11 tháng, ngành thuế thu thu hồi được 25,5 nghìn tỷ đồng nợ thuế
Tổng cục Thuế cho biết, trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế các cấp đã thu hồi được 25.520 tỷ đồng nợ thuế, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó thu bằng biện pháp quản lý nợ là 17.482 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 8.038 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng do ngành thuế quản lý ước đạt 1.083.275 tỷ đồng, bằng 86,4% so với dự toán, bằng 95,9% so với cùng kỳ.
Trong đó thu từ dầu thô ước đạt 31.518 tỷ đồng, bằng 89,5% dự toán, bằng 61,1% so cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất ước đạt khoảng 131.089 tỷ đồng, bằng 136,7% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ. Thu cổ tức và lợi nhuận còn lại ước đạt khoảng 69.094 tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán, tăng 41,6% cùng kỳ. Thu nội địa trừ dầu thô, trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức và lợi nhuận còn lại, chênh lệch thu chi Ngân hàng nhà nước ước đạt 805.067 tỷ đồng, bằng 79,1% dự toán, bằng 93,7% so cùng kỳ.
Tổng cục Thuế nhận định, thu ngân sách trong những tháng gần đây đang có những chuyển biến tích cực là do Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EVFTA) được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới. Đáng chú ý, sản cuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng trưởng là 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD.
Trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế các cấp đã thu hồi được 25.520 tỷ đồng.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, toàn ngành thuế đã thực hiện được 65.362 cuộc thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và kiểm tra được 568.398 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 55.840 tỷ đồng, bằng 116,89% so với cùng kỳ 2019, trong đó: tổng số thuế tăng thu qua thanh, kiểm tra là 15.871 tỷ đồng, bằng 121,85% so với cùng kỳ năm 2019; giảm khấu trừ là 1.692,9 tỷ đồng; giảm lỗ là 38.276,13 tỷ đồng, bằng 116,92% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước là 8.495,35 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về công tác quản lý nợ thuế, trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế các cấp đã thu hồi được 25.520 tỷ đồng nợ thuế, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó thu bằng biện pháp quản lý nợ thuế là 17.482 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 8.038 tỷ đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, trong tháng 12, ngành thuế còn phải thu trên 100.000 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tổng cục Thuế đã giao nhiệm vụ cho các vụ, đơn vị phải báo cáo kết quả thu ngân sách hàng ngày, hàng tuần để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thu của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các vụ, đơn vị chức năng tổ chức các đoàn đi công tác địa phương để chỉ đạo, điều hành thu ngân sách, trong đó tập trung hỗ trợ các Cục Thuế có số thu thấp, các địa phương có số nợ lớn.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; phối hợp với Văn phòng Chính phủ sửa Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN; tiếp tục nghiên cứu các chính sách gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; đôn đốc các Cục Thuế tập trung tổng kết nhiệm vụ 2020 và triển khai nhiệm vụ 2021, trong đó ngành thuế đã giao dự toán 2021 cho các địa phương; các chỉ tiêu về thu nợ, thanh, kiểm tra để các đơn vị chủ động triển khai ngay từ đầu năm.
Ngoài ra, Tổng cục Thuế đang tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược cải cách thuế đến năm 2030, qua đó tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngân hàng chưa phải cung cấp thông tin tài khoản cho ngành thuế
Lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng cho cơ quan thuế, nhưng việc này sẽ được thực hiện theo lộ trình.
Đây là chia sẻ của ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tại buổi họp báo chuyên đề về Nghị định 126/2020.
Theo Nghị định 126/2020 hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 5/12, ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tài khoản người nộp thuế cho cơ quan thuế để thanh tra, kiểm tra, xác định nghĩa vụ thuế.
Tuy nhiên, quy định này khiến nhiều ngân hàng lo ngại bởi thông tin tài khoản khách hàng thuộc nhóm bảo mật quan trọng và được Luật Các tổ chức tín dụng quy định không được cung cấp trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc phải được sự chấp thuận của khách hàng.
Về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh cho biết cơ quan thuế sẽ không yêu cầu ngân hàng cung cấp toàn bộ thông tin tài khoản, số dư thanh toán của tất cả khách hàng mà việc cung cấp thông tin sẽ diễn ra theo từng vụ việc, đối tượng cụ thể theo yêu cầu của cơ quan thuế. Các thông tin này bao gồm số tài khoản, ngày mở, ngày đóng tài khoản của khách hàng.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng nhấn mạnh quy định này sẽ chưa áp dụng ngay mà được thực hiện theo lộ trình và sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể.
Ngân hàng sẽ cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng theo yêu cầu của cơ quan thuế với từng đối tượng, vụ việc. Ảnh: Hoàng Hà.
Về việc trao đổi thông tin giữa ngành thuế và ngân hàng, ông Minh cho biết cơ quan thuế sẽ cung cấp mã số thuế theo chứng minh thư nhân dân của người nộp thuế do đây là điều kiện bắt buộc để một cá nhân có thể mở tài khoản tại ngân hàng. Ở chiều ngược lại, các ngân hàng sẽ yêu cầu người mở tài khoản cung cấp mã số thuế để gán thuộc tính mã số thuế vào thông tin định danh khách hàng.
"Đầu tiên, cơ quan thuế sẽ bố trí nhân sự phụ trách việc theo dõi các cá nhân, đơn vị thường xuyên hoạt động kinh doanh trên nền tảng số và yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của các cá nhân này", ông Minh chia sẻ.
Lý giải nguyên nhân cơ quan thuế muốn nắm một số thông tin về giao dịch ngân hàng của người nộp thuế, ông Minh nhấn mạnh quy định này sẽ giúp cơ quan quản lý thuế nắm được dòng tiền của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, xuyên biên giới trong bối cảnh nhiều cá nhân nhận thu nhập lớn khi kinh doanh qua các nền tảng như Google, YouTube, Facebook, Amazon...
Ông Minh thông tin thêm, trước đó, các ngân hàng có hoạt động thanh toán với ngân hàng của Mỹ đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến các Bộ, ngành ký hiệp định về trao đổi thông tin tài khoản liên quan đến tổ chức, cá nhân là người Mỹ, hoặc người sinh sống tại Mỹ từ năm 2016.
"Điều này có nghĩa các ngân hàng thương mại trong nước phải cung cấp thông tin tài khoản, gồm thông tin định danh và thông tin về các giao dịch cho cơ quan thuế của Mỹ", ông Minh nói.
Như vậy, các ngân hàng đã có khả năng theo dõi nội dung tài khoản, cung cấp thông tin tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới Mỹ từ năm 2016. Vì vậy, việc cơ quan thuế Việt Nam yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin để quản lý thuế trong nước không phải vấn đề khó.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ chính sách (Tổng cục Thuế) lý giải quy định yêu cầu các ngân hàng có nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay số thuế phải nộp của các nhà cung cấp ở nước ngoài trong Nghị định 126/2020.
Quy định này ra đời trong bối cảnh hoạt động gian lận thuế Giá trị gia tăng đã được thực hiện bằng phương thức thanh toán qua ngân hàng. Cơ quan thuế cũng thường xuyên nhận cảnh báo từ NHNN về các giao dịch bất thường của một số cá nhân.
Lãnh đạo Vụ chính sách nhấn mạnh quy định trên chỉ áp dụng với đối tượng cung cấp dịch vụ là nhà cung cấp nước ngoài không không có trụ sở thường trú tại Việt Nam, không thực hiện đăng ký thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Về phía người mua hàng, quy định này chỉ áp dụng với các cá nhân, các tổ chức khi thực hiện giao dịch sẽ phải tự khấu trừ nghĩa vụ thuế.
Hỏa tốc họp vụ ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản Xung quanh việc ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho ngành thuế vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc, cần làm sáng tỏ. Tổng cục Thuế (Bộ tài chính) vừa có công văn hỏa tốc cho biết chiều nay (1-12) sẽ họp báo chuyên đề để cung cấp thông tin kịp thời về Nghị định 126/2020 quy...