12 năm sốt nóng, đóng băng BĐS dưới góc nhìn Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Bước qua giai đoạn thị trường trầm lắng, đóng băng; hiện thị trường bất động sản đang ở giai đoạn phát triển…
Tại Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có những chia sẻ về diễn biến thị trường bất động sản (BĐS) 12 năm qua, kể từ khi Luật Nhà ở 2005 và Luật Kinh doanh bất động sản 2006.
Thị trường bất động sản đã bước những những giai đoạn phát triển nóng rồi trầm lắng, đóng băng và nay đã phục hồi và phát triển trở lại….
Cụ thể, giai đoạn 2006 – 2010, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đánh giá, thị trường BĐS phát triển nóng. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này chuẩn cho vay lĩnh vực BĐS hạ thấp, lượng tín dụng đổ vào thị trường nhà ở quá lớn dẫn đến thị trường BĐS lại phát triển nóng, giá cả tăng cao, đặc biệt là giá nhà ở, thị trường giai đoạn này chủ yếu là đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời.
Do lợi nhuận cao nên trong giai đoạn này có rất nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, không đủ năng lực về tài chính cũng tham gia vào thị trường, đầu tư không tuân thủ quy hoạch, không có kế hoạch, không có căn cứ vào nhu cầu thực của thị trường, ông Sinh nêu.
Video đang HOT
Đến giai đoạn 2011 – 2013, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng do trong giai đoạn 2009-2010 nguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường BĐS quá lớn và có quá nhiều dự án nhà ở được cấp phép đầu tư.
Đồng thời, giai đoạn 2011-2013 đầu tư kinh doanh BĐS được coi là lĩnh vực phi sản xuất, nên các ngân hàng đã siết chặt nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS, ngay lập tức thị trường này lại rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng.
Cụ thể, giá BĐS nhà ở sụt giảm trung bình từ 20-30%, cá biệt có những dự án giá giảm tới 50% so với thời kỳ 2009-2010. Số lượng giao dịch thành công giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 10 – 20% so với thời kỳ thị trường phát triển bình thường; thậm chí nhiều dự án còn không có giao dịch. Kéo theo đó là tồn kho BĐS tăng cao; thời điểm 2013 với số lượng hàng tồn kho lên tới trên 128.000 tỷ đồng, với trên 33.000 căn chung cư, trên 15.000 căn nhà thấp tầng, trên 9 triệu m2 đất nền nhà ở và trên 2 triệu m2 đất nền thương mại khác….
Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, thị trường BĐS phục hồi và phát triển sau thời gian trầm lắng kéo dài do ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã xác định vấn đề cốt lõi để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đang trầm lắng (2011-2013) là phải khắc phục được sự lệch pha cung – cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa hợp lý theo hướng phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của đại đa số người mua, trọng tâm là phải tập trung thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, hướng tới người nghèo, người thu nhập thấp.
Trên cơ sở đó, ông Sinh cho biết, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu, cùng với việc ban hành các đạo Luật mới đã giúp cho thị trường BĐS phục hồi và phát triển tích cực.
Hệ thống qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản cũng đã dần hoàn thiện. Trong những năm vừa qua, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật quan trọng, như Luật Đất đai (2003, 2013), Luật Xây dựng (2003, 2014), Luật Nhà ở (2005), Luật Kinh doanh bất động sản (2006) và Luật đầu tư (2005, 2014) và các Nghị định hướng dẫn kèm theo, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thuận lợi cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ông Nguyễn Văn Sinh cho hay.
Theo ông Sinh, trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh bất động sản, do nhu cầu về bất động sản như: nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng… của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Theo Minh Thư
Infonet
IREC 2018: 'Rộng cửa' cho bất động sản Việt bước ra thế giới
Ngày 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội nghị Bất động sản quốc tế - IREC 2018 đã chính thức khai mạc và mở ra nhiều cơ hội kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Ông Daniel Kristenblink - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh bất động sản, do nhu cầu về bất động sản như: nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng... của Việt Nam vẫn còn rất lớn.
"Hy vọng rằng, qua Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018 cởi mở hôm nay, mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp trên thế giới với Việt Nam sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nói riêng gia tăng đầu tư vào Việt Nam", ông Sinh cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, ông Dan Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng khẳng định các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
"Câu chuyện hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thành phố thông minh và tầm quan trọng của bất động sản. Dựa trên hợp tác giữa 2 quốc gia, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có nhiều cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng dựa trên hợp tác này, chúng ta có thể cùng tập trung phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam và kết nối với các thành phố thông minh trong khu vực Đông Nam Á", đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Dan Kritenbrin: "Chúng ta cũng đã trao đổi và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cùng lãnh sự Hoa Kỳ đã đến các thành phố của Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam. Để phát triển bất động sản, cần có sân chơi bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tôi tin rằng Việt Nam đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng và quốc tế nói chung có một điều kiện thuận lợi để hoạt động tại Việt Nam".
Trao đổi bên lề hội nghị, ông Trần Đạo Đức - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CEO cũng cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế tại sự kiện IREC 2018. Với những chiến lược phát triển mạnh thương hiệu nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế tại các địa phương có tiềm năng du lịch, Tập đoàn CEO luôn tìm kiếm hợp tác tại các dự án sắp tới, mang đến những sản phẩm giá trị cao, tầm cỡ quốc tế".
Ông Đức cho biết thêm, Tập đoàn CEO mang đến hội nghị các dự án BĐS nghỉ dưỡng đang triển khai tại các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam nhằm quảng bá và thu hút đầu tư. Đây là các dự án quy mô, hợp tác quản lý cùng đối tác hàng đầu thế giới Accor (Pháp), Best Western (Mỹ)... Việc hợp tác với các thương hiệu quản lý quốc tế sẽ là bước đệm quan trọng để BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam nắm bắt xu hướng và thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng như quảng bá du lịch Việt Nam.
Được biết, hiện tại, CEO đang triển khai các sản phẩm nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc tế tại các Tỉnh/Thành phố có tiềm năng về du lịch văn hoá và du lịch khám phá như Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cần Thơ, Quảng Bình. Trong đó, Sonasea Vân Đồn Harbor City và Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc là hai tổ hợp dự án nghỉ dưỡng tầm cỡ tọa lạc tại khu vực dự kiến trở thành đặc khu hành chính kinh tế của Việt Nam, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện và đi vào đón khách.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Kiểm soát chặt các dự án du lịch nghỉ dưỡng Bộ Xây dựng cho biết để đảm bảo cân đối cung cầu, tránh tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án bất động sản lớn, sử dụng nhiều quỹ đất. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất...