12 sai lầm tai hại bạn cần tránh vào mùa đông
Tắm lâu, uống ít nước, ngủ nướng,… những thói quen tưởng như quá đỗi bình thường vào mùa đông lại có thể gây nguy cơ sức khỏe khôn lường.
Không uống đủ nước: Cơ thể ta mất nước chủ yếu qua bài tiết và tiêu hóa. Vào mùa đông, cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, do đó nhiều người có xu hướng uống ít nước hơn. Đây là một sai lầm tai hại, vì thiếu nước có thể gây táo bón, khó tiêu và các bệnh về thận.
Lười vận động: Cái lạnh mùa đông dễ khiến ta lười vận động tay chân. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn nhằm tăng cường miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Không giữ ấm bàn tay và bàn chân: Nghiên cứu cho thấy giữ ấm bàn tay và bàn chân khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên đeo tất chân khi đi ngủ để kéo dài thời gian ngủ và tránh thức giấc giữa chừng.
Tắm lâu với nước nóng: Tắm nước nóng vào mùa đông giúp làm dịu cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, tắm nước nóng quá lâu có thể làm khô da, phá hủy các tế bào keratin ở lớp da trên cùng, gây viêm da, khô da và mẩn đỏ.
Mặc quá nhiều quần áo: Việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng vào mùa đông, tuy nhiên mặc quá nhiều lớp quần áo có thể khiến bạn thấy nóng bức và đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước cơ thể.
Video đang HOT
Ăn uống vô độ: Trời lạnh dễ khiến ta thèm ăn hơn, bởi cơ thể cần nhiều calo để chống chọi với cái lạnh. Tuy nhiên, thay vì ăn các món ăn vặt vô bổ, hãy chọn các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, giúp bạn no lâu hơn.
Uống quá nhiều cà phê: Một tách cà phê nóng giữa trời đông lạnh giá nghe thật là hấp dẫn, nhưng nếu uống quá nhiều cà phê, lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Hãy chỉ uống tối đa 3 tách cà phê mỗi ngày.
Ngủ nướng: Vào mùa đông, đêm trở nên dài hơn và ngày ngắn hơn. Điều này làm rối loạn tuần hoàn sinh học, khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone ngủ melatonin hơn, làm ta thấy uể oải và buồn ngủ. Hãy cố gắng chống chọi với cảm giác buồn ngủ để duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý.
Lười ra khỏi nhà: Cái lạnh mùa đông khiến ta ngại ra khỏi nhà hơn. Điều này dễ khiến ta thụ động và lười biếng hơn, dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tự ý sử dụng dược phẩm: Bị ốm là chuyện phổ biến vào mùa đông, nhưng việc tự uống thuốc mà không có chỉ dẫn, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể gây hậu quả khôn lường. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Uống quá nhiều rượu bia: Chuyên gia cho hay một lượng nhỏ các loại rượu như rượu rum hay whisky có thể giúp làm ấm cơ thể vào mùa đông. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến các vấn đề về gan, thận và hệ miễn dịch.
Không dưỡng ẩm cho da: Dưỡng ẩm da là một công đoạn không thể bỏ qua nhằm ngăn ngừa tình trạng khô ráp da do thời tiết lạnh giá. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm và body lotion để bảo vệ làn da khi gió mùa về./.
Thường cảm thấy lạnh sau khi tập thể dục, có nguy hiểm không?
Cảm thấy lạnh sau một buổi tập luyện trong mùa đông là điều dễ hiểu. Nhưng trải nghiệm tương tự trong mùa hè là điều khá khó hiểu.
Có nhiều người cảm thấy ớn lạnh sau khi tập luyện cường độ cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có nhiều người cảm thấy ớn lạnh sau khi tập luyện cường độ cao và thường thắc mắc tại sao điều này lại xảy ra.
Trước hết, ớn lạnh không liên quan gì đến nhiệt độ bên ngoài hoặc thời tiết. Tất cả đều xảy ra do những thay đổi diễn ra bên trong cơ thể. Có thể có một vài nguyên nhân đằng sau điều này.
Dưới đây là 5 lý do tại sao hầu hết mọi người cảm thấy lạnh sau khi tập thể dục.
1. Hạ nhiệt không đúng cách
Khởi động và hạ nhiệt là hai bước quan trọng mà mọi người phải làm trong quá trình tập luyện của mình.
Trong khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng đột biến. Hạ nhiệt giúp cơ thể giảm nhiệt độ cơ thể từ từ và điều hòa lưu lượng máu. Nhiệt độ cơ thể giảm mạnh thường khiến một người cảm thấy lạnh sau buổi tập và làm tăng nguy cơ chấn thương, theo Times of India.
2. Mất nước
Nước rất cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn không uống đủ lượng nước sau khi tập luyện, bạn có thể phải đối mặt với những cơn ớn lạnh đột ngột sau đó. Bạn cũng có thể bị chuột rút, chóng mặt và buồn nôn. Nên uống đủ lượng nước trước khi tập luyện.
Ngoài ra, đừng quên bổ sung lượng nước bị mất do đổ mồ hôi sau khi tập thể dục, theo Times of India.
3. Mặc quần áo phù hợp
Vào mùa đông, chúng ta có thói quen mặc nhiều áo để phòng tránh thời tiết lạnh giá. Điều này giúp chúng ta duy trì nhiệt độ cốt lõi của cơ thể khi chúng ta ngừng tập luyện. Nhưng vào mùa hè, chúng ta hầu như không chú ý đến điều này.
Mặc quần áo phù hợp vào mùa hè cũng không kém phần quan trọng. Quần áo cotton có thể dễ dàng thấm mồ hôi và giữ ấm cho bạn. Nên mặc cotton hơn các loại vải khác.
4. Mức đường huyết thấp
Lượng đường trong máu giảm sau buổi tập có thể khiến bạn cảm thấy lạnh. Để tránh điều này, hãy nạp "nhiên liệu" đúng cách trước khi tập luyện.
Trong khi tập thể dục, lượng đường trong máu của chúng ta giảm xuống và chúng ta bắt đầu cảm thấy lạnh. Ăn carb phức tạp và thực phẩm giàu protein trước khi tập thể dục để duy trì năng lượng trong thời gian dài hơn.
5. Thiếu nghỉ ngơi
Ớn lạnh cũng thường xảy ra khi bạn tập luyện quá sức hoặc không nghỉ ngơi giữa buổi tập luyện của mình. Trong cả hai trường hợp, cơ bắp của bạn sẽ mệt mỏi và căng thẳng sau khi tập luyện và bạn cảm thấy không khỏe, theo Times of India.
Thời tiết cuối thu, ngày ấm - đêm, sáng lạnh: Cần ưu tiên thực phẩm nhiều chua ít cay để mùa đông giảm bệnh Th.s BS Hoàng Khánh Toàn- Trưởng môn YHCT BV 108 cho biết, thời tiết thay đổi thất thường kết hợp với mưa gió, nắng hanh dễ khiến chất dịch trong cơ thể bị hao tổn gây khô miệng, nẻ môi, mũi, họng hay da dẻ nứt nẻ gây kém nhuận, dễ táo bón và các bệnh mùa đông khác. Để khỏe mạnh trong...