12 sự thật ‘rùng rợn’ về da tiết lộ sức khỏe của bạn
Bạn có thói quen đến bác sĩ da liễu thường xuyên không? Chắc chắn rằng khi da bạn có vấn đề thực sự bạn mới quan tâm đến việc tới gặp bác sĩ.
Tuy nhiên, để việc chăm sóc sức khỏe của bạn được tốt hơn, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân qua những biểu hiện trên da là điều hết sức quan trọng và cần thiết với mỗi người. Hãy tham khảo những biểu hiện bệnh qua da dưới đây:
Da có vai trò quan trọng trong việc bài tiết, điều hòa thân nhiệt và hô hấp. Đây cũng là nơi biểu hiện sớm sự thay đổi của các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, chỉ qua quan sát da, ta có thể nhận biết một số bệnh tật.
1. Vàng mắt
Bạn thấy mắt mình đột nhiên có màu vàng hơn bình thường? Đó chính là dấu hiệu của bệnh vàng da scleral, mà có thể đó là tình trạng gan của bạn không hoạt động đúng, hoặc các suy giảm các chức năng về gan.
2. Da có nhiều nếp nhăn
Nguy cơ gãy xương đang tăng cao. Trong một kết quả nghiên cứu mới được thực hiện ở 114 phụ nữ đã mãn kinh tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở những người có nhiều nếp nhăn trên cổ và mặt, mật độ xương ở hông, cột sống và gót chân của họ khá thấp. Bác sĩ Lubna Pal, người đứng đầu cuộc nghiên cứu thuộc khoa Y trường ĐH Yale, giải thích: “Collagen trong da giống như collagen trong xương. Sự thiếu hụt collagen có thể là nguyên nhân gây ra các vết nhăn trên da và giảm mật độ xương”.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kiểm tra mật độ xương. Nếu có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bạn cần tập thể dục, bổ sung thêm can-xi, vitamin D và uống thuốc bisphosphonates (loại thuốc phổ biến được dùng trong việc điều trị bệnh loãng xương) để làm chậm quá trình mất xương.
Nếu bạn cảm thấy mình vẫn ngủ đủ và vùng da quanh mắt vẫn xỉn màu. Có thể đó là do thức ăn hàng ngày của bạn quá nhiều natri và một chế độ ăn nhiều muối có thể thúc đẩy khả năng giữ nước trong cơ thể, bao gồm cả khu vực dưới mắt – bác sĩ nổi tiếng Roshini Raj nói.
Video đang HOT
4. Vùng da đùi hoặc nuớu có màu xanh
Nếu một số phần của da như của bạn như cẳng chân của bạn hoặc nướu – chuyển sang màu xanh, bạn có thể đang bị phản ứng đối với một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu làn da của bạn thường xuyên xanh xao, hay xám có thể đây là tình trạng tiêu hóa của bạn không được tốt.
5. Sự đổi màu sắc tố trên da
Ánh nắng mặt trời không phải là nguyên nhân duy nhất của tăng sắc tố. Nếu bạn có cảm giác da của mình bị đen xạm, đặc biệt là quanh cổ, nách, háng, cũng có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
6. Vùng da phía dưới chân thay đổi màu sắc hoặc sưng tấy
Bạn có thể bị suy tĩnh mạch. Khi máu lưu thông đến chân, tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm chúng quay trở lại điểm trung tâm của cơ thể là tim. Khi các tĩnh mạch không thể hoạt động tốt (không thắng nổi trọng lực để đẩy máu đi), máu sẽ bị dồn xuống phía dưới chân, gây ra tình trạng sưng phồng và tấy đỏ trên da. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nội khoa để biết được chính xác nguyên nhân khiến phần da dưới da bị thay đổi màu và sưng.
7. Da khô hoặc móng tay dễ gãy
Nếu làn da của bạn trở nên khô và tóc, móng tay của bạn trở nên giòn, khả năng này có thể chỉ ra một vấn đề tuyến giáp. Đặc biệt da khô có thể là do thiếu vitamin A, axit béo thiết yếu như omega-3, hoặc kẽm…
8. Ngứa, phát ban phồng rộp
Khả năng này có thể được gọi là viêm da herpetiformis. Đó là một dấu hiệu của bệnh loét dạ dày khi hệ thống tiêu hóa của bạnnhạy cảm với gluten. Tổn thương có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, nhưng xảy ra thường xuyên nhất là ở xung quanh đầu gối, khuỷu tay, da đầu, lưng và mông.
- Nếu làn da của bạn chuyển sang màu cam, bạn có thể ăn quá nhiều cà rốt hoặc các loại rau chứa nhiều carotene
9. Da mọc nhiều lông
Lông hoặc râu là điều các bạn gái không bao giờ muốn có. Nhưng đột nhiên bạn thấy những vùng da như hàm dưới, cằm và trên môi mọc nhiều lông, râu rậm hơn có thể đây là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang, một sự mất cân bằng nội tiết tố, trong đó mức độ nội tiết tố nam cao hơn.
10. Môi nứt nẻ
Nếu bạn thường xuyên xuất hiện những vết nứt khô xung quanh miệng có thể cho thấy sự thiếu hụt các vitamin nhóm B như niacin, riboflavin và vitamin B6. Bạn có thể tìm thấy niacin trong cá ngừ đóng hộp, riboflavin trong rau bina, và B6 trong đậu xanh…
11. Da xuất hiện mảng trắng
Trên da có các mảng màu trắng, to nhỏ không đều, hình dạng không giống nhau, có ranh giới rõ ràng: Thường là biểu hiện của bệnh bạch biến. Bệnh bắt đầu ở những chỗ dễ bị cọ xát và bị ánh sáng chiếu vào như mặt, cổ, lưng, bụng, mặt tay trước, mu bàn tay, ngón tay.
12. Các nốt bầm tím: Có thể là dấu hiệu bệnh giảm tiểu cầu.
Theo ngôi sao
Chữa tàn nhang hiệu quả bằng laser
Tôi bị tàn nhang nhiều trên mặt. Cách đây 2 tháng, tôi có điều trị bằng laser Yag nhưng không hiệu quả mà còn bị thâm hơn. Tôi sắp cưới, xin tư vấn cách xử lý tình trạng này. (Mai Ngọc)
Tàn nhang là một rối loạn sắc tố da có tính di truyền, thường biểu hiện sớm từ nhỏ hoặc khi bắt đầu dậy thì. Biểu hiện lâm sàng của tàn nhang là những dát nhỏ màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, kích thước nhỏ một vài milimet, số lượng các thương tổn có thể nhiều ít khác nhau. Vị trí tàn nhang có thể ở vùng mặt hoặc các vùng da khác của cơ thể, tuy nhiên tàn nhang vùng mặt thường được quan tâm hơn vì ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Tàn nhang tuy là bệnh di truyền nhưng các thương tổn cũng có thể nhiều lên, đậm hơn theo thời gian do một số yếu tố như sự lão hóa da, ánh nắng, nội tiết, mất ngủ... Về mô bệnh học, tàn nhang là rối loạn sắc tố ở lớp nông (thượng bì) của da, tại vùng này có sự tập trung quá nhiều của các sắc tố melanin. Do tàn nhang chỉ là thương tổn ở lớp nông nên có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Để điều trị tàn nhang, công nghệ laser là phù hợp. Trong đó, laser QS Yag cho hiệu quả cao. Laser với bước sóng đặc hiệu tác động phá vỡ và loại bỏ lớp sắc tố melanin theo cơ chế quang cơ. Theo đó, tàn nhang được loại bỏ 100% mà không để lại sẹo hoặc biến chứng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị trên cần có hai yếu tố là máy laser hiện đại và kỹ thuật điều trị của bác sĩ, nếu không có thể sẽ có một số biến chứng sau điều trị như: sẹo, tăng sắc tố hoặc mất sắc tố.
Trường hợp của bạn, sau điều trị bị thâm, như vậy đây là biến chứng sau điều trị, xếp vào nhóm biến chứng tăng sắc tố sau viêm. Nguyên nhân có thể do máy laser, do kỹ thuật điều trị không tốt, hoặc cũng có thể do bạn chưa chăm sóc da đúng cách sau điều trị. Việc xử lý biến chứng sẹo thâm này có thể thực hiện được.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của sẹo thâm mà công nghệ được lựa chọn có thể là IPL hoặc laser QS Yag. Liệu trình điều trị 2-3 lần, khoảng cách giữa 2 lần 4-5 tuần. Sau điều trị da bạn có thể trở lại bình thường hết vết thâm, hết tàn nhang.
Theo VNE
Xóa tàn nhang từ 5 đến 10 buổi Tàn nhang có thể được xóa sạch không tái phát sau 5 đến 10 buổi với công nghệ Laser Revlite. So với các vấn đề tăng sắc tố khác như nám, chàm, bớt, sạm da... thì tàn nhang là hiện tượng không quá phức tạp để điều trị nếu bạn lựa chọn đúng công nghệ và phương pháp. Laser Revlite có thể xóa...