11 tháng năm 2019, thu hút FDI cả nước đạt 31,8 tỷ USD
Theo Bộ KH&ĐT, trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư nước người quan tâm nhất, chiếm gần 68% tổng vốn đầu tư đăng ky. Sau đó là hoạt động kinh doanh bất động sản và lĩnh vực bán buôn bán lẻ.
Đáng chú ý, trong 11 tháng qua, số lượng các đoàn sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có nhiều đoàn tìm hiểu cơ hội để dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo VTV
Việt Nam thu hút 18,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Số liệu của Bộ KHĐT công bố ngày 29/10 cho thấy tính từ từ đầu năm đến thời điểm này, Việt Nam đã thu hút được 3.094 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 12,833 tỷ USD, tăng 25,9% về số dự án. Bên cạnh đó, có 1.145 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư so với số vốn tăng thêm đạt 5,468 tỷ USD. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng qua đạt 18,302 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng ước tính đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng còn có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 1.673 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp hơn 6,5 tỷ USD và 5.836 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 4,3 tỷ USD.
Sản xuất điện thoại tại Samsung Vina
Trong 10 tháng qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9,132 tỷ triệu USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,281 tỷ USD, chiếm 10%; các ngành còn lại đạt 2,419 tỷ USD, chiếm 18,8%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 10 tháng qua đạt 13,87 tỷ USD, chiếm 75,8% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1,235 triệu USD (có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký điều chỉnh giảm 46,8 triệu USD), chiếm 6,7%; các ngành còn lại đạt 3,194 tỷ USD, chiếm 17,5%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.952,3 triệu USD, chiếm 55,0% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.748 triệu USD, chiếm 16,2%; các ngành còn lại đạt 3.111,9 triệu USD, chiếm 28,8%.
Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 10 tháng, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2,752 tỷ triệu USD, chiếm 21,5% tổng vốn đăng ký cấp mới, Trung Quốc 2,115 tỷ USD, chiếm 16,5%; Singapore 1,839 tỷ USD, chiếm 14,3%.
Theo kinhtedothi.vn
Vốn FDI "rót" vào Việt Nam tiếp tục tăng Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 9 tháng vừa qua ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng vừa qua ước đạt 14,2 tỷ USD. Ảnh minh hoạ. Theo Tổng cục Thống kê, trong 9...