11 loại vũ khí “sống thọ” nhất trong quân đội Mỹ
Mỹ không chỉ nổi tiếng với các loại vũ khí hiện đại mà còn cả những thiết bị quân sự hiệu quả và có độ bền lớn. Tạp chí Scout Warrior mới đây đã liệt kê 11 loại vũ khí có thời gian phục vụ lâu nhất trong quân đội Mỹ, trong số đó có những loại đã tồn tại hàng chục năm qua nhưng vẫn còn rất được trọng dụng.
1. Súng máy M2
Browning M2 là một loại súng máy hạng nặng lừng danh của nước Mỹ, được biên chế từ năm 1933. M2 có kích cỡ nòng 12,7mm, tốc độ bắn chừng 450-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.830m và tầm bắn tối đa lên tới 6.800m. Nó được thiết kế để chống máy bay nhưng sau đó sử dụng như một vũ khí chống cả xe bọc thép hạng nhẹ, bộ binh hoặc tàu chiến.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân. Nó đã được phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1955. Tổng cộng có 744 máy bay ném bom chiến lược B-52 nhiều phiên bản đã được sản xuất. Kể từ khi sản xuất loại máy bay này liên tục được nâng cấp thành nhiều phiên bản khác nhau trong đó B-52H là phiên bản cuối cùng của loại máy bay ném bom này. Hiện nay Mỹ vẫn muốn giữ B-52 phục vụ đến năm 2040.
3. Vận tải cơ C-130
C-130 Hercules là loại máy bay vận tải đang hoạt động trong không quân Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23.8.1954, chính thức đưa vào trang bị ngày 9.12.1957, tính đến năm 2009 đã có trên 2.300 chiếc C-130 xuất xưởng.
Nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn từ các sân bay dã chiến nên ban đầu C-130 được thiết kế để làm máy bay vận tải, cứu thương và chuyển quân. C-130 Hercules có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong lịch sử hàng không thế giới.
4. Máy bay tiếp dầu KC-135
KC-135 là máy bay tiếp nhiên liệu chính của không quân Mỹ, đã được biên chế từ tháng 6.1957. KC-135 có thể chở theo 90 tấn nhiên liệu. Nhiệm vụ tiếp nhiên liệu được thực hiện bằng nhân viên ngồi ở phía sâu máy bay. Thời gian phục vụ của KC-135 được kéo dài bằng động cơ mạnh mẽ hơn cũng như một số thay đổi ở phần cánh.
Video đang HOT
5. Máy bay U-2
Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1957, máy bay trinh thám U-2 là một thành tựu vượt bậc đáng kinh ngạc của công nghệ thời bấy giờ. U-2 có thể bay trinh sát từ độ cao gần 21 km so với mặt đất và được xem là loại máy bay do thám hiệu quả nhất của nước Mỹ trong Chiến tranh lạnh.
Mặc dù đã đi vào hoạt động gần 60 năm nhưng U-2 vẫn khẳng định được sức mạnh trước các máy bay do thám không người lái hiện đại. Hiện tại, U-2 vẫn được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ của phi đội trinh sát số 9 Reconnaissance Wing, thuộc căn cứ Không quân Beale, tại California, Mỹ. Mỹ vẫn có kế hoạch giữ U-2 trong biên chế cho tới năm 2050.
6. Súng trường M14
Lần đầu tiên sử dụng vào năm 1957, M14 đã thể hiện sức mạnh của mình với độ chính xác cao. Súng có cỡ nòng 7,62 mm, dùng loại đạn chuẩn NATO 7.62 x 51 mm, từng được dùng phổ biến phục vụ cho việc huấn luyện các chiến binh thuộc Thủy quân lục chiến và quân đội Mỹ.
7. Trực thăng UH-1
Huey Gunship còn được gọi là UH-1 Iroquois do hãng Bell chế tạo từ năm 1955 và đưa vào quân đội Mỹ trong năm 1959. Chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976 với hơn 16.000 chiếc được sản xuất. Nó đã từng được sử dụng rất nhiều trong các cuộc chiến tranh của Mỹ và khẳng định được khả năng hoạt động trong địa hình rừng núi hiểm trở.
8. Súng chống tăng M72 Law
Súng chống tăng M72 LAW được bắt đầu được sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1963. Dù hiện nay không còn được sử dụng bởi quân đội Mỹ, nhưng M72 LAW với một vài cải tiến nhỏ vẫn còn được sản xuất bởi công ty Raufoss Nammo AS ở Na Uy. So với các loại súng chống tăng khác như SMAW và AT4, thì M72 LAW được đánh giá là dễ dùng hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều (mỗi quả khoảng 900 USD).
9. AH-1 Cobra
Huey Cobra hay còn gọi là AH-1, là loại máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm hai cánh quạt một động cơ do Bell chế tạo cho quân đội Mỹ từ năm 1967. Nó có hệ thống động cơ, truyền động và hệ thống cánh quạt tương tự như UH-1 Iroquois.
Hiện nay, AH-1 vẫn được sử dụng với phiên bản nâng cấp mới trong quân đội của nhiều quốc gia khác. Phiên bản AH-1 hai động cơ vẫn đang phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ như là máy bay trực thăng tấn công chính.
10. Trực thăng vận tải CH-47
CH-47 là một trong những trực thăng có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới. Quân đội Mỹ đưa máy bay này vào sử dụng từ năm 1962. Dự kiến, CH-47 sẽ phục vụ đến năm 2060. Trực thăng có thể chở theo 44 hành khách hoặc 10,3 tấn hàng.
11. Cường kích A-10
Ra mắt tháng 3.1977, A-10 Thunderbolt II nhanh chóng thể hiện khả năng vượt trội trên các chiến trường. Warthog hoạt động hiệu quả nhờ được trang bị súng chống tăng GAU-8 Avenger, có tải trọng lớn và khả năng bay thấp, chậm trong thời gian dài.
Theo Danviet
Mỹ cấp tập điều máy bay ném bom "vô đối" đến châu Âu
Mỹ sẽ điều 3 máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Anh để tham gia cuộc tập trận sắp tới. Đó là thông tin vừa được Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ đưa ra hôm nay (2/6).
"Ba máy bay ném bom B-52 dự kiến sẽ được triển khai vào ngày 2/6 từ Căn cứ Không quân Minot, Bắc Dakota tới căn cứ Fairford của Không lực Hoàng gia Anh để tham gia các cuộc tập trận mang tên Chiến dịch Baltic 16 (BALTOPS), Saber Strike 16 của Sở Chỉ huy Chiến lược Mỹ ở châu Âu và cuộc tập trận Just Hammer của Sở chỉ huy Mỹ ở châu Phi", Sở Chỉ huy Chiến lược Mỹ cho hay.
Cuộc tập trận hải quân đa phương BALTOPS 2016 sẽ có sự tham gia của 17 nước, gồm: Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Cuộc tập trận năm nay sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 19/6 với sự góp mặt của hơn 6.000 binh lính hải, lục, không quân cùng các thiết bị quân sự tối tân của các nước. Trong khi đó, cuộc tập trận Saber Strike 16 đã được khai hỏa đồng thời tại Latvia, Lithuania và Estonia vào ngày 27/5 vừa qua. Cuộc tập trận có sự tham gia của 13 quốc gia này sẽ kéo dài đến ngày 22/6.
Đô đốc Cecil Haney Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược của Mỹ cho biết: "việc điều máy bay ném bom chiến lược của Mỹ tham gia các cuộc tập trận đa phương sẽ nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó và khả năng tác chiến của các lực lượng quân đội Mỹ và NATO. Đây là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh toàn cầu".
"Đây là năm thứ 3 máy bay ném bom chiến lược này được triển khai tới căn cứ Fairford của Không lực Hoàng gia Anh để tập trận với lực lượng quân đội đồng minh của Mỹ", Sở Chỉ huy Chiến lược Mỹ cho hay.
Lần triển khai máy bay ném bom B-52 tới châu Âu gần đây nhất là vào tháng 3 vừa qua, tham gia cuộc tập trận Cold Response và Serpentex.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.
Hai nguyên mẫu đầu tiên của dòng máy bay này được thử nghiệm lần đầu năm 1952. Sau đó, qua 8 lần cải tiến, Mỹ sản xuất tổng cộng 744 chiếc B-52 và đến nay, B-52 vẫn nằm trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ.
B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom.
Cho đến nay, B-52 vẫn là vũ khí chiến lược và được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử...
Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được mệnh danh là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Một phi vụ B-52 có thể hủy diệt cả một khu vực rộng lớn, 3 chiếc B-52 sẽ biến một diện tích hơn 2 km2 thành bình địa. Không một sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B-52.
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
"Pháo đài bay" B-52 rơi trên đảo Guam Không quân Mỹ cho biết một chiếc máy bay ném bom B-52 đã bị rơi ngay sau khi cất cánh khỏi căn cứ trên đảo Guam. Không quân Mỹ cho biết một chiếc máy bay ném bom B-52 đã bị rơi ngay sau khi cất cánh khỏi căn cứ trên đảo Guam. Máy bay ném bom B-52 đã bị rơi ngay sau khi...