1001 thắc mắc: Vì sao cá voi xanh có thể bơi suốt 6 tháng mà không ăn?
Lưỡi của cá voi xanh nặng tương đương với một chú voi và trái tim của ‘gã khổng lồ biển cả’ này nặng tương đương một chiếc ô tô.
Cá voi xanh có thể ăn hết 4 tấn các loài giáp xác trong 1 ngày. Cá voi xanh có thể bơi suốt 6 tháng mà không ăn gì.
Cá voi xanh sở hữu một chiếc lưỡi “khổng lồ” nặng khoảng 2,7 tấn. Với cân nặng như thế, lưỡi của cá voi xanh có thể tương đương trọng lượng của voi rừng châu Phi, hoặc ít nhất cũng sánh ngang với một con tê giác trưởng thành. Bên cạnh đó, trái tim của chúng cũng to lớn không kém.
Loài động vật lớn nhất hành tinh
Sauropod, loài khủng long được xem là lớn nhất thế giới vẫn chưa là gì so với chúa tể của biển cả – cá voi xanh. Được biết, khủng long trên cạn Sauropod, con lớn nhất tính từ đầu miệng đến đuôi cũng chỉ dài từ 25 đến 40 m và nặng tầm 96,4 tấn, tức là nặng chưa bằng một nửa cá voi xanh.
Cụ thể, một cá thể cá voi xanh trưởng thành, chiều dài cơ thể có thể đạt từ 30 đến 33m với trọng lượng nặng 173 tấn, trường hợp nặng nhất ghi nhận tới 181 tấn. Rõ ràng cá voi xanh có thể dễ dàng chiến thắng Sauropod về kích thước. Quá ấn tượng phải không nào?
Để giải thích lý do tại sao cá voi xanh lại có khích thước “khủng” đến như vậy, các nhà khoa học giải thích rằng chính việc sống trong môi trường nước cho phép cơ thể cá voi có thể duy trì được kích thước khổng lồ của mình mà không phải chịu tác động từ trọng lực, một yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến hóa của động vật trên đất liền. Ngoài ra, với lớp mỡ dày giúp chúng có thể nổi dễ dàng trên bề mặt nước, giảm bớt áp lực dòng nước lên cơ thể đồ sộ mỗi khi rẽ nước di chuyển.
Được biết, cá voi xanh sở hữu một chiếc lưỡi “khổng lồ” nặng khoảng 2,7 tấn. Với cân nặng như thế, lưỡi của cá voi xanh có thể tương đương trọng lượng của voi rừng châu Phi, hoặc ít nhất cũng sánh ngang với một con tê giác trưởng thành.
Cá voi xanh bơi suốt 6 tháng mà không ăn gì
Vùng biển ở Nam Cực sở hữu đa dạng quần thể sinh vật phù du, các loài giáp xác, và nơi đây cũng là nguồn thức ăn chính cho các loài hải cẩu, chim cánh cụt, cá, mực cũng như cá voi. Vào mùa săn mồi, thường là mùa hè trong năm, những con cá voi xanh sẽ bơi đến vùng biển Nam Cực để lấp đầy cái bụng khổng lồ của chúng.
Khi đã hấp thụ được năng lượng dự trữ đáng kể và nhiều hơn số mà chúng sẽ sử dụng vào mùa sinh sản, cá voi xanh sẽ dành toàn bộ nguồn năng lượng dự trữ này để di chuyển đến những vùng biển ấm hơn vì nguồn thức ăn ở đó sẽ rất khan hiếm.
Cá voi xanh giao tiếp với nhau bằng những điệu nhạc, nghe từ khoảng cách hơn 1600km
Với tập tính sống đơn độc vốn có, cá voi xanh đã dần dần phát triển ra một hệ thống giao tiếp đặc biệt mà ít loài động vật khác có được. Chúng phát ra những sóng âm ở tần số thấp và có thể đi qua hàng nghìn kilomet trên biển để truyền đạt thông tin đến một cá voi khác.
Vào năm 1940, một con cá voi xanh có thể nhận và truyền thông tin đến đồng loại từ khoảng cách hơn 1600km. Đây quả là một tín hiệu đáng buồn cho khả năng giao tiếp kì diệu của cá voi xanh.
Và những thú vị từ các voi xanh
Cá voi xanh có thể ngậm 500kg nhuyễn thể trong miệng
Tuy sở hữu một thân hình to lớn, các bạn sẽ nghĩ rằng chúng là một loài động vật ăn thịt dữ tợn? Hoàn toàn không phải, thức ăn chính của chúng chính là toàn bộ loài nhuyễn thể, các sinh vật nhỏ giống tôm, phù du, cá nhỏ, giáp xác và mực ống. Trong suốt thời gian săn mồi, cá voi xanh sẽ bơi vào bầy sinh vật phù du, mở rộng miệng để hớp lấy một ngụm nước khổng lồ vào túi chứa thức ăn ở hàm dưới và khép miệng lại.
Sau đó, nước được đẩy ra ngoài trong khi hàng ngàn sinh vật nhỏ bé được giữ lại bởi các tấm sừng hàm lọc thức ăn và sau đó cá voi xanh sẽ nuốt các sinh vật ấy vào bụng. Vì thế, chúng thường vô hại với con người.
Để cung cấp đủ năng lượng cho một cơ thể “khủng” như vậy, cá voi cần tiêu thụ một lượng thức ăn vô cùng lớn. một con cá voi trưởng thành có thể tiêu thụ 500kg thức ăn, tương đương với 457.000 calo chỉ trong một lần ăn. Chúng có thể tiêu thụ tới 40 triệu con phù du mỗi ngày.
Cá voi xanh con có thể nặng tới 2,5 tấn ngay sau khi được sinh ra
Khi đủ 5 đến 15 tuổi cá voi xanh bắt đầu giao phối và thời gian thích hợp thường vào đầu mùa đông, thời gian mang thai từ 10-12 tháng. Cá voi xanh con nặng khoảng 2,5 tấn, dài 7m ngay từ lúc mới sinh. Trong một ngày, bé cá voi xanh có thể uống hết khoảng từ 380 đến 570 lít sữa, tiêu thụ 4.370 kilogam calo/kg trọng lượng nên khối lượng của nó tăng lên rất nhanh vào khoảng 90 kilogam mỗi 24 giờ. Cá voi xanh con cai sữa khoảng 6 tháng sau sinh.
Cá voi xanh sở hữu “cái ấy” lớn nhất trong thế giới động vật
Trong tất cả các loài động vật mà con người biết đến thì cá voi xanh sở hữu một “cái ấy” dài và linh hoạt nhất từng được biết đến trong lịch sử Trái Đất. Trung bình dương vật của một con cá voi đực trưởng thành có chiều dài khoảng từ 2,4 mét đến 3 mét. Cá voi đực xuất gần 20 lít tinh trùng trong mỗi lần giao phối. Trái ngược với cơ thể dài hàng chục mét, dương vật của cá voi xanh thường rất mỏng với đường kính từ 30 đến 36 cm. Dương vật của cá voi đực thường ẩn bên trong cơ thể và mỗi khi chúng bắt đầu giao phối mới đưa ra ngoài.
Thân hình “khủng”, nhưng bộ não của cá voi xanh rất nhỏ
Dù sở hữu một kích thước khổng lồ chắc nhiều người sẽ nghĩ chúng sẽ có một bộ não to lớn, thế nhưng não của cá voi xanh thường nhỏ hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Mặc dù vậy, não của chúng vẫn lớn hơn con người nhiều và đây cũng là cơ sở để các nhà khoa học tin rằng cá voi (bao gồm cả cá heo) là loài động vật biển thông minh nhất hành tinh. Khác với các loài linh trưởng thì cá voi chủ yếu sử dụng thính giác như là một phương tiện truyền thông hữu hiệu giúp chúng có thể dễ dàng giao tiếp với nhau từ rất xa.
Được biết khả năng giao tiếp bằng thính giác của cá voi vô cùng “đỉnh”. Đối với một cá thể trưởng thành, từ phần xoang có thể phát ra âm thanh, chúng có thể giao tiếp và tương tác với nhau ở khoảng cách vài dặm. Dựa vào những cách phát sóng âm khác nhau, cá voi có thể xác định được vị trí và kích thước của con mồi, thậm chí là bờ biển, các chướng ngại vật trên đường nó di chuyển…
Video đàn cá voi sát thủ quyết chiến cá voi xanh khổng lồ:
1001 thắc mắc: Tim cá voi xanh 'khủng' thế nào, làm sao đo được nhịp tim của chúng?
Một con cá voi xanh trưởng thành có thể dài tới 30m, nặng gần 200 tấn và quả tim của nó cũng rất khủng nặng tới 180kg. Câu hỏi là làm thế nào con người có thể đo được nhịp tim của chúng?
Cá voi xanh còn gọi là cá ông, là loài động vật biển có vú, khi trưởng thành đạt tới chiều dài 30 mét và nặng 180 tấn hoặc hơn nữa. Cá voi xanh được cho là loài động vật lớn nhất và nặng nhất từng tồn tại cho tới nay.
Trước thế kỉ 20, cá voi xanh tồn tại với số lượng cá thể lớn ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Nhưng hơn 100 năm qua, chúng bị săn bắn đến mức gần như tuyệt chủng cho đến khi được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế vào năm 1966.
Theo một báo cáo vào năm 2002, có xấp xỉ 5.000 - 12.000 cá thể sống trên toàn thế giới, bao gồm ít nhất 5 nhóm. Trước khi bị săn bắt ráo riết, quần thể cá voi xanh lớn nhất ở vùng biển Nam cực có khoảng 239.000 cá thể (từ 202.000 tới 311.000). Các quần thể nhỏ hơn khác (khoảng 2000 cá thể) tập trung ở các vùng biển Đông bắc Thái Bình Dương, Nam Cực. Có 2 quần thể khác ở Bắc Đại Tây Dương và ít nhất 2 quần thể nữa ở Nam Bán Cầu.
Mới đây, các chuyên gia từ ĐH Stanford (Mỹ) đã tìm ra cách đo được khả năng bơm máu của quả tim 180kg ở ngay giữa lòng đại dương, mà không gây tổn hại đến bản thân cá voi.
Ccác chuyên gia định gắn thẻ cho cá voi, bằng một bộ cảm biến có cách thức hoạt động giống như những chiếc giác hút. Bộ cảm biến đã thu lại được khối dữ liệu dài 8,5h sau những lần ngụp lặn của cá voi. Qua đó cho thất, nhịp tim của cá voi đập rất chậm, ở độ sâu, nhịp tim của á chỉ rơi vào khoảng 4 - 8 nhịp mỗi phút, thậm chí có lúc tụt xuống 2 nhịp.
Được biết, cá voi xanh không phải là loài săn mồi hung dữ, mà chúng kiếm ăn nhờ vào phương pháp "lọc". Nhờ hàm răng giống như một tấm lưới, chúng sẽ hút nước vào, sau đó đẩy nước ra khỏi miệng và giữ lại con mồi bên trong - như tôm và phù du.
Theo các chuyên gia, nhịp tim quá thấp của cá voi một phần có thể do cơ chế co động mạch khi lặn, nhằm giữ máu lưu thông lâu hơn.
Những loài động vật sở hữu trái tim "kì quặc" nhất quả đất
Trái tim con người thường đập 72 nhịp/phút trong khi cùng thời gian đó, trái tim một con thú đang ngủ đông chỉ đập 5 lần nhưng với chim ruồi là 1.260 lần. Quả tim người chỉ nặng khoảng 0,3kg nhưng con số này ở hươu cao cổ là 12kg - lý do là bởi chúng cần một quả tim cực khỏe để có thể bơm máu chạy qua hết cái cổ dài.
Động vật thân mềm có tới ba quả tim
Tất cả các loài thủy sinh bao gồm bạch tuộc, mực ống hay sao biển trên thực tế đều có tới ba trái tim. Trong đó, hai quả tim phụ hai bên giúp động vật thân mềm hấp thu máu còn quả tim trung tâm giữ vai trò điều tiết máu qua các động mạch đi nuôi cơ thể.
Đặc biệt, máu được ba quả tim trên cung cấp không có màu đỏ như chúng ta vẫn tưởng tượng. Thực tế, máu của các loại thân mềm này có màu xanh do tế bào chứa nhiều nguyên tố đồng. Còn sở dĩ máu người và thú có vú có màu đỏ vì chứa nhiều chất sắt trong hemoglobin.
Gián: Trái tim không làm nhiệm vụ
Giống như các loài côn trùng khác, gián có hệ thống tuần hoàn máu đặc biệt khi máu không phải lúc nào cũng chảy đầy trong tất cả các mạch mà chỉ xoay quanh 12 đến 13 đường chính.
Các xoang sống lưng, bộ phận nằm trên đỉnh thân của gián giúp chuyển máu đã hấp thụ oxy đến các ngăn của tim. Tuy nhiên, trái tim ở đây lại không làm nhiệm vụ luân chuyển máu đi khắp cơ thể như tim ở các loài vật khác.
Đó là bởi gián và các loài côn trùng khác hô hấp thông qua các lỗ khí trên cơ thể thay vì phổi, vì vậy nên máu cũng không cần làm nhiệm vụ mang oxy từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra, theo chuyên gia Don Moore III tại Vườn thú Quốc gia Smithsonian, tim gián có chung nhịp đập với tim con người.
Giun đất dùng tim "fake"
Giun đất vốn là loài động vật không có tim nhưng chúng lại có tới năm bộ phận được gọi là "tim giả" bao quanh thực quản. Những tim giả này không làm nhiệm vụ bơm máu mà chỉ thực hiện việc co bóp các mạch máu để giúp tuần hoàn máu diễn ra. Ngoài ra giun cũng không hề có phổi và chúng hấp thu oxy thông qua lớp da ẩm của mình.
Giun đất có máu màu đỏ bởi chúng chứa hemoglobin, chất protein luôn mang theo oxy. Tuy nhiên, khác với loài người là chúng có hệ thống tuần hoàn mở nên hemoglobin chỉ trôi dạt giữa những chất còn lại chứ không được hấp thu hay chuyển hóa.
Cá ngựa vằn có thể tái sinh trái tim
Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học vào năm 2002, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.
Nếu như gan người có thể tự tái tạo còn các loại bò sát hay lưỡng cư có thể tự mọc lại đuôi thì khả năng tái tạo tim của cá ngựa vằn đi đầu trong việc nghiên cứu về sự phát triển của tim mạch. Tuy nhiên, tim của loài cá này lại vô cùng đặc biệt bởi chúng chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất đồng thời có tới hai cấu trúc khác hoàn toàn so với tim người.
Đối với các loài động vật khác thì quả tim làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên với cá thì các xoang ở sống lưng vận chuyển dưỡng khí qua lại giữa tâm thất và tâm nhĩ. Tâm thất càng mỏng thì tường động mạch càng dày và máu được bơm lên tâm nhĩ càng nhanh.
Cá voi có trái tim to khổng lồ
Theo ông James Mead, chủ tịch danh dự của Học viện Smithsonian, tim cá voi có bốn ngăn và được biết tới với kích thước lớn nhất trong thế giới động vật. Đây phải là một quả tim cực kỳ to lớn và cực khỏe để có thêm bơm oxy đi khắp cơ thể đồ sộ như hai chiếc xe bus của loài này. Theo ước tính, tim cá voi xanh nặng tới 589kg, tương đương cân nặng của gần 9 người trưởng thành (nặng trung bình 70kg). Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng bức tường gồm các động mạch chính trong tim của cá voi có độ dày tương đương với chiều dài của một chiếc iPhone 6 Plus.
Tim ếch chỉ có ba ngăn
Theo nhà nghiên cứu Daniel Mulcachy của Viện nghiên cứu Washington, tim của hầu hết các loại thú có vú và chim đều có bốn ngăn nhưng với ếch thì chỉ là ba ngăn, bao gồm hai tâm nhĩ và một tâm thất. Quả tim này có nhiệm vụ lọc oxy mà cơ thể hấp thụ được, chuyển nó qua phổi để hô hấp và sau đó đẩy dưỡng khí xuống toàn bộ các cơ quan.
Đối với tim người, việc oxy hóa tế bào máu và tách oxy từ tế bào này là hai quá trình hoàn toàn riêng biệt nhưng với loài ếch thì một bộ phận có tên là cơ tim giữ cho hai quá trình trên hoạt động độc lập với nhau trong cùng một tâm thất.
Cũng theo Mulcachy, ếch không chỉ lấy oxy qua phổi mà còn từ lớp da của mình. Tim của loài ếch cũng thực sự hoạt động theo nguyên tắc riêng - tế bào máu đi vào tâm nhĩ phải và ra ở tâm thất đến phổi và da để lấy oxy. Các tế bào đã hấp thụ oxy sau đó quay trở lại tâm nhĩ trái, đến tâm thất và đem oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Clip: Cá voi sát thủ hạ cá mập trắng.
Ảnh động vật: Tê giác khổng lồ truy đuổi người chăm sóc động vật Tê giác khổng lồ truy đuổi người chăm sóc động vật, xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Mỹ,...là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua. Tê giác khổng lồ truy đuổi nhân viên chăm sóc động vật trong khu bảo tồn động vật hoang dã ở Entebbe, Uganda. (Nguồn Guardian) Xác cá voi lưng gù chết trôi dạt vào...