12 loại rau quả giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ăn rau quả mỗi ngày để giúp tăng cường sự miễn dịch của cơ thể trước những căn bệnh như tiểu đường, ung thư và bệnh tim…
Dưới đây là những loại rau, quả nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng lớn trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
1. Cà chua
Mặc dù là một loại quả nhưng cà chua lại thường được dùng như một loại rau phổ biến. Cà chua chứa nhiều lycopen vốn có khả năng chống lại bệnh ung thư. Chúng cũng chứa các vitamin A và K vốn giúp giữ huyết áp ổn định.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh đứng ở tốp đầu trong số các loại rau có thể đối phó bệnh tật hiệu quả. Loại rau này chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, phổi và ruột. Bông cải xanh rất giàu folate, vitamin C và beta-carotene, tất cả đều có khả năng tăng cường miễn dịch trước các bệnh cảm lạnh và cúm.
3. Tỏi
Tỏi chắc chắn là một trong những thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất vì trong tỏi có allicin – một hợp chất có thể chuyển đổi thành organosulfurs giúp bảo vệ tế bào, tránh các bệnh mãn tính lớn. Tỏi là một chất khử trùng tự nhiên, ngăn ngừa ung thư, chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi có thể phòng ngừa hoặc giảm các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ, ung thư, rối loạn miễn dịch, lão hóa não, đục thủy tinh thể và viêm khớp.
Video đang HOT
4. Cà rốt
Cà rốt có nhiều đặc tính tốt cho mắt, tóc và da, là nguồn cung cấp carotene (tiền vitamin A) tốt nhất. Ngoài ra, cà rốt còn có nhiều vitamin A và C giúp điều hòa mức đường huyết và như vậy có tác dụng tốt cho tim.
5. Măng tây
Măng tây dồi dào chất xơ, folate và vitamin B6 nên tốt cho sức khỏe tim. Loại rau này cũng chứa ít natri nhưng nhiều kali nên có thể hỗ trợ hoạt động lành mạnh và hiệu quả của ruột già.
6. Khoai lang
Loại củ này chứa nhiều vitamin A, C và manganese, giúp chống lại bệnh ung thư. Đây cũng là nguồn cung cấp chất sắt và xơ tự nhiên, giúp tăng cường năng lượng và ổn định hệ tiêu hóa.
7. Cà tím
Cà tím chứa chất chống ôxy hóa nasunin, giúp bảo vệ các tế bào não không bị tổn thương. Do cà tím dồi dào chất xơ và kali nên các nhà nghiên cứu cho rằng loại quả này có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ và chứng sa sút trí tuệ.
8. Ớt chuông
Dù bạn thích ớt chuông màu vàng, đỏ hay cam thì chúng đều tốt cho sức khỏe. Loại ớt này chứa nhiều chất tốt cho tim như lycopen và axít folic. Theo các chuyên gia, ăn ớt chuông hằng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư phổi, ruột kết, bàng quang và tụy.
9. Cải bó xôi
Các nhà nghiên cứu cho biết cải bó xôi chứa đến 13 hợp chất flavonoid giúp ngăn chặn ung thư, bệnh tim và chứng loãng xương.
10. Hành tây
Loại củ này tốt cho những người đang hoặc có nguy cơ mắc chứng loãng xương. Hành tây chứa chuỗi axít amin GPCS giúp kiểm soát mức calcium trong cơ thể. Hành tây còn chứa nhiều vitamin C và folate tốt cho sức khỏe tim mạch và dạ dày – ruột.
11. Các loại nấm
Sức mạnh của nấm xuất phát từ khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào T. Các tế bào này có nhiệm vụ tấn công và loại bỏ các tế bào bị hư hại hoặc nhiễm virus, từ đó giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt, sức khỏe ổn định.
Nấm có tác dụng giảm hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ nhờ tác dụng ngăn chặn thiệt hại DNA xảy ra. Trong trường hợp bị ung thư, bạn cũng có thể tăng cường ăn nấm để ngăn chặn khối u phát triển nhanh, kéo dài thời gian khỏe mạnh.
12. Củ cải đường
Củ cải đường được coi là một máy lọc máu tuyệt vời vì nó rất giàu sắt và sản xuất các tế bào máu trắng. Nhờ vậy, nó rất có lợi cho sức khỏe và giúp bạn chống lại bệnh tật.
Củ cải đường còn kích thích các tế bào hồng cầu và cải thiện việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Đây chính là lý do tại sao các nhà khoa học cho rằng củ cải đường có công dụng ung thư, bệnh tim và có tác dụng giải độc cho các cơ quan trong cơ thể. Củ cải cũng giàu chất xơ và bổ dưỡng cho sức khỏe tiêu hóa.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Ăn củ cải đường để giải độc gan
Cũng giống như nhiều loại rau củ hiện đại, củ cải đường được người La Mã trồng đầu tiên. Đến thế kỷ thứ 19, củ cải đường thực sự lên ngôi với phát hiện nó có thể dùng để sản xuất đường.
Nhưng công dụng của củ cải đường không chỉ có thế. Bạn có thể ăn sống, ngâm chua hoặc nấu chín củ cải đường để bổ sung những nguồn dưỡng chất cực kỳ có ích cho cơ thể.
Màu phổ biến nhất của củ cải đường là đỏ thẫm nhưng cũng có loại màu trắng hoặc vàng. Có thể bạn chỉ chú ý đến phần củ nhưng lá loại cây này cũng ăn được. Nếu xét ở hương vị, lá đăng đắng chứ không ngọt ngào như phần củ. Nhưng nếu xét ở hàm lượng dinh dưỡng, lá không hề thua kém, thậm chí còn nhỉnh hơn củ. Đừng nấu lá củ cải đường quá chín. Hãy ăn nó giống như cách bạn ăn rau bó xôi - vốn thuộc cùng họ với củ cải đường.
Củ cải đường, nhất là lá rất giàu canxi, sắt, vitamin A và C. Đó cũng là một nguồn bổ sung axít folic tuyệt vời, chưa kể chất xơ, ma nhê và ka li. Một 100 gr củ cải đường tươi chứa 43 calorie, 2 gr protein, 10 gr carbohydrate, 3 gr chất xơ và không có tí chất béo nào, theo BBC GoodFood.
Củ cải đường từ lâu đã được sử dụng vì mục đích y khoa, chủ yếu là trị bệnh gan vì nó giúp thúc đẩy quá trình giải độc ở gan. Thứ "thuốc nhuộm" làm cho củ cải đường có màu đỏ thẫm chính là betacyanin, chất có công dụng kìm hãm sự phát triển của một số loại ung thư. Ngoài ra, vì rất giàu chất xơ, củ cải đường có lợi cho nhu động ruột, góp phần làm giảm táo bón và cũng giúp hạ huyết áp.
Theo Thanhnien
Những thực phẩm không nên ăn khi uống viên sắt Viên sắt sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu bạn phạm 1 trong 5 sai lầm dưới đây: Ảnh minh họa: Internet Ăn nhiều rau quả Rau quả với hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể; có tác dụng phòng chống táo bón, các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Nhưng ăn nhiều...