12 điều bình thường ở Việt Nam nhưng có thể đưa bạn vào tù nếu làm ở nước khác
Khi đi du lịch ở một vùng khác, quốc gia khác, bạn cần tìm hiểu luật lệ, quy định ở nơi đó nếu không muốn vướng vào rắc rối.
Dưới đây là những điều bình thường ở Việt Nam những có thể khiến bạn bị phạt, thậm chí ngồi tù nếu thực hiện ở nước khác.
1. Thái Lan: Nhặt vỏ sò, cho cá ăn, mang bộ bài theo người
Ở Thái Lan nếu bạn nhặt vỏ sò đẹp hay san hô trên bãi biển, bạn có thể sẽ phải ngồi tù. Hồi đầu tháng 2 năm nay, hai du khách trẻ người Nga đã bị bắt ở Thái Lan vì bị tìm thấy san hô và vỏ sò trong người. Hai cô gái lựa chọn nộp phạt 2.000 USD mỗi người đế tránh án ngồi tù. Theo lời khai vỏ sò và san hô và do họ mua từ một người đàn ông Thái Lan.
Không những bị cấm nhặt vỏ sò, du khách đến Thái Lan cũng không được cho cá ăn trong vùng nước có san hô. Tội này có thể khiến bạn phải ngồi tù một năm. Ví dụ một du khách đã bị bắt vì cho cá ăn để chụp ảnh. May mắn sau đó cô được bảo lãnh nhờ sự giúp đỡ của các nhà ngoại giao, nhưng vẫn phải nộp phạt.
Nếu bạn định chơi bài trong khi tắm nắng ở Thái Lan thì hãy nghĩ lại nhé. Luật pháp ở đây từ năm 1935 đã cấm bạn không được mang theo nhiều hơn 120 lá bài. Vậy nên nếu bị bắt gặp mang nhiều hơn 2 bộ bài, bạn có nguy cơ ngồi tù vì nghi đánh bạc.
2. Australia: Chửi thề
Đừng chửi thề khi bạn đang ở Australia, dù bạn chỉ có ý đùa vui. Ở Queensland và Victoria, chửi thề nơi công cộng có thể khiến bạn ngồi tù tới 6 tháng.
Video đang HOT
3. Singapore: Kết nối Wi-Fi của người khác
Bạn cần hết sức cần thận khi truy cập Wi-Fi ở Singapore. Nếu bạn kết nối một Wi-Fi mở mà không xin phép chủ thì đây có thể sẽ bị coi là hành động tấn công của hacker. Bạn có thể bị phạt tù tới 3 năm vì tội này.
4. Nhật Bản: Không có giấy tờ tùy thân và mang theo thuốc
Khi đến đất nước “mặt trời mọc” này, hãy luôn nhớ mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân. Nếu cảnh sát chặn bạn mà bạn không thể trình xuất giấy tờ, bạn có thể bị bắt ngồi tù đến 23 ngày.
Bạn cũng cần hết sức cẩn thận khi mang theo thuốc đi du lịch. Có nhiều loại thuốc bị cấm ở Nhật Bản, trong đó có thành phần thuốc cảm cúm, cảm lạnh. Hãy lưu ý danh sách bị cấm khi đến du lịch nước này nếu không muốn bị bắt giữ tại sân bay nhé.
5. UAE: Ăn bánh chứa hạt anh túc khi bay tới Dubai
Đến UAE, hãy cẩn thận với sự khám xét chặt chẽ ở sân bay. Dù những thứ nhỏ nhặt cũng có thể khiến bạn bị bắt. Ví dụ một công dân Thụy Điển bay đến Dubai đã bị bắt tù 4 năm vì cảnh sát phát hiện 3 hạt anh túc trên quần áo, sót lại sau khi anh ta ăn bánh ở sân bay Heathrow.
Theo Dân trí, hạt anh túc là loại hạt chứa dầu, thu hoạch từ cây anh túc. Chúng được sử dụng ở dạng nguyên hoặc nghiền bột như một nguyên liệu trong nhiều món ăn, đặc biệt là bánh ngọt và bánh mì, và được ép để lấy dầu.
6. Ả Rập Saudi: Điệu nhảy dabbing và ăn uống trong lễ Ramadan
Điệu nhảy nổi tiếng dabbing có thể khiến bạn gặp rắc rối khi đến Ả Rập Saudi. Dabbing bị cấm ở dây vì chính quyền địa phương cho rằng nó gợi đến tác dụng phụ của việc dùng thuốc bất hợp pháp.
Theo The Week, một ca sĩ Ả Rập Saudi đã bị bắt giữ vì thực hiện điệu nhảy này, thậm chí chính quyền còn phát hành poster cảnh báo giới trẻ về tầm nguy hiểm khi làm theo trào lưu này.
Chính phủ Ả Rập Saudi cũng cảnh báo tất cả khách du lịch nếu ăn uống ở nơi công cộng trong tháng Ramadan sẽ bị bắt và trục xuất.
7. Mỹ: Cho người vô gia cư đồ ăn và khạc nhổ
Cư dân ở thị trấn Fort Lauderdale, Florida, Mỹ nghiêm cấm việc cho người vô gia cư đồ ăn ở nơi công cộng.
Theo tờ The Guardian, một linh mục 90 tuổi ở một nhà thờ địa phương đã bị bắt giam 2 tháng vì nấu đồ ăn cho người vô gia cư.
Bạn chỉ có thể làm từ thiện ở những nơi đặc biệt sau khi có giấy phép chính thức từ chính quyền địa phương.
Một luật cấm bất ngờ khác ở Florida mà có lẽ chúng ta ai cũng từng vi phạm. Thị trấn nhỏ Lackland đã chính thức cấm hành vi khạc nhổ nơi công cộng từ năm 1944. Tuy vậy, năm 2013, một người đàn ông 29 tuổi đã không biết luật này và phải ngồi tù vì tội khạc nhổ lên vỉa hè.
Theo Bright Side
Không thể đẩy hết trách nhiệm cho giáo viên
Vừa rồi, tại một cuộc họp với phụ huynh, tôi nhận được một phản ảnh hết sức thời sự của người mẹ là con của họ đang nghiện game online quá đà. Thực ra đây không phải là vấn đề mới nhưng dường như nó chưa bao giờ nguội.
Ảnh minh họa
Điều tôi quan tâm ở đây là từ sự việc này, một người cha đã đứng lên đổ lỗi trách nhiệm cho nhà trường, cho giáo viên về việc không quản lý, không giám sát học sinh ở trường dẫn đến rất nhiều trẻ nghiện game online, bỏ bê việc học.
Tôi rất cảm thông cho nỗi lòng phụ huynh về vấn đề này, vì quá lo cho con nên mới phản ứng như thế. Đồng thời tôi cũng trăn trở về nghề nghiệp của mình khi mà không hoàn thành sứ mệnh giáo dục, cũng như việc phụ huynh không cảm thông với nhà trường,
giáo viên.
Tôi đã bình tĩnh giải thích cho phụ huynh hiểu, cũng như quy trách nhiệm của bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Nhà trường rất sẵn sàng phối hợp với phụ huynh giám sát, giáo dục trẻ trong các hoạt động vui chơi, giải trí ngay cả khi ra khỏi trường nếu như có sự tương tác từ phía phụ huynh.
Nếu trong quá trình học tập ở trường, học sinh hư hỏng thì trách nhiệm có thể là ở nhà trường, giáo viên. Đằng này việc chơi game của con diễn ra trước giờ vào lớp và sau giờ tan học thì không thể quy lỗi cho phía nhà trường được. Các em tan học, phụ huynh đến rước, nếu không rước thì các em tự đạp xe về nhà. Khoảng thời gian ấy các em có thể ghé vào các quán net chơi game (hoặc đi bất cứ nơi đâu), làm sao nhà trường quan tâm cho xuể. Thấy con lâu về, cha mẹ cần phải liên lạc với nhà trường ngay để phối hợp tìm rõ nguồn gốc hơn là buông lỏng. Từ việc tương tác nhà trường mới có hướng xử lý, giải quyết rốt ráo. Có như vậy mới ngăn chặn cơn nghiện game của học sinh ngay từ lúc mới khởi phát.
Dịch vụ Internet hiện nay nhan nhản khắp nơi, thường phục vụ cho học sinh chơi game online hơn là việc học, việc làm... Nói không ngoa, phụ huynh cứ thử ghé vào các quán net (nhất là gần trường) trước giờ vào lớp và sau giờ tan học sẽ thấy những em học sinh mặc đồng phục đang say mê chơi game, chốc chốc lại buông ra câu chửi thề.
Nhiều em khi ra khỏi cổng trường, ghé vào quán net chơi cho đến tối mới về nhà, có em còn gọi điện thoại nói dối với gia đình là ghé nhà bạn trao đổi bài tập hoặc đi ăn chè chút về. Những trường hợp như thế cha mẹ nên đặt câu nghi vấn: "Liệu con mình có qua nhà bạn ôn bài hay đã la cà đâu đó?" rồi có trách nhiệm đi tìm sự thật. Sự quan tâm ấy cũng ngăn chặn kịp thời các em làm những chuyện xấu khác.
NGUYỄN THANH VŨ
Theo plo.vn
Trong lòng tôi vẫn muốn cưới người con gái từng xúc phạm mình Đôi khi cô ấy dùng những từ ngữ khiến tôi thấy không được tôn trọng như chửi thề, xúc phạm, gọi tôi là thằng hèn hạ. Hình ảnh minh họa Tôi 27 tuổi, độ tuổi không quá trẻ cũng không còn sớm để kết hôn, với tôi việc kết hôn không nằm ở độ tuổi mà là do suy nghĩ của chính mình,...