành bởi binh sĩ ngồi tại căn cứ hoặc được thiết lập chế độ tự động hoàn toàn.
Việc sử dụng robot tuần tra đem đến nhiều lợi ích. Binh sĩ cần nghỉ ngơi, thức ăn, nước uống. Nhưng UGV có thể hoạt động cả ngày, miễn là được cung cấp đủ nhiên liệu.
Đối mặt với khủng bố dùng đường hầm xuyên biên giới, UGV giống như một con rắn lẻn vào những đường hầm này để ghi hình và truy tìm kẻ thù.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra trên biển. Israel đã chế tạo được các tàu chiến tự hành mang tên Protector. Các tàu này đóng vai trò bảo vệ cảng biển chiến lược và tuyến đường biển ở Địa Trung Hải.
Chương trình tên lửa Arrow
Hệ thống phòng không Arrow.
Năm 2000, không quân Israel tiếp nhận tổ hợp phòng không Arrow đầu tiên, đưa quốc gia Do Thái này trở thành nước đầu tiên sở hữu hệ thống đánh chặn tên lửa đối phương.
Tổ hợp phòng không của Israel là một ý tưởng mang tính đột phá. Quốc gia nhỏ bé này luôn phải đề phòng trước tên lửa đạn đạo từ Syria, Iraq và Iran.
Chương trình càng được đẩy nhanh vào năm 1991, khi quân Iraq phóng 39 quả tên lửa Scud vào lãnh thổ Israel.
Chưa dừng lại ở đó, Israel ngày nay sở hữu hệ thống phòng không 3 lớp, được coi là tối tân nhất thế giới. Tổ hợp Arrow đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa. David Sling đánh chặn tên lửa tầm trung, tên lửa hành trình và Iron Dome chuyên đánh chặn tầm gần.
Hệ thống Iron Dome đã ngăn chặn hàng trăm rocket Katyusha phóng vào lãnh thổ nước này từ Dải Gaza, trong nhiều năm qua.
Vệ tinh do thám
Israel là quốc gia đi đầu trong công nghệ vệ tinh do thám.
Năm 1988, Israel là quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh do thám lên quỹ đạo, trở thành một trong 8 quốc gia có khả năng phóng vệ tinh độc lập.
30 năm trôi qua và ngày nay Israel trở thành cường quốc vệ tinh, khi sở hữu 8 vệ tinh do thám khác nhau trên quỹ đạo.
Đây được coi là yếu tố then chốt để Israel nắm rõ hoạt động quân sự của đối phương, đặc biệt là Iran. Vệ tinh do thám Israel cũng hết sức gọn nhẹ, chỉ nặng 300kg so với thiết bị 25 tấn của Mỹ.
Đa số vệ tinh này được trang bị camera hiện đại với độ phân giải cao, đủ khả năng phân biệt vật thể nhỏ cỡ 50cm cho từ độ cao hàng trăm km. Những vệ tinh khác được trang bị cảm biến tối tân, có thể vẽ ra bức ảnh kỹ thuật số với chất lượng không hề thua kém camera thông thường.
Công nghệ này giúp Israel chiếm ưu thế lớn về quân sự. Nếu như camera không thể nhìn xuyên mây hay sương mù thì radar lại hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết.
Nhiều quốc gia trên thế giới tìm đến vệ tinh Israel. Năm 2005, Pháp ký hợp đồng chiến lược với Israel để thiết kế vệ tinh riêng. Năm 2012, Ý chi 182 triệu USD mua vệ tinh trinh sát Israel.
Các quốc gia khác như Singapore và Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến vệ tinh Israel trong nhiều năm qua.
Máy bay không người lái
Máy bay không người lái Heron TP có sải cách tương đương Boeing 737.
Israel là quốc gia sở hữu máy bay không người lái lớn nhất thế giới. Chiếc Heron TP có sải cánh tương tự máy bay chở khách Boeing 737. Nó có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ và mang theo vũ khí nặng 1 tấn.
Israel cũng là quốc gia đầu tiên đưa máy bay không người lái vào môi trường tác chiến thực tế. Các hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc vô hiệu hóa mạng lưới phòng thủ của Ai Cập, Liban hay Syria.
Năm 1986, Israel bán cho Mỹ máy bay không người lái Pioneer. Chiếc máy bay này đã làm nên lịch sử khi bay qua đầu binh sĩ Iraq trong cuộc chiến năm 1991.
Binh sĩ Iraq khi đó liền cởi áo, gửi thông điệp đầu hàng. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay không người lái khiến các binh sĩ đối phương phải quỳ gối.
Xe tăng bí mật
Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel.
Ngày nay, xe tăng Merkava là một trong những dự án tối mật hàng đầu của Israel. Đây được coi là mẫu xe tăng mạnh nhất và tốt nhất trên thế giới.
Trong giai đoạn những năm 1970, Anh và các nước khác từ chối bán xe tăng cho Israel. Quốc gia Do Thái này ngay lập tức bắt tay vào dự án chế tạo xe tăng riêng.
Phiên bản mới nhất mang tên Merkava Mk-4 có thể đạt tốc độ tối đa 64 km/giờ. Lớp giáp của Merkava Mk-4 có thể được tùy biến, tùy thuộc vào mục đích sử dụng trên chiến trường.
Năm 2012, Merkava nhận gói nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay, khi được trang bị hệ thống phòng thủ mới mang tên Trophy. Hệ thống này bao gồm radar cực nhạy với tên lửa chống tăng đối phương và phóng ra đám mây kim loại để đánh chặn.
Trophy cũng giúp nhận điện các mối đe dọa từ xa, giúp cho kíp lái xe tăng kịp thời phản ứng và tấn công phủ đầu đối phương.
Theo Danviet
Chuyên gia: Ông Trump châm lửa "thùng thuốc nổ" ở Trung Đông Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là hành động châm lửa "thùng thuốc nổ" ở Trung Đông. Người biểu tình Palestine đốt cờ Mỹ và Israel sau tuyên bố của ông Trump. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.12 chính thức công bố quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel,...