11h đêm vợ nằng nặc đòi ly hôn chỉ vì cái giẻ rửa bát: Phụ nữ vô lý hay các anh sức dài vai rộng mà lòng “bất động vô tri”!
Trong hôn nhân không có chuyện nhỏ, tất cả chuyện nhỏ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đằng sau những chuyện lớn.
Tại sao phụ nữ có thể vô lý đến mức đòi ly hôn chỉ vì cái giẻ rửa bát bẩn?
Tôi đã từng nghe rất nhiều chị em than vãn chuyện chồng ở bẩn, vô tâm, cẩu thả nó còn kinh khủng hơn so với đàn ông ngoại tình. Tôi chả tin cho đến hôm qua, 1 chị bạn sang nhà chơi vô cùng ngỡ ngàng khi thấy cái giá bát nhà tôi gọn gàng là do chồng tôi úp.
Nghe nói chị ấy từng 11h đêm lao ra khỏi nhà trong nỗi uất ức và không rơi nổi nước mắt đi tìm nhà nghỉ ngủ vì chồng để chậu bát 3 ngày không rửa. Nhưng rồi mấy ngày sau họ lại bình thường, lại hạnh phúc sau tiếng ting ting chuyển khoản của anh chồng. Ồ, thì ra tiền có thể xoa dịu và làm hạ cơn tức giận của phụ nữ vi diệu thế sao? Đến lúc hỏi ra thì chị ấy bảo đây là tiền mà đầu tháng chồng vay nên bây giờ chồng trả.
Câu chuyện bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn khi lại là 11h đêm, chị bạn tôi nhắn tin: “Hóa ra thủ tục ly hôn đơn giản thật em ạ”.
Tôi đáp theo phản ứng tự nhiên: “Đúng rồi, ly hôn thuận tình đơn giản mà”.
Đột nhiên chị ấy thở dài: “Chị đang nghĩ ly hôn thì nên ở đây tiếp hay thuê nhà khác, 2 mẹ con chắc vẫn sống tốt”.
Bấy giờ tôi mới ý thức được câu nói của chị không phải bâng quơ, tôi chuẩn bị 1 tâm lý vững chãi để nghe bạn mình chia sẻ.
“Tối nay lại cãi nhau vì lão ấy rửa bát không giặt giẻ, rửa nồi nấu cơm thì đổ hết cơm nguội vào bồn. Bảo sao có mỗi chuyện bé tí cứ phải để vợ nói lắm. Có lần giũ cái giẻ rửa bát khéo ra cả muôi cơm. Bẩn thỉu không chịu nổi. Chị nói thì cứ kêu để đấy anh làm, cãi nhau bao lần không sửa được. Chị tức quá mới tuyên bố: Anh có tin tôi bỏ anh vì cái giẻ rửa bát không? , chị bạn tôi trút bầu tâm sự.
Điều chị bức xúc nhất là không chỉ riêng chồng chị, nếu chị kể chuyện này với bạn bè, người ta đều nói: “Có chồng biết rửa bát nấu cơm là tốt rồi còn đòi hỏi gì nữa, chồng tôi còn chả được như thế, cứ chuyện bé xé ra to”.
Tôi lại nhớ 1 trích đoạn trong bộ phim Vũ điệu cha cha làng biển thời gian gần đây đang hot. Cô vợ đã phát khóc lên hét vào mặt chồng chỉ vì anh ta không lộn được đôi tất khi thay ra. Và cô ấy đã tuyên ngôn 1 câu đầy ám ảnh: “Anh mãi mãi không biết được lý do tôi ly hôn đâu”.
Khi những mẩu thuốc vương vãi ám cả vào quá trình phát triển của 1 đứa trẻ
Vẫn là sự thất vọng về câu chuyện lông gà vỏ tỏi trong cuộc sống hôn nhân nhưng cô vợ này lại quyết định ly hôn trong phút mốt, khi đã quá ngưỡng chịu đựng.
“Tôi phải sống với con người vô tâm, vô tư lắm lúc đến vô tri ấy trong 15 năm. Tôi đã nuốt hết những uất ức, bức bối vào lòng như 1 thói quen cho đến khi tôi phát hiện đứa con trai tôi đặt bao kì vọng nó đang trưởng thành như 1 phiên bản thứ 2 của chồng tôi.
Nó cứ đi học về là ném quần áo bẩn khắp phòng, sách vở ngổn ngang, mùi khói thuốc nồng nặc và vài mẩu vương vãi trên thành cửa sổ. Tôi quát nó, mắng nó tí tuổi đã học đòi người lớn còn bày bừa cho ai dọn. Nó đáp gọn lỏn: Mẹ dọn bao nhiêu năm cho bố mẹ có than vãn gì đâu mà giờ mẹ nói con”.
Video đang HOT
Cuối cùng, chị không chờ được con trai thi xong đại học mà quyết chấm dứt chuỗi ngày làm ô sin cho người đàn ông mình từng yêu thương mù quáng.
Tại sao ngày càng có nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau vì những lý do vô cùng vặt vãnh? Bởi vì khả năng chịu đựng của chúng ta đối với “cuộc sống tầm thường” ngày càng giảm.
Tiến sĩ John Gottman, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Washington và vợ ông đã nghiên cứu sự thân mật trong 40 năm. Cuối cùng ông đã tìm ra yếu tố quan trọng nhất quyết định một mối quan hệ thân mật.
Ngay cả khi vợ chồng có một nền tảng tình cảm tốt và một mối quan hệ bền chặt, họ vẫn sẽ dễ dàng bị đánh bại bởi một thứ – Đó là sự tầm thường của cuộc sống hàng ngày.
Thực ra hôn nhân của người bình thường không có quá nhiều bi đát, mối quan hệ thực sự là do những chuyện “nhỏ nhặt” này mà ra.
Tôi nghĩ trong hôn nhân không có “chuyện nhỏ”, tất cả “chuyện nhỏ” chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đằng sau những “chuyện lớn”.
Không có ai sinh ra đã vô tâm, chỉ là tâm họ đang đặt vào đâu
Không có người thứ 3 mà vẫn phải xa cách có tiếc không? Câu trả lời là có, nhưng đối với nhiều người vợ quá ngưỡng chịu đựng thì dù tiếc, sự buông tay này vẫn đáng.
Về cơ bản sẽ có 3 cách để chúng ta đối mặt với những thứ lông gà vỏ tỏi này:
1. Chịu đựng đi, đừng làm ồn ào lên, không có gì to tát cả.
2. Không chịu được thì cứ cãi nhau mãi đến khi không còn sức cãi nhau nữa thì ly hôn.
3. Thực sự nhìn nhận để giải quyết triệt để vấn đề.
Trong mối quan hệ, từ việc nhỏ đến việc lớn, bạn nhất định sẽ trải qua một quá trình: Nhu cầu chưa được đáp ứng => Phán đoán, nghĩ tiêu cực về đối phương => Bên kia cũng làm điều tương tự => Nghĩ tiêu cực về nhau hơn nữa. Vì vậy, điều đáng sợ nhất trong hôn nhân là để cái tôi quá lớn.
Mọi người luôn hình thành 1 kiểu suy nghĩ: Một là đàn ông có trách nhiệm với phụ nữ. Hai là phụ nữ phải hy sinh cho đàn ông.
Ở đây, “trách nhiệm” và “hy sinh” được coi là đương nhiên. Cho đến nay chúng ta vẫn thấy loại cốt truyện này trong nhiều bộ phim và trong cả cuộc sống gia đình.
Nhưng chính kiểu sắp đặt ấy đã khiến hầu hết các cuộc hôn nhân đều đi đến con đường cụt. Vì nó không phù hợp với bản chất của con người.
Ví dụ việc các ông chồng cho rằng lấy vợ thì cô ấy sẽ phục vụ nhà chồng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái… Nhưng lý do vì sao cô ấy phải làm vậy?
Sự “tự cho mình là trung tâm” trong kiểu hôn nhân này là lý do cơ bản khiến chúng ta mất nhau từ những đôi tất bẩn hay cái giẻ rửa bát còn dính đầy cơm.
Chồng tôi cũng từng có rất nhiều khuyết điểm, tôi cũng từng phát điên lên mỗi sáng khi anh ấy chẳng bao giờ xả nước sau khi đi vệ sinh và chiếc khăn rửa mặt lúc nào cũng vắt vẻo ở bồn.
Nhưng rồi chính tay anh ấy đã dán rất nhiều mẩu giấy nhớ khắp nhà với các nội dung: “Nhớ xả nước”, “Phải treo khăn lên”, “Đậy đồ ăn mới được cất vào tủ lạnh”…
Tôi hỏi sao anh ấy phải làm vậy thì chồng tôi trả lời: “Đàn ông thường vô tâm nhưng nếu đã quyết tâm thì việc gì cũng đơn giản”.
Và vấn đề là anh ấy có muốn sửa đổi hay không? Tâm anh ấy có thực sự đặt vào việc hãy sửa chữa bản thân vì hôn nhân gia đình, vì nụ cười của vợ và vì hoàn thiện chính mình không? Hãy tìm cho bạn câu trả lời trước khi quyết định “giải tán”…
Trong nhà ăn uống xong thì ai sẽ là người rửa bát?
Vợ chồng nên thẳng thắn nói chuyện nghiêm túc với nhau về phân chia việc nhà, trong đó có rửa bát sau bữa ăn.
Bởi là vợ chồng thì quan trọng nhất vẫn là trò chuyện để tìm được tiếng nói chung.
Anh chồng trẻ tới gặp Chuyên gia với vẻ bức xúc vì vợ ăn xong toàn kiếm cớ ra ngoài, mặc mẹ chồng lui cui dọn dẹp rửa bát. Đầu tiên khi nghe mẹ anh nói cô vợ lười rửa bát, lười cả việc nhà dù đã làm dâu 3 tháng... thì anh không tin, cho là mẹ bắt ne bắt nét nàng dâu vì anh ở nhà thấy vợ cũng làm việc nọ, việc kia.
Anh hay phải làm ca 3, nhưng hôm đó xin nghỉ phép 1 ngày để xem sự thể thế nào. Theo lệ thường anh ăn xong là đi làm, nhưng tới nửa đường thì quay về. Trong nhà chỉ có mẹ già đang hì hụi rửa bát, dọn dẹp nhà bếp. Anh hỏi vợ thì mẹ bảo: "Hôm nào ăn xong nó chả tót đi chơi, mẹ thấy bếp bẩn không chịu được thì phải dọn".
Anh bảo mẹ để bát đũa đó về cho vợ rửa... và nghĩ cách gọi vợ về, đồng thời từ bỏ thói quen hay đi chơi tối. Đầu tiên anh nhắn tin chụp ảnh bồn bát đĩa và bảo vợ về rửa, nhưng cô vợ không muốn về ngay. Anh chồng dọa nếu không sẽ đập hết bát thì vợ bảo: "Anh đập thì mai đi mua cái mới" . Vậy là anh chồng bực bội đập hết mâm bát đĩa và chụp ảnh gửi cho cô vợ.
Anh nghĩ cũng buồn, vì vợ thiếu tôn trọng cả hai mẹ con anh. Khi yêu anh đã quá yêu chiều để vợ sinh hư, về làm dâu đã không đỡ việc cho mẹ già, còn bắt mẹ già phải phục vụ thêm nàng dâu. Nếu vợ đi làm như anh thì khỏi nói, nhưng vợ không phải đi làm, có thời gian ở nhà cũng không làm việc gia đình, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước đàng hoàng... Mẹ anh thấy vậy khuyên bảo con trai: "Trót chọn vợ không khéo, không dạy được vợ thì ly hôn sớm khi chưa vướng bận con cái thôi".
Rửa bát là nỗi ám ảnh tâm lý của nhiều phụ nữ. Ảnh minh họa.
Một anh chồng trẻ khác cũng tâm sự, nhà có điều kiện nên cưới nhau xong hai vợ chồng được ra ở riêng. Nhưng từ khi cưới vợ về bữa nào ăn xong cậu ấy cũng phải rửa bát đũa vì vợ "khôn lỏi" đặt ra cái lệ vì "vợ đã nấu ăn dọn dẹp rồi" nên ăn cơm xong thì "oản tù tì", ai thua phải đi rửa bát, và lạ là anh toàn thua, chưa bao giờ thắng được vợ. Bỗng dưng việc rửa bát thành "việc của anh" mà không dám kể với ai.
Ai ăn xong cũng thích nghỉ ngơi, tán chuyện... không muốn phải dọn dẹp rửa bát đũa, và đã có nhiều chuyện vui buồn quanh việc rửa bát chén, dọn dẹp bếp và bàn ăn - là việc cần làm sau mỗi bữa ăn. Đơn giản là để bữa sau có chén bát sạch mà ăn tiếp, có bếp sạch để nấu ăn, có bàn sạch để mà ngồi. Việc này không phải là đặc trưng của phụ nữ, hay riêng đàn ông, của người giàu hay người nghèo, của người thành công hay người thất bại... Nhưng quả tình chưa từng có ai có niềm đam mê rửa chén bát.
Với nhiều phụ nữ, việc rửa những chồng bát đĩa cao ngất mỗi khi nhà có giỗ chạp, lễ tết... là cực hình, là nỗi ám ảnh tâm lý lớn nhất của họ. Còn ngày thường hầu hết việc rửa bát sau khi ăn đều "dành" cho người phụ nữ, chỉ có một số phụ nữ ham chơi mới né được việc này. Còn đại đa số các ông chồng thì mặc kệ vợ chợ búa, dọn dẹp, rửa bát đĩa... mà không hề động một ngón tay giúp, kể cả khi vợ bầu bí, ốm đau.
Gần đây dịch bệnh tràn lan nên nhà nhà, người người ăn uống ở nhà nhiều hơn, nhất là sau vụ đình đám chuyện tỷ phú rửa bát hàng ngày giúp vợ thì nhiều cô vợ đã thúc chồng vào bếp rửa bát để gánh bớt bổn phận cho vợ - vì vợ đã quá bận chăm sóc con cái, gia đình và cũng phải đi làm như đàn ông.
Bổn phận của đàn ông là làm người chồng, người cha. Ảnh minh họa.
Theo Chuyên gia, trong đời sống hôn nhân có bổn phận và trách nhiệm của mỗi người. Bổn phận của đàn ông là làm người chồng, người cha, đôi lúc có việc bắt buộc phải làm (do được dạy bảo, áp đặt, hoặc sợ bị đánh giá như sợ định kiến xã hội, sợ làm sai văn hóa gia đình, sợ làm trái với đám đông...), chứ không phải do thúc giục bởi trách nhiệm và nhận thức rõ ràng từ chính mình.
Trách nhiệm na ná như bổn phận, hiểu nôm na là điều ta muốn làm, thích làm với cảm xúc được thúc giục từ trái tim, hay tự nguyện làm, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho lựa chọn ấy. Ví như một người con xa nhà thể hiện sự quan tâm và chăm sóc dành bố mẹ bằng cách gọi điện về thăm hỏi, gửi tiền về biếu bố mẹ hàng tháng... với tâm thế bổn phận là phải làm, không làm không được.
Còn trách nhiệm làm con thì làm được gì cho bố mẹ cũng cần xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn bố mẹ no đủ, yên vui, hạnh phúc.
Nhưng nếu bạn tự do, không có nỗi sợ nào (về định kiến xã hội, văn hóa gia đình, sợ làm trái với đám đông...) thì những bổn phận và trách nhiệm trên bạn có chọn làm hay không? Câu trả lời sẽ giúp bạn phân biệt được bổn phận và trách nhiệm cần có của mỗi người trong nhà.
Đến một ngày năng lượng hứng khởi, nhiệt huyết, vui vẻ, trao ban... trong mọi hành động sẽ tràn về. Ảnh minh họa.
Tương tự trong hôn nhân thì không phải lúc nào bạn cũng thấy mình thích làm, muốn làm mọi việc nhà - dù đó là việc giúp vợ/chồng, bố, mẹ hay con cái. Đa số làm việc nhà theo bổn phận nên "không thật sự thoải mái". Ví như ăn xong chồng phải rửa bát, thì chồng sẽ ao ước có cuộc điện thoại quan trọng ập đến, một công việc đột xuất phải ra khỏi nhà, hay con khóc gọi: "Ba ơi, giúp con...!" ... thì bạn sẽ mừng rỡ xiết bao.
Vậy ăn xong ai là người rửa bát? Chuyên gia cho rằng người rửa chén bát trong nhà là ai thì do sự thống nhất phân công việc nhà của gia đình đó. Phân chia việc nhà xong thì ai muốn phụ giúp người kia là lựa chọn của họ. Ngoài rửa chén bát ra còn rất nhiều việc khác trong nhà cần được phân chia dựa trên sự thống nhất của các thành viên trong nhà, dựa vào bổn phận, trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình.
Hành trình đi từ bổn phận đến trách nhiệm, đi từ bị động đến chủ động... mỗi khi làm việc nhà giúp đỡ người thân cũng trải qua. Vợ chồng nên thẳng thắn nói chuyện nghiêm túc với nhau trong việc phân chia việc nhà, bởi vợ chồng quan trọng nhất vẫn là trò chuyện để tìm được tiếng nói chung.
Đó cũng là cách thường xuyên kết nối trái tim với trái tim nhiều hơn - đừng để cho lý trí can thiệp vào - như thế năng lượng hứng khởi, nhiệt huyết, vui vẻ, trao ban... sẽ dần tràn ngập trong mọi hành động của hai vợ chồng. Năng lượng ấy hướng đến sự san sẻ, đồng hành, yêu thương, nhiệt thành, cho đi trọn vẹn - đó cũng là thứ năng lượng rất cần thiết giúp cuộc hôn nhân của bạn bền vững, hạnh phúc.
Lời nói như bát nước đổ đi, những điều phụ nữ đừng dại thốt ra nếu không muốn hôn nhân gặp 'nguy hiểm' Dưới đây là những điều ngươi vơ thông minh không nên nói với chồng để giữ hạnh phúc gia đình, tranh đê hai vơ chông cai nhau. Đòi ly hôn Đai ky trong tinh yêu la noi "chia tay" con trong hôn nhân la "ly di". Đây la 2 câu noi ban không thê tuy tiên thôt ra. No lam tinh cam cua...