11 thiết bị công nghệ sẽ biến mất trong tương lai
Thế giới công nghệ không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt, hàng ngày đều có những sáng chế mới xuất hiện và đem lại lợi ích cho cuộc sống con người. Liệu bạn có tưởng tượng rằng sẽ có những vật dụng công nghệ quen thuộc với chúng ta ngày nay nhưng trong tương lai con cháu chúng ta chúng sẽ trở nên lỗi thời và không còn hiện diện nữa không? Sau đây là 15 công nghệ có thể sẽ trở thành xa lạ với những thế hệ sau này.
1. Kết nối internet qua dây cáp
Hình thức kết nối này sẽ sớm chẳng có ai biết đến nữa, đây là hình thức kết nối internet phổ biến trước khi mạng không dây với băng thông rộng xuất hiện. Có vẻ như trong tương lai không xa lắm hình thức này sẽ chìm trong quên lãng.
2. Máy ảnh và máy quay phim kỹ thuật số
Máy ảnh của smartphone đã đang trên đà giết chết máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim gia đình. Có vẻ như máy ảnh đi kèm với điện thoại tiện dụng hơn rất nhều, smartphome cung cấp rất nhiều ứng dụng và các bộ lọc điều chỉnh hình ảnh. Ngoài ra với smartphone chúng ta còn có thể chia sẻ hình ảnh và video trực tuyến. Hiện tại máy ảnh và máy quay kỹ thuật số vẫn khá được ưa chuộng, nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của smartphone thì chỉ một vài năm nữa mọi người sẽ chẳng cần đến những thứ kia làm gì nữa.
3. Điện thoại cố định
Năm 2010, đã có thống kê rằng 26% gia đình ở Mỹ có chỉ có điện thoại không dây.Đến khoảng tầm năm 2017, chắc rằng sẽ chỉ có số ít những người còn sở hữu điện thoại cố định ở nhà, còn hầu hết mọi người sẽ dùng điện thoại không dây và di động. Và chắc không quá lâu sau đó điện thoại cố định biến mất hoàn toàn.
4. Sự khởi động chậm trễ của máy tính
Video đang HOT
Việc chờ đợi máy tính khởi động xong có thể đem đến cho chúng ta một nỗi chán chường lớn. Nhưng sự chờ đợi đau khổ đó sẽ không còn tồn tại trong thế giới của con cháu chúng ta nữa, sự phát triển cải tiến liên lục sẽ giúp người sử dụng trong tương lai tiết kiệm thời gian nhất có thể. Lúc đó việc phải chờ đợi vài phút cho việc khởi động chắc sẽ chỉ nằm trong những câu chuyện kể về quá khứ.
5. Ổ cứng quay
Hiện nay, đã có loại ổ SSD mới cho phép chúng ta kết thúc quãng thời gian lưu trữ giữ liệu bằng việc quay đĩa cứng từ tính. Bởi chúng không mang bộ phận chuyển động, ổ SSD nhanh và bền hơn so với ổ đĩa cứng. Trong tương lai ổ SSD sẽ hoàn toàn thay thế loại ổ đĩa cứng cũ.
6. Rạp chiếu phim
Một số học giả đã dự đoán về sự thoái trào của rạp chiếu phim kể từ khi có sự xuất hiện của phim truyền hình. Trong tương lai, với loại TV HD lớn và có cả công nghệ 3D, các gia đình sẽ có khả năng có một rạp chiếu phim tại gia. Chất lượng xem phim tại gia đình sẽ ngày càng được cải thiện cả về mặt chất lượng, thêm nữa bạn sẽ không mất nhiều chi phí như đến rạp chiếu phim. Các hãng phim sẽ phát hành một số phim theo yêu câu trong cùng một ngày ra mắt ở rạp chiếu, và xu hướng đó ngày một phát triển hơn.
7. Kính 3D
Kể từ khi những bộ phim 3D ra rạp lần đầu tiên năm 1950, người xem đã bị buộc phải sử dụng kính 3D để có thể trải nghiệm được các hiệu ứng ba chiều. Tuy nhiên, các giải pháp thay thế tiện lợi hơn đang được thay thế và dần tung ra thị trường, một trong số đó là loại TV 3D không cần kính.
8. Điều khiển
TV thời xưa thậm chí còn không có điều khiển từ xa. Bây giờ thì chúng ta đã có chúng, nhưng trong tương lai, hầu hết chúng ta sẽ điều khiển bằng smartphone hoặc kết hợp cử chỉ và giọng nói.
9. Số điện thoại
Với sự ra đời của dịch vụ chat VoIP như skype google talk, chat voice facebook, chúng ta sẽ không phải nhớ một số điện thoại nữa mà thay vào đó là tên người dùng. Trong tương lai, người ta sẽ không trao đổi số điện thoại mà thay vào đó là ID.
10. Máy Fax
Máy Fax sẽ sớm bị kết liễu bởi 3 lý do. Thứ nhất, nhiều công ty sẽ bắt đầu sử dụng hình thức trực tuyến và chữ ký điện tử sẽ hợp lệ, việc đọc chữ ký ai đó trên một bản sao sẽ không còn cần thiết nữa. Thứ hai, đối với những người không yêu cầu chữ ký, các thiết bị cảm ứng sẽ thay thể để truyền tin kỹ thuật số. Thứ 3, sự chấm hết của điện thoại cố định cũng sẽ là dấu chấm hết cho máy fax.
11. Đĩa quang
Thập kỉ trước, đĩa quang rất phổ biến vì người tiêu dùng muốn mua lại những bộ phim hoặc một số thứ khác được lưu trên đĩa. Lúc đó chưa có sự xuất hiện của iTunes hay Amazon. Tuy nhiên hiện tại với sự phát triển của các dịch vụ tải và truyền video, phương tiện truyền thông vật lý này sẽ sớm tuyệt chủng.
Theo ICTnew
Mỹ: Điện thoại cố định sắp bị khai tử?
Hãng viễn thông Mỹ AT&T vừa bán đi dịch vụ Những trang vàng (Yellow Pages) của hãng, chấm dứt một mảng kinh doanh "màu mỡ" thủa mới lập nghiệp và trong những năm là hãng viễn thông cố định số 1 của Mỹ.
Ngày càng nhiều hộ gia đình Mỹ không sử dụng điện thoại cố định
Giờ đây, di động mới chính là "con gà đẻ trứng vàng" và là ưu tiên số 1 của các hãng viễn thông Mỹ như AT&T và Verizon - cả hai đều từng là những đại gia về điện thoại cố định. Liệu có phải đã đến thời kinh doanh điện thoại cố định bị khai tử?
Khai tử hay không có lẽ còn phải chờ thời gian. Nhưng rõ ràng những ngày hoàng kim nhất của điện thoại cố định đang lùi xa. Theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Mỹ, gần 32% các hộ gia đình Mỹ hiện chỉ sử dụng ĐTDĐ - tỷ lệ này cao gấp đôi so với năm 2008 và gấp ba năm 2007.
Doanh thu lao dốc. Doanh thu điện thoại cố định của Verizon đã giảm 19% kể từ năm 2007, và AT&T thì giảm 16,5%. Tuy nhiên, hai đại gia viễn thông lớn nhất nước Mỹ vẫn chưa thể hoàn toàn từ bỏ mảng kinh doanh điện thoại cố định. Ngay cả khi người tiêu dùng không sử dụng, cả hai công ty vẫn đang phát triển mảng kinh doanh Internet băng rộng và truyền hình cáp - sử dụng cơ sở hạ tầng có dây. Ngoài ra, vẫn còn một lượng lớn các khách hàng doanh nghiệp lệ thuộc vào dịch vụ cố định.
Di động hầu như đã vượt mặt cố định, song nếu các công ty bán hoặc từ bỏ hẳn mảng kinh doanh điện thoại cố định, họ sẽ phải trả những mức phí giấy phép khổng lồ để sử dụng cơ sở hạ tầng cố định, như Sprint và T-Mobile đang "dính" ngày nay.
Cố định cũng mang lại khoản tiền lớn đáng ngạc nhiên cho các hãng viễn thông, ngay cả khi lượng người sử dụng điện thoại cố định giảm. Năm ngoái, các dịch vụ cố định chiếm 47% doanh thu của AT&T và 37% doanh thu của Verizon.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các đại gia viễn thông lạc quan về tương lai của cố định. Cả hai công ty AT&T và Verizon đều đang xem xét khả năng từ bỏ các dịch vụ kinh doanh cố định. CEO Randall Staphenson của AT&T cho biết công ty ông sẽ "xem lại các danh mục tài sản", trong đó có mảng điện thoại cố định ở các vùng nông thôn. Verizon đã làm điều đó khi bán đi phần lớn mảng kinh doanh điện thoại cố định ở nông thôn hồi năm 2010.
Các nhà nghiên cứu cho rằng AT&T có thể sẽ tiến hành kế hoạch từ bỏ ở những khu vực mà hãng không có ý định phân phối dịch vụ Internet băng rộng và truyền hình cáp, tương tự như Verizon đã làm.
Tuy vậy, có một trở ngại nhỏ khi các công ty muốn từ bỏ khoản tài sản cố định già cỗi này, đó là tìm được ai muốn mua lại chúng. "Trên thị trường này dường như cung đang vượt cầu ", Mike McCormack, một nhà phân tích của Nomura Securities, nói.
Theo ICTnew
Siemens chuyển giao công nghệ cho Gigaset Sự chuyển đổi này giúp cho Gigaset tập trung 100% nguồn lực vào phát triển các thiết bị viễn thông đầu cuối với những sản phẩm tiêu biểu như điện thoại cố định, điện thoại kéo dài và điện thoại IP. Ưu điểm nổi bật của các sản phẩm của Gigaset là được sản xuất tại Đức với những yêu cầu khắt khe...