104 ngày dài như thế kỷ với cầu thủ Vũ Hán Trác Nhĩ
Tính đến ngày 18/4 vừa qua, khi được trở về Vũ Hán, Jean Evrard Kouassi và các đồng đội trong đội Vũ Hán Trác Nhĩ đã phải trải qua 104 ngày bất đắc dĩ “biệt xứ” vì đại dịch Covid-19. Đó thực sự là quãng thời gian dài và buồn không thể nào quên với Kouassi và đồng đội.
Chạy đâu cho khỏi dịch
Jean Evrard Kouassi là tiền đạo 25 tuổi người Bờ Biển Ngà, là ngôi sao sáng giá hàng đầu trong đội hình Vũ Hán Trác Nhĩ. Tưởng như cuộc sống với Kouassi đã đến giai đoạn chỉ có những ngày tháng tươi đẹp. Bỗng quãng thời gian đày ải chẳng ai ngờ ập tới.
Hành trình “biệt xứ” bất đắc dĩ của Kouassi và đồng đội bắt đầu từ ngày 2/1 năm nay. Gần 50 thành viên của Vũ Hán Trác Nhĩ bắt đầu chuyến tập huấn trước thềm mùa giải mới tại Quảng Châu, cách Vũ Hán gần 1.000km. 20 ngày sau đó, họ nhận thông báo không thể trở về Vũ Hán. Vũ Hán là nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên. Vũ Hán bị phong tỏa từ ngày 23/1.
Điều đó cũng có nghĩa chẳng cầu thủ nào của Vũ Hán Trác Nhĩ được phép tranh thủ về thăm người thân trước khi họ bay sang Tây Ban Nha tập luyện tiếp. Toàn đội đặt chân đến Malaga vào cuối tháng 1 và lên lịch trở lại Trung Quốc vào giữa tháng 2 để sẵn sàng bước vào giải VĐQG Trung Quốc 2020. Nhưng tình hình dịch bệnh ở quê nhà vẫn vô cùng phức tạp và chẳng biết phải đi đâu, họ bất đắc dĩ phải ở lại thêm trên xứ đấu bò.
Kouassi và đồng đội vừa trở lại Vũ Hán sau “104 ngày dài như thế kỷ”
Vấn đề ở chỗ cái tên Vũ Hán khi ấy gần như trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Nhắc tới Vũ Hán là nhiều người nghĩ ngay tới virus corona. Thậm chí, lệnh đặt phòng khách sạn ban đầu của Vũ Hán Trác Nhĩ ở TBN còn bị hủy.
Video đang HOT
“Thực sự đó là những ngày vô cùng khó khăn ở Tây Ban Nha, vô cùng khó khăn”, Kouassi chia sẻ trên tờ The Guardian, “Mỗi khi đi đâu, chúng tôi đều phải mặc đồng phục. Vì thế mà mọi người xung quanh đều dễ dàng nhận ra chúng tôi là ai, chúng tôi đến từ đâu. Những ánh mắt họ ném về phía chúng tôi thật đáng ngại. Đặc biệt là những đồng đội người Trung Quốc của tôi, họ cứ như thể những người ngoài hành tinh trong mắt mọi người xung quanh vậy”.
Kouassi kể tiếp: “Mọi việc cũng rất khó khăn với ban huấn luyện của chúng tôi. Không có đội bóng nào dám đá giao hữu với chúng tôi. Cứ mỗi tuần, chúng tôi đều cố gắng tìm kiếm đối. Nhưng vô vọng. Những buổi tập vì thế diễn ra trong đơn điệu và nhàm chán.
Bầu không khí toàn đội vô cùng nặng nề. Trên sân tập, tôi có thể dễ dàng nhận thấy các cầu thủ Trung Quốc chẳng còn tâm trí nào cho buổi tập nữa. Họ lo lắng, hoang mang nhất là khi ai đó nhận được tin người thân của mình nhiễm bệnh”.
Cả đội Vũ Hán Trác Nhĩ định ở lại Tây Ban Nha đến cuối tháng 3. Ai dè giữa tháng 3, đến lượt Covid-19 bùng phát nghiêm trọng ở Tây Ban Nha. TBN trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Ngày 14/3, BLĐ Vũ Hán Trác Nhĩ quyết định cả đội phải bay về Trung Quốc gấp ngay trước khi TBN ban lệnh phong tỏa.
Những ngày buồn lê thê
Vũ Hán Trác Nhĩ về lại Trung Quốc, nhưng thành phố Vũ Hán vẫn chưa được dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Kouassi và đồng đội phải cách ly tại Thẩm Quyến trong 14 ngày.
Các fan Vũ Hán Trác Nhĩ chào đón đội nhà trở về
“Cuộc sống của chúng tôi bị bó buộc hoàn toàn trong những bức tường của khách sạn”, Kouassi nhớ lại, “Chúng tôi không thể ra ngoài. Suốt 14 ngày liền. Với tôi, chẳng khác nào bị cầm tù vậy. Bình thường bị cách ly 14 ngày đã ngột ngạt, bí bức rồi. Đằng này chúng tôi vừa phải trải qua những ngày dài cũng chẳng khác gì bị giam lỏng ở TBN, đã phải chịu cảm giác bị phân biệt đối xử dài đằng đẵng, việc tiếp tục bị cách ly 14 ngày trong khách sạn càng nặng nề, ám ảnh”.
Qua 14 ngày, Kouassi và đồng đội thực hiện cách ly ở Thẩm Quyến, Vũ Hán vẫn trong tình trạng phong tỏa. Cả đội tiếp tục di chuyển tới Phật Sơn. Lại tiếp tục vạ vật.
Phải đến ngày 8/4, Vũ Hán mới được dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Và phải đến ngày 18/4, Kouassi và đồng đội mới được đặt chân trở lại Vũ Hán. Như Kouassi đúc kết, họ đã phải trải qua “104 ngày dài như thế kỷ”.
Bao giờ giải VĐQG Trung Quốc 2020 khởi tranh?
Vì đại dịch Covid-19, giải VĐQG Trung Quốc 2020 đã không thể khởi tranh vào ngày 22/2 năm nay như lịch định ban đầu. LĐBĐ Trung Quốc vẫn chưa chính thức công bố về lịch khởi tranh mới. Nhưng theo tiết lộ từ GĐĐH Huang Shenghua của Guangzhou R&F, nhiều khả năng giải VĐQG Trung Quốc 2020 sẽ có thể bắt đầu vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới.
Cây săn bàn chủ lực của Vũ Hán
Kouassi chính là niềm hy vọng lớn nhất trên hàng công của Vũ Hán Trác Nhĩ trong những mùa giải gần đây. Anh đã ghi tổng cộng 34 bàn cho Vũ Hán Trác Nhĩ tại giải VĐQG Trung Quốc trong 3 năm qua. Năm ngoái, Kouassi dẫn đầu danh sách ghi bàn của Vũ Hán Trác Nhĩ với 12 pha lập công.
Chủ tịch TT-Huế yêu cầu đảm bảo 2 triệu khẩu trang ứng phó dịch Corona
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu phải đảm bảo tối thiểu 2 triệu khẩu trang y tế và ngừng đón khách du lịch từ vùng có dịch Corona đến địa phương.
Chiều 31/1, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ ký ban hành văn bản hỏa tốc về việc phòng chống dịch Corona trên địa bàn tỉnh.
Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh không chủ quan, không để dịch lây lan, huy động cả hệ thống chính trị để phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra tình hình ứng phó virus Corona tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Sở Y tế rà soát, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất mua bổ sung khẩu trang y tế đảm bảo tối thiểu 2 triệu cái, cung cấp thông tin về địa điểm, giá cả bán khẩu trang trên địa bàn tỉnh để người dân biết. Sở Y tế phải thông tin kịp thời diễn biến tình hình dịch, đưa ra các khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch.
Đối với Sở Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo các công ty du lịch hủy các tour, gói du lịch, không tổ chức các đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch, có người mắc bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch đến Thừa Thiên - Huế.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch phải quản lý và theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế chuyển du khách Trung Quốc hiện đang ở Thừa Thiên - Huế (nếu có); phối hợp với sở y tế các địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu trong trường hợp cần thiết, Sở Văn hóa và thể thao, các sở, ngành, địa phương tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội nghị, hội thảo để ưu tiên cao nhất cho việc phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền, tiến hành các biện pháp kiểm soát giá cả thị trường đối với mặt hàng khẩu trang y tế trên địa bàn tỉnh, chống gom hàng để đầu cơ, tăng giá nhằm đảm bảo cung ứng cho người dân khi có nhu cầu.
Tại Thừa Thiên - Huế, những ngày qua, do nhu cầu mua khẩu trang tăng mạnh vì người dân lo ngại dịch virus Corona, tại nhiều cửa hàng thiết bị y tế, tiệm thuốc, hiện khẩu trang y tế đang trong tình trạng "cháy hàng". Không ít cửa hàng thiết bị y tế, tiệm thuốc lợi dụng nhu cầu mua khẩu trang y tế tăng cao để đẩy giá lên cao nhằm trục lợi.
Hiện, toàn tỉnh đã có 23 đội phản ứng nhanh ứng phó virus Corona được thành lập và đi vào hoạt động. Trong đó có 5 đội phản ứng nhanh cấp tỉnh, 18 đội phản ứng nhanh cấp huyện.
Theo Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, trong các ngày từ 22-28/1 (tức 28/12-4/1 Âm lịch), tổng cộng có 2.300 du khách Trung Quốc đến Huế. Ngày du khách Trung Quốc đến nhiều nhất là 407 khách, ngày ít nhất là 231 khách. Tỷ lệ khách Trung Quốc đến Huế khá ít.
Theo danviet.vn
Trước khi bị phong tỏa vì Corona, Vũ Hán cực hút du khách vì lý do này Từng bị lu mờ bởi các thành phố láng giềng, thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trung tâm du lịch khá nổi tiếng của Trung Quốc. Với 3 thị trấn cổ và dòng sông lớn nhất châu Á, Vũ Hán rất thu hút du khách trước khi lâm vào đại dịch Corona....