108 tình nguyện viên thử vaccine Covid-19
108 tình nguyện viên tuổi 18-60, sức khỏe tốt, chia thành ba nhóm tiêm thử vaccine Ad5-nCoV ngừa Covid-19.
Ngày 18/3, vaccine Ad5-nCoV được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc. Các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, sức khỏe tốt được chia thành ba nhóm thử nghiệm. Tùy thuộc thể trạng từng người, bác sĩ chỉ định tiêm vaccine liều thấp, trung bình hoặc cao. Li Zhiji, 36 tuổi, một trong 108 tình nguyện viên được tiêm mũi đầu tiên.
Các tình nguyện viên phải ký vào mẫu đơn chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm vaccine. Mỗi người được hỗ trợ 112 USD.
Sau khi tiêm, mọi người được cách ly 14 ngày để theo dõi. Wang Li, 45 tuổi, có mặt rất sớm để thử nghiệm vaccine. Xiao Mi, một tình nguyện viên thử vaccine, cho biết đã đọc và lường trước các tác dụng phụ có thể xảy ra. “Có người thân nhiệt tăng lên 38 độ hoặc bị tiêu chảy nhưng chỉ trong thời gian ngắn”, cô nói. “Điều quan trọng nhất là tôi được đóng góp một chút công sức của mình vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp”.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, chỉ Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia đầu tiên thử nghiệm lâm sàng vaccine.
Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine từ ngày 16/3 với 45 tình nguyện viên trẻ. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.
Người thử nghiệm vaccine này sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn vaccine không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.
Vaccine thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc có tên Ad5-nCoV, do công ty sản xuất vaccine toàn cầu Cansino Biologics tại Hong Kong phối hợp Viện Kỹ thuật Sinh học, Viện nghiên cứu Quân y Trung Quốc sản xuất.
Ông Chen Wei, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết vẫn chưa thể chắc chắn về khả năng bán ra thị trường của vaccine tái tổ hợp Ad5-nCoV. Tuy nhiên vaccine đạt đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng là hướng phát triển trong công cuộc đẩy lùi Covid-19 của Trung Quốc. Kết quả thử nghiệm lâm sàng của vaccine sẽ được nhóm tiếp tục cập nhật.
Bác sĩ TaoLinna, chuyên gia vaccine tại Trung Quốc, cho biết giai đoạn đầu vaccine thử nghiệm lâm sàng chủ yếu kiểm tra độ an toàn, không gây phản ứng ngược ở người. Người thử nghiệm được theo dõi trong hai tuần. Nếu tình nguyện viên dùng không có vấn đề gì, giai đoạn tiếp theo của quá trình thử nghiệm là tăng số lượng người thử nghiệm và kiểm tra độ đặc hiệu của vaccine.
Đây là lần thứ hai công ty Cansino Biologics tại Hong Kong hợp tác với nhóm Viện nghiên cứu Quân y Trung Quốc để phát triển vaccine. Trước đó họ hợp tác nghiên cứu vaccine ngừa Ebola.
Trung Quốc hầu như không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa vài ngày gần đây, khơi hy vọng về nỗ lực ngăn chặn Covid-19 ở nước này. Đến ngày 25/3 số người nhiễm nCoV ở Trung Quốc đại lục hơn 81.000, 3.281 ca tử vong. Tuy nhiên, sự gia tăng tình trạng ngoại nhập nCoV ngày càng gây lo ngại, có thể đe dọa toàn bộ nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của nước này.
Thùy An
Khi nào dịch bệnh kết thúc và cuộc sống trở lại?
Thế giới đang quay cuồng chiến đấu với dịch bệnh, nhưng không ai biết khi nào sự bùng phát sẽ kết thúc để cuộc sống có thể trở lại bình thường, cho đến khi vaccine ra đời.
Thế giới đang đóng cửa, những bức tường được dựng lên khắp nơi. Những thành phố vốn là nơi tấp nập cuộc sống hối hả đã trở thành những thành phố, thị trấn ma với một loạt hạn chế và phong tỏa từ đóng cửa trường học, đến hạn chế, cấm tụ tập đông người.
Đó là phản ứng toàn cầu chưa từng có đối với một căn bệnh. Nhưng khi nào nó sẽ kết thúc và khi nào chúng ta có thể trở lại với cuộc sống bình thường, nhà báo James Gallagher, phóng viên khoa học và sức khỏe của BBC viết.
Thủ tướng Boris Johnson nói ông tin nước Anh có thể "xoay chuyển tình thế" để chống sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trong 12 tuần tới và nước này có thể xua đuổi virus.
Vaccine đang được phát triển với tốc độ chưa từng có, nhưng nhanh nhất cũng phải mất 12-18 tháng để thử nghiệm. Ảnh: Reuters.
Nhưng ngay cả khi số ca nhiễm mới bắt đầu giảm trong 3 tháng tới, cuộc chiến với virus corona còn lâu dài. Có thể mất rất nhiều thời gian để dịch suy giảm, có thể là nhiều năm.
Nhà báo Gallagher cho rằng rõ ràng chiến lược đóng cửa phần lớn xã hội hiện nay là khó bền vững trong dài hạn. Thiệt hại xã hội và kinh tế sẽ khó tránh khỏi. Những gì các quốc gia cần là một "chiến lược thoát hiểm", một cách để gỡ bỏ các hạn chế và trở lại cuộc sống bình thường.
Nhưng virus corona sẽ không biến mất. Nếu gỡ bỏ các hạn chế đang kìm hãm virus, số ca nhiễm mới chắc chắn sẽ tăng vọt.
"Chúng ta có vấn đề rất lớn trong chiến lược thoát hiểm là làm gì và làm thế nào chúng ta thoát khỏi điều này. Không chỉ ở Anh, không có quốc gia nào có chiến lược thực sự hiệu quả về lâu dài", Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ và bệnh truyền nhiễm, Đại học Edinburgh ở Scotland, nói.
Đó là thách thức lớn về khoa học và xã hội. Về cơ bản có 3 cách để thoát khỏi mớ hỗn độn này.
Tiêm phòng, tạo miễn dịch cộng đồng khi có đủ số người nhiễm, cuối cùng là thay đổi vĩnh viễn hành vi/xã hội của chúng ta. Mỗi cách đều có khả năng làm giảm sự lây lan của virus, theo đánh giá của nhà báo James Gallagher.
Vaccine cần 12-18 tháng
Vaccine cung cấp cho con người khả năng miễn dịch để họ không bị bệnh khi phơi nhiễm với virus. Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người lần đầu trong tuần qua, sau khi các nhà nghiên cứu được phép bỏ qua tuy tắc thông thường về việc thử nghiệm trên động vật trước.
Nghiên cứu vaccine đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, nhưng không có gì đảm bảo nó thành công và cần thực hiện tiêm chủng trên quy mô toàn cầu. Dự đoán tốt nhất là vaccine sẽ có trong khoảng 12-18 tháng nữa nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Đó là thời gian dài chờ đợi khi phải đối mặt với những hạn chế xã hội chưa từng có trong thời bình.
"Chờ đợi một loại vaccine không nên được vinh danh với tên gọi chiến lược, vì đó không phải là chiến lược", giáo sư Woolhouse nói.
Miễn dịch tự nhiên cần 2-3 năm
Chiến lược ngắn hạn của Anh là giảm số ca nhiễm mới càng nhiều càng tốt, nhằm ngăn chặn hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải. Khi hết giường chăm sóc đặc biệt thì số lượng tử vong sẽ tăng lên.
Ý tưởng tạo miễn dịch cộng đồng của nhà khoa học Anh bị chỉ trích dữ dội. Ảnh minh họa: Getty.
Khi số ca nhiễm mới được kiểm soát. Nó có thể cho phép nới lỏng một số biện pháp trong một thời gian, cho đến khi số ca nhiễm mới tăng lên và một vòng hạn chế khác là cần thiết.
Khi điều này trở nên không chắc chắn, Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance đã đề xuất khái niệm tạo miễn dịch cộng đồng.
"Cộng đồng sẽ miễn dịch với dòng virus này và đó sẽ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh này về dài hạn. Khoảng 60% (dân số) là con số mà các bạn cần để tạo ra miễn dịch cộng đồng", ông Vallance giải thích.
Miễn dịch cộng đồng là hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm. Nó diễn ra khi tỷ lệ lớn dân cư đã miễn dịch với virus gây bệnh và virus này sẽ khó lây lan hơn.
Nhưng giải pháp này cần nhiều năm để đạt được. "Chúng ta đang nói về việc ngăn chặn sự lây nhiễm ở mức độ nào đó với hy vọng chỉ một phần nhỏ của đất nước vào thời điểm đó có thể đã nhiễm bệnh để đưa ra mức độ bảo vệ cộng đồng nào đó", giáo sư Neil Ferguson, từ Đại học Hoàng gia London nói với BBC.
Nhưng có một câu hỏi về khả năng miễn dịch cộng đồng liệu có kéo dài. Các chủng của virus corona gây ra triệu chứng cảm lạnh thông thường, dẫn đến phản ứng miễn dịch rất yếu và mọi người có thể mắc cùng một loại bệnh nhiều lần trong đời.
Trong khi miễn dịch cộng đồng có thể kéo theo những hệ lụy khủng khiếp.
Lựa chọn thay thế không rõ ràng
"Lựa chọn thứ 3 là thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của chúng ta, cho phép kiềm chế tốc độ lây lan ở mức thấp nhất" giáo sư Woolhouse nói.
Điều này bao gồm giữ một số biện pháp phong tỏa đã được đưa ra, hoặc áp dụng thêm biện pháp nghiêm ngặt hơn và cách ly bệnh nhân để giảm thiểu thấp nhất lây lan trong bất kỳ đợt bùng phát nào.
"Chúng ta đã phát hiện sớm và truy tìm những người tiếp xúc với bệnh nhân và nó đã không làm việc đúng cách", giáo sư Woolhouse nói.
Phát triển một loại thuốc có khả năng trị virus corona cũng có thể hỗ trợ cho chiến lược khác. Chúng có thể được sử dụng ngay khi mọi người có triệu chứng, gọi là "kiểm soát lây truyền" để ngăn virus lây sang những người khác.
Thuốc để điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện, làm cho bệnh ít nguy hiểm hơn, giảm áp lực cho đơn vị chăm sóc tích cực. Điều này sẽ cho phép các quốc gia đối phó với tình trạng tăng số lượng ca nhiễm mà có thể không cần phải phong tỏa.
Giáo sư Chris Whitty, trưởng cố vấn y khoa của chính phủ Anh đã nói về chiến lược thoát hiểm của ông.
"Về lâu dài, rõ ràng vaccine là cách hiệu quả nhất để đối phó với dịch bệnh, tất cả chúng ta đều hi vọng điều đó sẽ đến nhanh nhất có thể".
Những người đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa virus corona ở Mỹ
Thử nghiệm vaccine ngừa virus corona đầu tiên trên 4 tình nguyện viên vào hôm 16/3. Vaccine mới do Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty công nghệ sinh học Moderna nghiên cứu điều chế.
Trung Quốc thử vaccine ngừa virus corona trên người 108 người trong độ tuổi 18-60 từ Vũ Hán được tiêm vaccine ngừa virus corona chủng mới do một công ty dược phẩm Trung Quốc phối hợp quân đội phát triển. Ba ngày sau khi công ty dược phẩm CanSino Biologics được chính phủ "bật đèn xanh", thử nghiệm vaccine ngừa nCoV được thực hiện tại Vũ Hán. Theo thông tin trên tài...