11 thực phẩm cần tránh để trong tủ đông
Chất lượng của trái cây, rau xanh, sữa, trứng… nhanh chóng giảm đi, thậm chí biến mất hoàn toàn nếu bảo quản bằng tủ đông.
Nhiều người có thói quen lưu trữ mọi loại thức ăn trong tủ lạnh dù chúng không thuộc về nơi này, hoặc đặt nhầm đồ vật không dùng được trong lò vi sóng…. Thực tế, quan điểm sai lầm về việc chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm rất phổ biến. Hậu quả không hề xa lạ, chẳng hạn như hành tây bị mốc, cà chua mất hết mùi vị…
Tuy nhiên, tủ lạnh và lò vi sóng không phải là nguồn duy nhất của những sai lầm nhà bếp thường gặp. Tủ đông cũng là thiết bị chưa được hiểu và sử dụng đúng cách. Dĩ nhiên, bạn có thể đông đá bất kỳ thứ gì và bằng cách này, chúng ta có thể hạn chế việc lãng phí thực phẩm nhiều hơn. Dù vậy, có một số thứ không thể giữ được chất lượng ban đầu một khi đã được làm đông và giã đông.
Dưới đây là 11 thực phẩm bạn không nên lưu trữ trong tủ đông:
Đông lạnh thực phẩm là một vấn đề khá tế nhị. Không quan trọng bạn làm đông thứ gì nhưng tất cả phải được sử dụng trong vòng 9 tháng và cần được giã đông một cách chính xác. Hầu hết thực phẩm đều đòi hỏi thời gian để giã đông. Quá trình giã đông tự nhiên sẽ cho kết quả tốt nhất. Bạn chỉ nên làm đông thức ăn/thực phẩm nguội lạnh hoàn toàn, bảo quản trong các loại túi, hộp chuyên dụng.
1. Rau thơm, rau salad
Nếu bạn muốn thưởng thức những cây rau thơm, rau salad thật giòn và thơm, đừng lưu trữ chúng trong tủ đông. Chúng sẽ héo úa và mềm nhũn sau khi bị đông lạnh, và cũng sẽ mất hết mùi vị. Thay vào đó, bảo quản rau đã rửa sạch và ráo nước trong tủ lạnh, tốt nhất hãy bọc chúng trong một lớp giấy mỏng, rồi để trong túi ni-lông.
2. Sữa tươi
Sữa đông lạnh sẽ đóng cục lổn nhổn khi bạn giã đông, vì thế, làm đông sữa không phải là ý tưởng tốt nếu đó là sữa để uống trực tiếp. Trường hợp bạn có kế hoạch sử dụng sữa để nấu ăn, sữa đông lạnh vẫn có tác dụng. Chỉ cần đảm bảo sữa giã đông triệt để, bảo quản trong tủ lạnh nhiều giờ – có thể lên tới 1 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào chất liệu của hộp đựng.
3. Đồ ăn chiên, rán
Điều tuyệt vời nhất của đồ chiên, rán là vị béo ngậy, giòn tan sẽ hoàn toàn biến mất nếu bạn để chúng vào tủ đông. Phần bột chiên giòn rụm, thơm nức trở nên mềm nhũn, ẩm ướt. Còn gì tồi tệ hơn một miếng gà rán hay khoai tây chiên sũng nước!
Video đang HOT
Dù cho, lớp bột có thể “sống lại” bằng cách rán trong chảo dầu nóng hoặc dùng lò nướng nhưng dầu mỡ sẽ ngấm vào đồ ăn rất nhiều. Lời khuyên tốt nhất là bạn hãy ăn hết đồ chiên rán trong một lần.
4. Trứng đặt trong vỉ giấy
Chất lỏng có tính giãn nở khi đông cứng lại. Đó là lý do vì sao bạn phải chọn loại hộp lưu trữ thích hợp và để thừa một ít diện tích khi bảo quản chất lỏng trong tủ đông. Trứng không phải là ngoại lệ. Chất lỏng bên trong quả trứng sẽ cứng lại, giãn nở và làm vỡ lớp vỏ bên ngoài. Lúc này, tủ đông của bạn sẽ bị ám mùi và số trứng đều hỏng, không thể dùng được nữa.
5. Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh có hàm lượng nước cao sẽ đông đá khi nằm trong tủ đông và việc giã đông không hề dễ dàng. Thay vì khôi phục nguyên hương vị giòn thơm, tươi ngon, chúng giai hơn và sũng nước.
6. Kem chua
Đông lạnh kem chua sẽ khiến chúng rời rạc và lạo xạo. Bạn có thể quấy nhuyễn kem chua lại như cũ và sử dụng để chế biến thức ăn, nhưng chắc chắn sẽ không muốn thưởng thức riêng sau khi đã làm đông và giã đông.
7. Lớp phủ giòn tan
Lớp phủ (topping) trên các món như thịt hầm, phô mai, bánh ngọt… sẽ chịu chung số phận như đồ ăn chiên rán, đó là mềm và sũng nước. Cách thông minh nhất là chỉ bảo quản thức ăn trong tủ đông mà không có lớp phủ. Bạn có thể rắc thêm lớp phủ khi ăn nếu muốn.
8. Sữa chua
Giống với kem chua, kết cấu của sữa chua sẽ mất đi độ kết dính khi bị đông lạnh. Lúc này, nó thực sự chỉ thích hợp để chế biến thức ăn và việc ăn trực tiếp không phải là lựa chọn sáng suốt.
9. Khoai tây
Bởi vì, khoai tây chứa hàm lượng nước cao, các tinh thể băng sẽ hình thành khi bạn để khoai tây tươi trong tủ đông. Sau khi giã đông, khoai tây chắc chắn sẽ bị nhũn. Khoai tây nên được lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
10. Phô mai
Bản thân phô mai có thể giữ được chất lượng rất tốt khi để trong tủ lạnh, do đó, không có lý do gì để bạn phải dùng tới tủ đông. Nếu bạn để phô mai cứng vào tủ đông, nó sẽ bị xốp và bở ra. Nếu bạn để phô mai mềm trong tủ đông, độ ẩm sẽ phá vỡ kết cấu mềm mịn của chúng. Phô mai là món ăn cực kỳ tinh tế, đừng phá hỏng hương vị bằng cách đặt chúng vào tủ đông.
11. Kem phủ lòng trắng trứng
Kem phủ làm từ lòng trắng trứng sẽ mất đi độ bông, tơi xốp và chảy nước khi để vào tủ đông. Điều này có thể phá hỏng chiếc bánh của bạn hoàn toàn.
Theo Eva
10 nguyên tắc vàng để tránh ngộ độc thức ăn
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ ôi thiu, nguy cơ ngộ độc càng cao nên Cục An toàn thực phẩm đưa ra 10 nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ảnh: quickeasyfoods.com
1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
Thực phẩm đông lạnh nên chế biến ngay sau khi rã đông, bởi nếu rã đông xong rồi lại làm đông đá lại vừa khiến thực phẩm mất chất dinh dưỡng vừa kém an toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng dễ biến đổi chất, mất dinh dưỡng và có thể bị vi khuẩn ở môi trường xung quanh xâm nhập vào.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60C hoặc lạnh dưới 10C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống để tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi sử dụng.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn để rửa thực phẩm cũng như đun nấu. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Hoàng An h
Theo VNE
Thịt, cá để được bao lâu trong tủ lạnh? Ngày nay hầu hết gia đình sắm tủ lạnh để dự trữ thức ăn. Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có...