1.100 tỷ đồng đầu tư vào Viện Kỹ thuật Công nghệ cao
Số tiền 1.100 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào việc thành lập Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Khu Công nghệ cao TP.HCM là điểm đến hấp dẫn cho các dự án đầu tư khoa học
Chiều ngày 24/1, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư thành lập Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Đây là dự án đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đầu tư của năm 2014.
Video đang HOT
Dự án được xây dựng trên tổng diện tích đất 45.419 m2 tại khu Nghiên cứu và Triển khai – Đào tạo – Ươm tạo thuộc giai đoạn 2 của Khu với tổng số vốn đầu tư là 1.100 tỷ đồng. Dự kiến sẽ khởi công vào tháng 10/2014 và hoàn thành trong vòng 14 tháng, trước khi đi vào hoạt động quý 2 năm 2016.
Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT được quy hoạch và thiết kế gồm 1 trung tâm chính và 4 phòng thí nghiệm, bao gồm: Phòng thí nghiệm công nghệ Sinh học – Y dược; Phòng thí nghiệm Công nghệ thông tin – Viễn thông; Phòng thí nghiệm công nghệ tự động hóa và Robot; Phòng thí nghiệm công nghệ Năng lượng và Môi trường.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và vận hành Trung tâm Phát triển Công nghệ cao ĐH Nguyễn Tất Thành để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm, công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cao đang ưu tiên phát triển tại Việt Nam.
Tính đến nay, Ban quản lý Khu công nghệ cao đã thu hút được 6 dự án uy tín trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu triển khai, đào tạo, ươm tạo vào khu Không gian khoa học của mình.
Theo Khampha
Hơn 100 tài năng trẻ nhận Giải thưởng "Quả cầu vàng"
Tối 23/12, tại Nhà hát lớn Hà Nội, T.Ư oàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Bộ KH&CN tổ chức Kỉ niệm 10 năm Giải thưởng Quả cầu vàng và trao Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2013.
Năm 2003, T.Ư oàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Bộ KH&CN triển khai xây dựng ề án Giải thưởng Khoa học kĩ thuật mang tên "Quả cầu vàng" để hằng năm tôn vinh mười tài năng trẻ tiêu biểu nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trước sự phát triển mạnh mẽ và vai trò quan trọng của lĩnh vực khoa học - công nghệ khác, bắt đầu từ năm 2011, Giải thưởng Quả cầu vàng được tổ chức theo quy chế mới với bốn lĩnh vực xét thưởng là: Công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y - dược; công nghệ sinh học và công nghệ môi trường.
Trải qua chặng đường 10 năm, Giải thưởng Quả cầu vàng đã thu hút hàng nghìn tài năng trẻ trên khắp các tỉnh, thành phố, ngành trong cả nước và thanh niên Việt Nam đang học tập, công tác ở nước ngoài tham gia. Sau 10 năm, đã có 105 tài năng trẻ đặc biệt xuất sắc được nhận giải thưởng, trong đó có 85 tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông; chín tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ y - dược; sáu tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ môi trường và năm tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Năm 2013, Ban tổ chức nhận được 38 hồ sơ của 20 tỉnh, thành phố, cơ quan, doanh nghiệp và các trường đại học trên cả nước. Kết quả, 10 tài năng trẻ có thành tích đặc biệt xuất sắc được trao Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2013, gồm bốn giải thưởng lĩnh vực công nghệ thông tin; ba giải thưởng lĩnh vực y - dược; hai giải thưởng lĩnh vực môi trường và một giải thưởng lĩnh vực sinh học. ồng thời, Hội đồng giải thưởng đã chọn ra được 20 nữ sinh viên xuất sắc nhất nhận phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ thông tin năm 2013, tất cả đều là những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập.
Theo Nhân Dân
Tái tạo các bộ phận trên cơ thể bằng công nghệ in 3D Công nghệ in 3D không còn xa lạ với chúng ta nhưng ứng dụng cộng nghệ này vào Y học vẫn còn là một điều khá mới mẻ. Vào buổi bình minh của công nghệ tạo mẫu nhanh, người ta dự đoán công nghệ in 3D sẽ chuyển đổi sản xuất, tạo ra một cuộc cách mạng đến người tiêu dùng để mỗi...