11 thực phẩm khó tiêu bạn nên thận trọng
Có những loại thực phẩm khó tiêu mà không phải ai cũng nhận ra, dưới đây là 10 thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn thận trọng khi sử dụng.
1. Gà rán
Các món chiên thường chứa nhiều dầu mỡ, điều này gây ra sự khó tiêu trong bao tử. Chuyên gia dinh dưỡng Tara Gidus ở Orlando, Fla cho biết, những món này còn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy cho những người có tiền sử bệnh về đường ruột.
2. Ớt
Mặc dù vị cay của ớt giúp kích thích ta ăn ngon miệng hơn, nhưng đồng thời cũng sẽ gây ra sự trầy xước dọc theo đường thực quản.
3. Sôcôla
Ăn nhiều sôcôla sẽ không tốt cho việc tiêu hóa. Một thỏi nhỏ thì không sao nhưng nếu ăn một lúc ba thỏi thì không nên. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh hồi lưu dạ dày thực quản (GERD), dù chỉ ăn một ít cũng sẽ không tốt cho sự tiêu hóa.
4. Nước cam ép
Loại axit có trong thức uống này gây xước thực quản. Để tránh đau bao tử, bạn không nên uống cam ép khi chưa ăn gì vào buổi sáng.
5. Khoai tây nghiền
Khoai tây nghiền với sữa được cho là một bữa sáng nhẹ, nhưng thực ra món ăn này lại gây nặng bụng vì chứa nhiều sữa.
6. Hành tươi
Và một số “họ hàng” của nó như tỏi, tỏi tây, hẹ tây, tuy được cho là có ích cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch nhưng đồng thời cũng gây đau bao tử. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mary Ryan, tốt nhất nên nấu chín hoặc dùng chung trong hỗn hợp sống và chín, như thế không những giúp khử hoạt tính mà còn tận dụng được lợi ích của nó.
Video đang HOT
7. Kem
Loại thực phẩm chế biến từ sữa nên sẽ chứa nhiều chất béo. Đây là chất lưu lại trong bao tử lâu hơn so với các loại thức ăn khác trước khi được tiêu hóa.
8. Bông cải xanh và bắp cải sống
Vẫn thường được cho là có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại là nguyên nhân gây ra sự đầy hơi trong ruột. Vì vậy, chỉ cần nấu hoặc luộc là có thể dùng bình thường.
9. Các loại đậu
Có thể gây đau dạ dày. Để dễ tiêu hóa loại thực phẩm này cần có một loại enzyme chỉ có trong dạ dày. Tuy nhiên, phải ăn đậu thường xuyên thì mới có đủ enzyme này, nếu không sẽ dẫn đến trạng thái phù và đầy hơi. Nấu đậu trong súp và tăng thời gian nấu sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
10. Kẹo gôm không đường
Chất cao su nhân tạo có trong kẹo gôm, kẹo ngọt,… cũng gây ra sự khó tiêu. Nên chú ý nhãn kẹo khi mua, nếu nó có chứa 10 gram chất cao su nhân tạo trở lên thì không nên ăn loại này.
(Theo Phụ nữ TPHCM)
Những "ổ vi khuẩn" ngay trước mắt
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều "góc khuất" mà mắt bạn không nhìn thấy. Những "ổ vi khuẩn" đó đều có thể mang mầm bệnh đến cho bạn và những người xung quanh.
1. Tay
Bàn tay không sạch sẽ là nơi dễ nhất để truyền nhiễm các mầm bệnh liên quan đến thực phẩm.
Một nghiên cứu mới đây nhất của Mỹ cho thấy 94% những người được phỏng vấn nói rằng họ đều rửa tay sau khi đi vệ sinh nhưng theo quan sát của nhân viên nhà vệ sinh công cộng thì chỉ có 68% dân chúng tuân thủ "nguyên tắc" rửa tay.
2. Điện thoại ở phòng làm việc
Phần thu tiếng của điện thoại có thể chứa khoảng 2.000 loại vi khuẩn khác nhau nhưng đa phần là vô hại.
Tuy nhiên, nếu 1 người đang bị vi trùng tấn công sử dụng điện thoại trước bạn thì khi bạn dùng, mồm và môi của bạn chạm vào ống nói, hoặc sau khi nghe/gọi xong điện thoại dùng tay lau miệng hoặc xoa mặt, vào mắt thì rất có thể vi trùng theo đó xâm nhập vào cơ thể bạn.
3. Bản chải đánh răng
Không bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng với người khác
Bạn không nên và không bao giờ dùng bàn chải đánh răng của người khác, kể cả với người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết vì vi rút ở trong khoang miệng đều có thể lưu tồn lại trên bàn chải, đặc biệt là có một số loại vi rút có thể sinh tồn trên bàn chải 2 ngày, kể cả khi bàn chải khô ráo sạch sẽ.
4. Bồn cầu
Ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh, bạn có nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột bởi nghiên cứu cho thấy 60% miếng đệm bồn cầu bị ô nhiễm vì các chất thải của cơ thể. Trong khi đó, đại đa phần các vi khuẩn dạ dày đường ruột được lây truyền qua con đường vòm họng - hậu môn.
Vì vậy, nếu sau khi tiếp xúc với bồn cầu, không rửa tay lập tức đi ăn cơm thì chắc chắn bạn đã "ăn" luôn cả vi khuẩn trên bồn cầu vào trong bụng.
Có những lúc chúng ta có thói quen là trước khi ngồi xuống bồn cầu thì lấy giấy vệ sinh ra lau bồn cầu xong mới ngồi, nhưng hành động này có thể làm cho vi khuẩn trên bồn cầu khuếch tán rộng ra thêm.
Các địa điểm "hot" mà các vi khuẩn khác thích tập trung ở trong nhà vệ sinh là: vòi nước, nắm đấm cửa, chậu rửa. Vì vậy sau khi từ nhà vệ sinh ra nhất định phải rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng, tốt nhất là lau khô tay bằng khăn tay của chính mình.
5. Bút
Dựa vào nghiên cứu của Rinstead-nhà chế tạo thuốc viêm loét khoang miệng, ngoài tác dụng để viết ra, 4 "tác dụng" lớn khác của bút là: dùng để gặm nhấm, gãi lưng hoặc gãi chân, khuấy cà phê hoặc trà, và dùng để thông máng nước. Vì vậy, khi bạn đang suy tư bất giác để bút lên miệng thì bạn hãy nên cẩn trọng.
Khi bạn đang suy tư bất giác để bút lên miệng, thì bạn hãy nên cẩn trọng.
Ngoài ra không nên mượn bút của bác sỹ. Theo nghiên cứu của một trường đại học ở Áo thì vi rút lây truyền từ bệnh nhân qua tay của bác sỹ, sau đó lại truyền đến bút của bác sỹ, vì vậy bút của bác sỹ đa phần đều bị lây nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm lây nhiễm hệ thống tiết niệu và các bệnh về da.
6. Nhà tắm công cộng
Bể bơi, nhà tắm ở trong phòng/trung tâm thể thao là nơi ẩm ướt, ấm áp, rất thích hợp với các vi trùng, nấm mốc gây chứng hôi chân. Vì vậy tốt nhất bạn nên tự chuẩn bị dép lê, vệ sinh phần chân sạch sẽ. Đây là những biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh hôi chân.
7. Thớt
Bất cứ loại vi khuẩn nào ấn chứa trong thức ăn đều có khả năng lợi dụng thời cơ chuẩn bị thức ăn, "nhảy vọt" lên trên thớt chặt. Ví dụ: khuẩn que ẩn trong thịt sống, các loại trứng, rau xanh chưa rửa sạch và các chế phẩm từ sữa.
Một con đường lây nhiễm thường gặp đó là lây nhiễm qua giao thoa giữa thực phẩm chín và sống, vì vậy khi "xử lý" thịt sống, thịt chín hoặc rau quả, tốt nhất nên sử dụng dụng cụ dao chặt và thớt chặt khác nhau.
Nếu không khi xử lý các thực phẩm khác nhau cần phải dùng nước nóng hoặc nước rửa tẩy trùng triệt để các dụng cụ dao và thớt, đương nhiên kèm theo cả bàn tay cũng phải rửa sạch.
8. Máy bay
Không ít người bị cảm là do bị lây nhiễm ở trên máy bay. Gần đây nước Anh có hai bệnh nhân bị bệnh lao phổi, sau khi điều tra, phát hiện nguyên nhân là do lây nhiễm trong quá trình đi máy bay từ Newyork về Anh.
Máy bay đường dài thường tiết kiệm chi phí bằng cách tuần hoàn không khí trong khoang máy bay. Điều này có nghĩa là không khí mà bạn hít vào trong vòng 15 tiếng là không khí mà hơn 300 hành khách thở ra.
Không ít người bị cảm là do bị lây nhiễm ở trên máy bay (ảnh minh họa)
Mặc dù các hãng hàng không dân dụng đã cho biết, tỉ lệ không khí trong lành trong khoang máy bay không nên thấp hơn 50% nhưng có rất ít người kiểm tra được đích thực. Không gian đóng, không khí sử dụng đi sử dụng lại làm cho vi khuẩn và vi rút "phiêu lưu" khắp nơi. Thêm vào đó là không khí lại khô hanh khiến dịch tiết trong mũi không có cơ hội "hoạt động", càng tạo "cơ hội" cho vi khuẩn hoạt động.
Nếu thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay thì việc bạn có thể làm được đó là trước khi lên máy bay mấy ngày và trong quãng đường bay, bạn nên bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng của chính mình.
9. Ga trải giường
Bài liên quan: Những "ổ vi khuẩn" ngay trước mắt
Những ổ vi trùng di động
Vi sinh vật ở ga trải giường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đó không phải là vi khuẩn hay vi rút mà là bụi sán. Bụi sán sẽ gây ra viêm mũi và hen suyễn do dị ứng.
Theo báo cáo của hiệp hội đồ dùng giường ngủ quốc gia Anh, bụi sán ký sinh ngay ở trên da người. Những tế bào da chết đi cùng hơi ẩm tỏa ra từ cơ thể chính là môi trường thuận lợi cho bụi sán phát triển. Chuyên gia kiến nghị, phương pháp tốt nhất để phòng chống bụi sán là:
- Mỗi ngày cần phải lưu thông không khí cho gian phòng
- Duy trì chăn ga sạch sẽ, thông thoáng, khi có ánh mặt trời thì nên đem ruột chăn ra phơi, dùng máy hút bụi để hút bụi bặm ở giường đệm và gối hàng tuần.
- Những người bị viêm mũi và hen suyễn do dị ứng có thể mua ga có chức năng phòng chống bụi sán.
(Theo Dân trí)
Những mẹo khi ăn lẩu nóng để không hại tới sức khỏe Việc ăn ngay thực phẩm vừa được đun sôi trong nồi lẩu rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản... Mùa đông, lẩu trở thành món khoái khẩu của mọi người. Món ăn nóng hổi với những tiếng xuýt xoa của đồ ăn nóng cũng như hương vị cay mang lại cảm giác thú vị cho người ăn. Tuy...