11 bước bảo hộ khi tiếp xúc người nghi nhiễm
Người tiếp xúc với bệnh nhân hoặc nghi nhiễm nCoV cần bảo hộ kỹ với nón đội đầu, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ không thấm nước, bọc giày.
Lê Cầm
Xử lý chất thải y tế giữa dịch COVID-19 thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?
Trước những diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế phải được xử lý thế nào để đảm bảo an toàn? Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ giữa dịch COVID-19.
Thưa ông, hiện nay trước tình hình diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ... cũng tăng lên, Bộ TNMT có những hướng dẫn, quy trình xử lý cụ thể đối với các chất thải này?
- Các hướng dẫn thu gom chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ... được cụ thể như: Chất thải phát sinh từ khu vực theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 được phân loại ngay tại nguồn và cho vào thùng lây nhiễm có nắp đậy theo quy định; trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm theo quy định và đưa về khu lưu giữ chất thải tập trung trong khuôn viên y tế ít nhất 2 lần/ngày.
Sau đó, chất thải được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý y tế khác trong cụm cơ sở y tế hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế theo quy định, đảm bảo quá trình vận chuyển không bị rơi vãi, rò rỉ đến nơi xử lý và việc xử lý phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trong đó chất thải y tế lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay trong ngày.
Đối với nước thải dạng lỏng phải được xử lý triệt để bằng hóa chất khử khuẩn sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đặc biệt lưu ý việc khử khuẩn nước thải y tế sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Y bác sĩ trang bị đồ bảo hộ và phun khử khuẩn đầy đủ trong suốt quá trình tiếp xúc và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: Sơn Tùng
Đối với chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế, khu cách ly..., cần tuân thủ nguyên tắc gì trong xử lý, thu gom thưa ông?
- Các chất thải y tế lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế, khu vực cách ly (như khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay y tế,... thải bỏ sau khi đã sử dụng) phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy trình, quy định nghiêm ngặt (chứa đựng trong bao bì chuyên dụng, được thu gom riêng biệt với các loại chất thải khác, vận chuyển bằng phương tiên chuyên dùng và xử lý theo quy trình đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường).
Bộ TNMT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo chất thải phải được xử lý an toàn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, góp phần trong phòng ngừa, chống sự lây lan của dịch COVID-19.
Đối với nhân viên thu gom chất thải này cần có những yêu cầu, quy định gì để tránh việc lây nhiễm bệnh cho nhân viên này, thưa ông?
- Các nhân viên phải trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (quần áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang,...) để bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động.
Theo đó, riêng đối với nhân viên thu gom, xử lý chất thải y tế lây nhiễm, Công văn số 1878/BTNMT-TCMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương đảm bảo kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư đồ bảo hộ cho cán bộ thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế trong các cơ sở y tế và các khu vực cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Rất cảm ơn những chia sẻ của ông!
NGUYỄN HÀ
Bác sĩ ơi: Làm thế nào khi bị sốt, ho trong mùa dịch Covid-19? Tôi có triệu chứng ho, sốt và hơi đau cổ họng. Vừa qua, tôi không hề đi từ nước ngoài về hay đi đến địa phương khác, chỉ ở tại TP.HCM, cũng không tiếp xúc với ai bị Covid-19. Xin bác sĩ tư vấn khi có triệu chứng vậy, tôi phải làm sao? (Trần Minh H., ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) Nhất thiết phải...