12 dấu hiệu cảnh báo bạn cần thay đổi chế độ ăn uống
Những thay đổi trên cơ thể bạn như đau bụng, hay đối, không có năng lượng… là dấu hiệu cảnh báo về một chế độ ăn uống không phù hợp với thể trạng.
Chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe so với những gì bạn nghĩ. Rõ ràng, những gì bạn ăn ảnh hưởng đến vòng eo của bạn và tác động đến hầu như mọi khía cạnh của cơ thể. Những gì bạn quyết định bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng đến mọi thứ như năng suất làm việc, bộ nhớ, thậm chí là làn da của bạn.
Eatthis đã chỉ ra một vài dấu hiệu khác thường của cơ thể nhắc nhở bạn đến lúc thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Thường xuyên đau bụng, buồn nôn
Sự đầy bụng liên tục là dấu hiệu chính cho một chế độ ăn uống tồi tệ. Nếu bạn nhận thấy buồn nôn hay nôn mửa sau khi uống sữa, ăn pho mát, có thể do cơ thể bạn không dung nạp lactose. Nhiều người bị dị ứng nhẹ với sữa và thậm chí bản thân không nhận ra điều này, vì vậy, hãy cẩn thận khi tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Bạn đang táo bón
Táo bón là dấu hiệu là chế độ ăn không đảm bảo. Ảnh: Internet
Táo bón và các hoạt động bất thường của ruột đều là dấu hiệu của một chế độ ăn uống có nhiều sai lầm. Nếu gặp dấu hiệu này, bạn có thể đang thiếu chất xơ trong chế độ ăn. Bởi chất xơ điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của bạn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động suôn sẻ, vì vậy điều quan trọng là giữ được chế độ ăn cân bằng với đầy đủ chất xơ. Các thực phẩm như đậu, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt đều là những nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời bạn nên dùng.
Bạn luôn cảm thấy đói
Bạn luôn nói rằng bản thân đã sẵn sàng để ăn kiêng nhưng vào cuối ngày bạn vẫn luôn cảm thấy đói và lai rai một túi khoai tây chiên hoặc kem để ăn vặt. Mặc dù sức mạnh ý chí của bạn có liên quan đến việc ăn kiêng, nhưng chế độ ăn uống mới là gốc rễ của vấn đề.
Chuyên gia dinh dưỡng Cassie Bjork, một diễn giả, giám đốc điều hành và là tác giả có nhiều tác phẩm chuyên về dinh dưỡng, nói: “Đói là cách cơ thể phản ứng với việc cơ thể không được hấp thụ đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết – đó là phản ứng sinh hóa và tín hiệu truyền từ não để cho bạn biết, bạn cần chế độ ăn đầy đủ hơn”.
Bạn đang cắt bỏ các nhóm thực phẩm
Theo Eatthis, một chế độ ăn uống lành mạnh là không nên cắt bỏ toàn bộ nhóm thực phẩm, trừ khi vì một vài lý do về y tế như không dung nạp lactose hoặc bệnh celiac. Mỗi nhóm thực phẩm là điều cần thiết để cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất bạn cần để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Điều đó có nghĩa là, nếu bạn ăn chay hay ăn chay trường, bạn không cần ăn các sản phẩm từ thịt nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có được các chất dinh dưỡng thiết yếu từ những nhóm thực phẩm khác phù hợp với chế độ ăn của bạn (đậu là một nguồn protein tuyệt vời cho những người yêu việc ăn chay).
Bạn luôn trong trạng thái tồi tệ, hay cáu kỉnh
Nếu bạn luôn luôn cáu kỉnh, có thể do chế độ ăn tác động đến tâm trạng của bạn. Khi bạn cắt giảm lượng calo và carbs xuống mức thấp, bạn sẽ bị kích thích bởi sự thèm ăn. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Isabel Smith, người sáng lập tổ chức Isabel Smith Nutrition cho biết lượng đường trong máu của bạn cũng giảm xuống thấp, góp phần làm cho tâm trạng thay đổi theo hướng xấu. Cô khuyên bạn, nếu gặp tình trạng này thường xuyên, hãy bổ sung thêm nhiều carbs vào bữa ăn của bạn, điều này giúp cơ thể “hài lòng” hơn và cũng sản xuất nhiều serotonin (chất “hạnh phúc”) trong não.
Video đang HOT
Bạn đang mệt mỏi
Nếu bạn liên tục mệt mỏi, thì có lẽ là do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể bạn không có năng lượng để hoạt động. Đại học Harvard lưu ý rằng một chế độ ăn uống không tốt có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi toàn thời gian, do việc thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng để nạp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong suốt một ngày dài. Hãy đảm bảo chế độ ăn kiêng của bạn là sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, như chất béo lành mạnh, protein và cả các carbs phức tạp.
Bạn thường xuyên cảm lạnh
Bạn thường xuyên bị cảm lạnh ngay cả ở mùa hè, thì rất có thể chế độ ăn uống của bạn đang bị mất cân bằng. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí American College of Nutrition cho thấy chế độ ăn ít carbs ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp của bạn – nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bạn. Tuyến giáp chậm sẽ làm bạn thường xuyên cảm thấy ớn lạnh. Thay vì loại bỏ tất cả carbs ra khỏi chế độ ăn, bạn hãy bổ sung đủ hàm lượng cần thiết thông qua các thực phẩm như bánh mì nguyên chất, mì ống và các món nướng khác.
Da nổi mụn, xuất hiện nếp nhăn
Mụn trứng cá và nếp nhăn là hai dấu hiệu dễ thấy nhất của một chế độ ăn kiêng không cân bằng. Một bài báo tổng quan được công bố trên tạp chí Dermato- Endocrinology cho thấy chế độ ăn thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sản xuất retinoid và sự thiếu hụt loại dinh dưỡng quan trọng này dễ dẫn đến tình trạng tóc khô, móng giòn dễ gãy. Ăn các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt hay bí để đảm bảo cơ thể được hấp thụ vitamin A hàng ngày.
Bạn dễ chán nản, trầm cảm
Nếu bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và lo sợ thì đó là dấu hiệu cảnh báo đã đến lúc thay đổi chế độ ăn uống. Tạp chí Tâm thần học Ấn Độ nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất đặc biệt là acid béo Omega-3 có thể dẫn đến trầm cảm và các bệnh tâm thần khác. Và đặc biệt rằng việc bổ sung chất dinh dưỡng có chứa folate và vitamin B12 giúp bệnh nhân trầm cảm có tâm trạng thoải mái hơn và chống lại bệnh tâm thần của họ.
Bạn không thể nhớ bất cứ điều gì
Những gì bạn ăn cũng ảnh hưởng đến bộ nhớ của bạn. Theo một nghiên cứu của Annals of Neurology, những phụ nữ tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa thì có trí nhớ tệ hơn những người tránh loại chất béo này. Bạn nên bớt tiêu thụ các loại bánh mì kẹp thịt, thức ăn nhanh, khoai tây chiên và nên ăn những thứ ít chất béo bão hòa hơn như salad, bánh mì nướng bơ.
Hệ miễn dịch kém, thường xuyên bị bệnh
Nếu bạn đang dùng chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất đạm thấp, điều này gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Theo một nghiên cứu do Khoa Phẫu Thuật thuộc trường Đại học Pennsylvania, protein giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, khi bạn thiếu đi chất dinh dưỡng thiết yếu này, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, hãy đảm bảo bạn đang ăn các nhóm thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ chất đạm như thịt nạc, đậu và rau xanh đậm.
Nhanh chóng cạn kiệt năng lượng trong ngày
Nhanh chóng cạn kiệt năng lượng là dấu hiệu của chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất. Ảnh: Internet
Thiếu sắt trong chế độ ăn dễ khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng nhanh chóng. Một trong những nhiệm vụ của sắt là giúp tăng mức năng lượng bằng cách vận chuyển oxy khắp cơ thể. Nhưng khi bạn không ăn đủ các thực phẩm bổ sung sắt, cơ thể không có đủ lượng tế bào hồng cầu cần thiết để vận chuyển dưỡng khí và tạo ra năng lượng. Trung tâm Cleveland Clinic for Continuing Education cho biết: Một trong những triệu chứng thiếu máu lớn nhất là năng lượng cơ thể cạn kiệt, cơ thể yếu và chậm chạp. Nếu gặp dấu hiệu này, hãy bổ sung sắt và kết hợp với một số thực phẩm giàu chất sắt và chất xơ để tăng lượng oxy trong máu.
Theo laodongthudo.vn
Khi bị táo bón, bạn nên làm gì?
Những lời khuyên chế độ ăn uống đơn giản và thay đổi lối sống có thể giải thoát bạn khỏi chứng táo bón.
Táo bón là biểu hiện của tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường.
Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần và thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng nếu bị mãn tính thì sẽ khó điều trị hơn vì có liên quan tới những bệnh khác.
Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Nếu bị táo bọn kéo dài sẽ dẫn tới bị pô-líp và nghiêm trọng hơn là ung thư đại trực tràng.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn có thể bị táo bón, đó là: Cơ thể thiếu chất xơ; bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc đã uống; Tiểu đường, suy giáp, hoặc mắc các chứng về thần kinh như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson... cũng có thể khiến bạn bị táo bón.
Ít phổ biến hơn, nhưng tắc nghẽn ruột có thể ngăn không cho phân truyền bình thường.
Nếu bạn trên 50 tuổi và chưa được kiểm tra ung thư ruột già, hoặc nếu bạn bị chảy máu trực tràng, thiếu máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, hãy đi kiểm tra y tế ngay để loại trừ ung thư đại tràng.
Uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ là một trong những biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng bị táo bón. (Nguồn ảnh minh họa: Theo Health)
Một số cách điều trị hiệu quả
1. Uống nhiều nước:
Bạn cần phải vận động ruột lâu hơn, lượng ruột kết của bạn sẽ hấp thụ từ phân. Vì vậy, nếu cơ thể bạn bị thiếu hydrat hóa, bạn sẽ bị phân cứng và khô.
Bạn nên uống bao nhiêu nước là hợp lý?
Chuyên gia sức khỏe tiêu hóa cho biết: Phụ nữ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới có thể cần đến khoảng 3 lít.
Nên uống nhiều nước vào buổi sáng, nhấm nháp vào buổi trưa và phần còn lại vào buổi tối. Không được uống cùng lúc tất cả số nước nói trên.
2. Ăn nhiều chất xơ:
Michael Komar - Giám đốc bộ phận hệ tiêu hóa tại Geisinger ở Danville, Pennsylvania (Mỹ), chia sẻ: Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường nên tăng cường uống nước và ăn thêm một số thực phẩm giàu chất xơ.
Để cải thiện hệ tiêu hóa thì cơ thể cần 20-35 gam chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và hạt đậu trong nước uống.
3. Tập thể dục:
Khi bị táo bón bạn nên thường xuyên đi bộ (Nguồn ảnh minh họa: Theo Health).
Thiếu hoạt động thể chất được coi là một trong những yếu tố dẫn tới táo bón, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tập thể dục thường xuyên sẽ góp phần cải thiện tốt cho bộ máy tiêu hóa và nâng cao thể lực.
Đã có những nghiên cứu thực hiện trên hai nhóm bị mắc chứng táo bón và đều thực hiện chế độ ăn kiêng như nhau, nhưng nhóm duy trì tập thể dục 12 tuần liên tiếp đã có những chuyển biến tốt hơn rõ rệt.
4. Lựa chọn những thực phẩm chứa vi khuẩn có ích:
Các chất bổ sung probiotic và các loại thực phẩm như sữa chua, kefir và kimchi có chứa vi khuẩn tốt cho vi khuẩn có thể giúp bạn dễ dàng táo bón.
Tiến sĩ Burkhart cho biết: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotic có thể giúp làm mềm phân và tăng số lần đi tiêu", nhưng nó không phải là một phương thuốc chữa bệnh.
Trong khi đó Tiến sĩ Komar chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: "Kể từ khi tôi bắt đầu dùng probiotic, tình trạng táo bón của tôi đã giảm đi rất nhiều".
5. Ăn hoặc uống nước quả:
Lựa chọn các loại quả phù hợp với chế độ dinh dưỡng trong từng thời điểm phù hợp giúp bạn bổ sung thêm vitamin, bổ sung thêm chất xơ... giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện tình trạng táo bón.
6. Giảm căng thẳng:
Stress là một yếu tố có thể gây ra táo bón, vì thế bạn cần phải chú ý đến vấn đề này. Stress kéo dài còn gây hại cho dạ dày, khiến tinh thần của bạn đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống.
7. Không lạm dụng thuốc xổ:
Thuốc nhuận trường kích thích, làm việc bằng cách tăng lượng nước trong ruột và tăng hoạt động ruột, nhưng chuyên gia y tế thì khuyên rằng thuốc xổ ít được chỉ định và không phải giải pháp ưu tiên.
Chỉ sử dụng những thuốc này cho táo bón trầm trọng hoặc nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Nếu bạn có thai, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng, đặc biệt là thuốc nhuận tràng kích thích.
Theo giaoduc.net.vn
Chế độ ăn uống này có thể giúp bạn sống thọ hơn Tuân thủ một chế độ ăn giàu trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải có thể giúp bạn sống thọ hơn, một nghiên cứu mới ở London, nước Anh vừa công bố. Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Y học của Anh, cho thấy những người theo sát chế độ...