12.000 hộ gia đình Iraq trở về thành phố Ramadi
Giới chức trách Iraq vừa cho biêt, tính đên thời điêm hiên tại, có khoảng 12.000 hô gia đình đã quay trở vê thành phô Ramadi.
Đây là thành phố lớn nhất của tỉnh Anbar, được quân đội và các lực lượng vũ trang ủng hộ chính phủ Iraq giải phóng hồi cuối tháng 12/2015, từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Người dân Ramadi. Ảnh: hurriyetdailynews.com.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn 28.000 hộ gia đình khác, từng bị di dời khỏi Ramadi, vẫn chưa được chính phủ Iraq cấp phép để được trở về nhà.
Nguyên nhân chính là do tình hình an ninh tại một số khu vực chưa được đảm bảo. Có tới 6 quận tại thành phố Ramadi bị loại ra khỏi danh sách cho phép người dân trở về, do vẫn còn nhiều thiết bị gây nổ và bom mìn do IS cài đặt trước khi tổ chức này rút khỏi thành phố.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh Iraq cho biết, họ đang cố gắng đẩy mạnh các hoạt động rà phá bom mìn tại các khu vực trên, để người dân có thể sớm về nhà của mình.
Thêm vào đó, việc xác định danh tính rõ ràng của người dân muốn trở về Ramadi cũng cần thêm thời gian, nhằm tránh việc các tay súng IS trà trộn vào thành phố.
Theo báo cáo của chính phủ Iraq, để tránh các cuộc xung đột vũ trang cũng như các hoạt động đàn áp từ tổ chức khủng bố IS, khoảng 40.000 hộ gia đình tại Ramadi đã phải rời bỏ nhà cửa của mình để đi lánh nạn và chấp nhận sống tại các trại tị nạn tại chính quốc gia này./.
Đinh Nam Theo Alarabiya
Theo_VOV
Ngân hàng gặp khó khi nhận thế chấp đất hộ gia đình
Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa quyết định tạm dừng phiên tòa theo đơn kháng cáo từ phía bị đơn trong vụ kiện về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Theo đó, tháng 7/2011, anh Trần Anh Dũng đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Eximbank vay số tiền 1,5 tỷ đồng, thời hạn vay đến năm 2026, lãi suất điều chỉnh 23,5%/tháng. Mục đích vay mua bất động sản.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có diện tích hơn 300m2 ở huyện Đông Anh (Hà Nội), đứng tên cha mẹ anh Dũng. Trong quá trình sử dụng vốn vay, anh Dũng mới trả nợ được một phần tiền gốc và lãi đến ngày 31/4/2013 là 316 triệu đồng (nợ gốc là 64 triệu đồng). Do đó, tháng 4/2015, Ngân hàng chuyển toàn bộ khoản nợ sang nợ quá hạn và thông báo nợ. Ngân hàng xác định anh Dũng còn nợ số tiền hơn 2 tỷ đồng. Cụ thể nợ gốc là hơn 1 tỷ đồng và còn lại là nợ lãi trong hạn, nợ lãi quá hạn.
Trong các bản tự khai, bị đơn đồng ý với trình bày của đại diện Ngân hàng về việc giao kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và lãi suất. Theo bị đơn, do điều kiện làm ăn khó khăn nên đã đề nghị được trả nợ hàng tháng, thấp nhất 4 triệu đồng và xin miễn khoản nợ lãi.
Không đòi được nợ, Ngân hàng đã khởi kiện ra tòa với yêu cầu buộc bị đơn phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp bên vay không trả được nợ, Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp. Phiên tòa sơ thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng.
Bị đơn và một số người có quyền lợi liên quan không đồng ý với bản án mà cấp sơ thẩm đã tuyên và kháng án lên Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội. Theo bị đơn, ban đầu mục đích vay vốn Ngân hàng là để kinh doanh. Các nhân viên Ngân hàng tư vấn nên chuyển sang hình thức gói vay bất động sản, do thời gian vay sẽ được kéo dài hơn.
Bị đơn cho rằng do tư vấn không rõ ràng nên anh nghĩ là nếu gặp khó khăn có thể tạm dừng 1 - 2 năm và sẽ tiếp tục nghĩa vụ. Sau đó, anh Dũng trả nợ gốc được 2 tháng và Ngân hàng đã chuyển toàn bộ nợ gốc sang nợ lãi.
Phía bị đơn cũng nêu rõ khi ký hợp đồng thế chấp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, thẩm định tại chỗ, bị đơn cho rằng đã trình bày rõ về thực trạng đất. Theo đó có một phần tài sản của anh trai là anh Trần Văn Tuấn (gồm căn nhà cấp 4 trên diện tích đất 200m2). Tài sản này được hình thành trước thời điểm vay vốn từ rất lâu.
"Cán bộ Ngân hàng xem xét hộ khẩu không có tên anh trai tôi. Tôi hiểu đơn giản cán bộ tư vấn đúng nên làm theo. Khi xảy ra việc khởi kiện, tôi mới vỡ lẽ quyền lợi của anh trai tôi bị mất hoàn toàn", anh Dũng trình bày tại tòa.
Đại diện Ngân hàng cho rằng, theo quy định, khi ký hợp đồng thế chấp, nếu gia đình anh Tuấn muốn ký vào hợp đồng thế chấp phải chứng minh quyền sở hữu như hợp đồng cho tặng, thừa kế. Lý giải cho điều này là vì trước năm 2011, anh Tuấn đã tách hộ khẩu khỏi hộ gia đình.
Sau ít phút hội ý, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội quyết định tạm dừng phiên tòa. Nguyên do là vì một số vấn đề phát sinh chưa được làm sáng rõ.
Theo Điều 16, Quy định 217 của Ngân hàng Nhà nước, tài sản thế chấp thuộc sở hữu của nhiều người (từ 2 người trở lên) phải được cam kết bằng văn bản của những người đồng sở hữu đồng ý giao cho người đại diện vay vốn và ký hợp đồng thế chấp tài sản. Tài sản thế chấp của hộ gia đình phải có cam kết của những thành viên đồng sở hữu trong gia đình. Ngân hàng phải đánh giá, kiểm định để xác định số lượng, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký hợp đồng.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế hơn 600 tỷ USD Hạ viện Mỹ ngày 17/12 đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế trị giá 622 tỷ USD áp dụng với các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân đóng thuế trong 10 năm tới. Tòa nhà Quốc hội Mỹ. (Ảnh: EPA) Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết gói cắt giảm...