12 mẹo để tìm đúng những gì cần tìm trên Google
Đây là những thủ thuật hữu ích giúp bạn tìm kiếm trên Google đạt được kết quả nhanh và chính xác hơn.
Lưu ý: những hướng dẫn bên dưới không bao gồm dấu ngoặc kép trong cú pháp và dấu () hoặc [] trong những ví dụ. Cú pháp chính xác sẽ được in đậm
1/ Một số tính năng tìm kiếm cơ bản:
- Nhập “ movies [tên thành phố]” để hiển thị danh sách những bộ phim sắp được chiếu tại địa điểm tương ứng (tuy nhiên hiện tại Việt Nam chưa sử dụng được tính năng này).
- Nhập “ weather [tên thành phố]” để hiển thị thông tin thời tiết được cập nhật ở thời điểm hiện tại.
- Nhập “ [tên hãng bay] [mã chuyến bay]” để hiển thị thông tin về chuyến bay tương ứng.
- Nhập “ [đơn vị cần chuyển] in [đơn vị muốn chuyển sang]“. Ví dụ “300 feet in miles” hay “999 usd in vnd” để chuyển đổi đơn vị.
Video đang HOT
2/ Thay vì nhập phép tính bằng số, bạn có thể nhập hoàn toàn bằng chữ. Ví dụ “ one hundred plus one thousand” để thực hiện phép tính “100 1000″.
3/ Google có hẳn một bộ lọc tìm kiếm để bạn có thể tìm kiếm một cách cụ thể hơn:
- ” [từ cần tìm] site:………. ” để chỉ tìm kiếm thông tin có trong trang web đó. (VD: android site:vnreview.vn)
- ” [từ cần tìm] filetype:……….” để chỉ tìm kiếm những tài liệu có đuôi tương ứng. (VD: android filetype:pdf)
- ” define:[từ cần tìm]” để tìm định nghĩa cho từ đó. (VD: define:Software)
- ” intitle:[từ cần tìm]” để chỉ tìm kiếm những tiêu đề có từ tương ứng. (VD: intitle:IDM)
- ” [từ cần tìm] [từ]..[đến]” để tìm khoảng cách giữa một cái gì đó. (VD: presidents 1800..1900)
- ” [từ] ** [từ] ” để tìm kiếm trong trường hợp đoạn giữa bạn không biết viết thế nào. (VD: tutorial ** cs6)
- ” [từ cần tìm] -[từ không muốn tìm]” để tìm kiếm trong trường hợp bạn không muốn kết quả trả về có nội dung chứa từ nằm phía sau dấu “-”. (VD: internet download manager -full crack).
- ” “[từ cần tìm]” “[từ cần tìm]“ để tìm chính xác những từ không đồng nghĩa hoặc không có số nhiều.
- ” “ [từ cần tìm]“ để tìm chính xác một từ nào đó.
4/ Sử dụng “ site:[địa chỉ trang web]” phía sau từ cần tìm để chỉ tìm kiếm những nội dung có trong trang web đó. VD: [ android site:vnreview.vn] để tìm kiếm những thông tin về Android trên VnReview.vn.
5/ Sử dụng “ site:[tên miền]” phía sau từ cần tìm để chỉ tìm kiếm những nội dung trong những trang web có tên miền đó. VD [ android site:.vn] để tìm kiếm những thông tin về Android có trong những trang web có tên miền .vn.
6/ Sử dụng “ filetype:[đuôi file]” phía sau từ cần tìm để chỉ tìm kiếm những tài liệu được upload có định dạng tương ứng. VD [ how to use windows filetype:doc] để tìm những tài liệu sử dụng Windows dưới dạng file .doc.
7/ Sử dụng “ filetype:[đuôi file] [từ cần tìm] site:[địa chỉ trang web/têm miền]” để tìm kiếm một tài liệu nào đó với định dạng tương ứng nằm trong trang web đó.
8/ Sử dụng “ “[từ cần tìm]“” để tìm kiếm một cụm từ cụ thể, chính xác.
9/ Sử dụng từ “ OR” giữa những từ cần tìm nằm trong dấu ngoặc kép để tìm kiếm nhiều cụm từ cụ thể, chính xác.
10/ Sử dụng nút Camera trên images.google.com để tìm kiếm nguồn gốc hoặc các trang chứa bức ảnh mà bạn đã đăng lên.
11/ Google Images có một bộ lọc hình ảnh giúp bạn. Trong trang tìm kiếm, bạn chọn “Các công cụ tìm kiếm” để sử dụng bộ lọc bao gồm: Kích thước, màu sắc chủ đạo, loại hình, thời gian, …
12/ Trong trang tìm kiếm bình thường, Google cũng có áp dụng một bộ lọc bao gồm: Ngôn ngữ, thời gian, ….. giúp bạn dễ dàng lọc và tìm kiếm thông tin một cách chính xác nhất.
Theo Business Insider