1001 thắc mắc: Những loài động vật nào nổi tiếng về độ ngớ ngẩn?
Gà tây, cóc mía, vẹt Kakapo đều là những loài động vật nổi tiếng về độ ngớ ngẩn. Gà Tây gần như không có đủ trí tuệ để phân biệt trời mưa hay nắng còn khi vẹt Kakapo sợ, nó có thói quen là ‘đóng băng’ một chỗ, đôi khi, chúng sẽ tìm cách trèo lên cây, giang cánh và bay.
Con lười: Kẻ lười biếng
Con lười giống với cái tên của chúng là kẻ lười biếng nhất trong giới động vật. Trung bình một ngày, con vật to xác này chỉ di chuyển trung bình khoảng 28m. Do ít di chuyển, vào mùa mưa,màu lông của chúng biến thành màu xanh do rêu và tảo mọc lên phủ kín. Chúng cũng là một trong những loài động vật có IQ thấp nhất.
Lười có một khả năng mà hiếm động vật nào có được, đó là chỉ tiểu và đi nặng một lần một tuần.
Quả là một con số khó tưởng tưởng với chúng ta, nhưng với lười, đây là điều rất bình thường. Mỗi khi phải đáp trả tiếng gọi của sinh học, chúng lại phải bò xuống đất và tìm chỗ, đào hố cho lịch sự rồi mới “giải quyết”.
Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, vì chúng phải phơi mình cho những kẻ săn mồi ngoài tự nhiên là rắn, đại bàng, báo đốm…Tuy nhiên, bất lợi này lại là may mắn cho các loài khác. Vì một lần “xả kho”, lười có thể thải ra một lượng phân bằng 1/3 trọng lượng cơ thể!
Không chỉ là tập tính, mà mọi thứ trong con lười đều chậm, mà ví dụ tiêu biểu nhất là hệ tiêu hóa của chúng.
Con người mất khoảng 1 – 2 ngày để cơ thể hấp thụ xong dưỡng chất của một bữa ăn. Còn với loài lười, muốn tiêu hóa hết vài chiếc lá, chúng cần khoảng… 30 ngày.
Gà tây: Không có đủ trí tuệ để phân biệt trời mưa hay nắng
Bạn đã từng nghe thấy câu nói “Gà tây tắm mưa” chưa? Có một điều kỳ lạ, đây là loài gia cầm duy nhất có sở thích oái ăm này. Chúng gần như không có đủ trí tuệ để phân biệt trời mưa hay nắng. Thông thường, khi mưa, gà tây phải ngước mắt lên trời trong khoảng 30 giây mới nhận ra điều gì đang xảy đến với mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, não của gà tây cũng luôn mắc phải sai lầm ngớ ngẩn, nhất là trong “chuyện ấy”. Thông thường, gà trống sẽ nhảy múa để quyến rũ bạn tình, song khi các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm thay thế bằng một con gà tây giả thì con đực cũng không thể phân biệt được. Tệ hơn, thậm chí chỉ cần một cái đầu gà tây giả cắm cũng có thể đánh lừa gà trống và bạn sẽ được chứng kiến vũ điệu tình ái của gà tây ngay lập tức.
Cóc mía: Không có khả năng nhận biết bạn tình
Loài động vật ngớ ngẩn chính là loài cóc mía Nam Australia. Chúng có thân hình khá đồ sộ, dài 20,5cm và nặng khoảng 840gr – gấp đôi trọng lượng thông thường.
Có một đặc điểm chung giống như gấu trúc, vẹt Kakapo, gà tây, chỉ số IQ thấp của cóc mía biểu hiện rõ nhất qua chính bản năng sinh sản của chúng.
Những con cóc đực gần như không có khả năng nhận biết đâu là bạn tình của chúng. Cóc mía giao phối với tất cả những thứ gì chúng nghĩ là con cái, đặc biệt là cả xác chết: xác của cóc cái, thậm chí xác rắn, kì nhông, thằn lằn, chuột…
Gấu trúc: Không nhận được sự hiện diện của con mình
Nếu là fan của bộ phim nổi tiếng Kungfu Panda, hẳn chẳng ai nghĩ gấu trúc lại lọt vào danh sách những loài vật có chỉ số IQ thấp nhất nhưng sự thật lại là như vậy. Mặc dù vẻ ngoài trông đáng yêu song thực tế, chỉ số thông minh của loài vật này là cực thấp.
Bằng chứng rõ ràng nhất là gấu trúc rất lười biếng. Chúng ít khi hoạt động, di chuyển, một năm chỉ có khả năng giao phối một lần. Chưa hết, khi mang thai, gấu trúc mẹ gần như không cảm nhận được sự hiện diện của con. Trong xã hội của chúng, việc giết chết những con gấu con la hét, hay đè chết con khi đang ngủ là chuyện hết sức tự nhiên.
Nguyên nhân dẫn tới chỉ số IQ của gấu trúc thấp tới vậy là do chế độ dinh dưỡng của chúng. Gấu trúc chỉ ăn tre, mà tre lại có quá ít chất dinh dưỡng, vitamin, protein so với các loài thực vật khác. Chúng phải ăn rất rất nhiều, ăn liên tục mới đủ sức để tồn tại, huống chi là dành những dưỡng chất đó cho sự phát triển của bộ não.
Vẹt Kakapo: Thói quen là “đóng băng” một chỗ
Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hóa thạch cổ đại của loài này ở khắp New Zealand nên nó được coi là một trong những loài động vật đặc hữu của đất nước này.
Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi người ta còn gọi Kakapo là “cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “cú vẹt” hay “vẹt Kakapo”.
Vào năm 1995, người ta chỉ thống kê được 51 cá thể vẹt Kakapo nhưng nhờ các nỗ lực bảo tồn nên số lượng của chúng giờ đây đã tăng lên 124. Khoảng 33 con vẹt non đã được đưa tới các đảo ở phía Nam New Zealand – nơi chúng được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn nguy cơ diệt vong của loài.
Một đặc tính kỳ quặc của những chú “cú đêm” này là chúng hoàn toàn “ăn chay”. Thay vì ăn thịt, chúng ăn hạt hạnh nhân và các loại quả cây Muselin, Rimu, Matai, Totara… – những loại cây thường nở hoa vào mùa xuân và mùa hè trong năm. Món ăn ưa thích nhất của vẹt Kakapo là loại quả của cây Rimu – loài cây đặc biệt, 4 năm mới nở hoa 1 lần. Có lẽ vì chỉ ăn thực vật nên chúng có tuổi thọ cao, trung bình là 90 tuổi.
Loài vẹt này có thói quen hơi khác lạ, thậm chí là vô cùng ngớ ngẩn. Khi Kakapo sợ, nó có thói quen là “đóng băng” một chỗ, đôi khi, chúng sẽ tìm cách trèo lên cây, giang cánh và bay. Nhưng đáng buồn, loài vẹt này gần như không biết bay nhưng chúng không hề biết điều ấy, kết quả là chúng sẽ tiếp đất nhanh chóng.
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, đó là do môi trường sống của Kakapo rất hòa bình, không kẻ thù, ít thú ăn thịt, cộng thêm chế độ dinh dưỡng kém (chỉ ăn hạnh nhân và các loại quả cây) nên không thể kích thích sự phát triển bộ não của loài này.
Chim hồng hạc: Kiếm thức ăn trong tư thế đầu lộn ngược
Hồng hạc là loài chim lội nước tập trung nhiều ở châu Mỹ. Chúng thường tụ tập thành từng đàn lớn để kiếm ăn tại các vùng nước nông, theo các nhà khoa học, màu lông của hồng hạc là do thức ăn của chúng chi phối. Hồng hạc là một trong những loại động vật kém thông minh nhất, chúng tìm kiếm thức ăn trong tư thế đầu lộn ngược và tư thế đó chẳng ảnh hưởng gì tới việc thưởng thức bữa ăn nên chúng ăn ngay khi đầu vẫn trong tư thế lộn ngược.
Loài ong có biết đếm không?
Một nghiên cứu mới đây cho biết loài ong có cách đếm để tính xem nên kiếm phấn hoa ở đâu mỗi khi nó phát hiện ra nơi có hoa.
Nhưng chính xác thì chúng đếm như thế nào khi gặp một nhà kính trồng hoa, ở công viên hay vườn nhà?
Nghiên cứu mới này tập trung tìm hiểu xem những con ong được huấn luyện đếm số cụ thể thì có biết chọn vườn hoa dựa trên số lượng hoa của vườn hay không. Kết quả cho thấy loài ong có thể nhận biết sự khác biệt giữa các nhóm có 1 với 4 bông hoa, nhưng không thể phân biệt 4 với 5.
Về cơ bản, chúng cũng không phân biệt được giữa các nhóm có 2 hoặc nhiều hơn 2 bông hoa. Hay có thể nói cách đếm của ong là 1 và một vài.
Một con ong mật đang lấy phấn của một bông hoa dâu trong nhà kính.
Khả năng phân biệt giữa hai nhóm số lượng vô cùng quan trọng đến mức sống còn đối với một loài vật, bởi vì nó liên quan đến những hoạt động đảm bảo sự sinh tồn cho chúng. Những hoạt động này bao gồm: so sánh nguồn thức ăn - lựa chọn số lượng thức ăn lớn hơn; tương tác sức mạnh - lựa chọn tránh xung đột với các nhóm có số lượng đông hơn; và tránh các loài động vật ăn thịt - lựa chọn ở lại trong nhóm có nhiều cá thể cùng loài để giảm nguy cơ bị ăn thịt.
Con người đang ngày càng hiểu nhiều hơn về khả năng phân biệt số lượng của các loài động vật. Động vật linh trưởng và các loài động vật có vú khác, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và cá đều thể hiện khả năng phân biệt số lượng trong các hoạt động hàng ngày của chúng. Ví dụ: cá sử dụng khả năng này để không tách khỏi đàn mà luôn ở cùng với các cá thể khác để giảm nguy cơ bị ăn thịt.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn hiểu biết rất ít về cách các loài côn trùng phân biệt và lựa chọn dựa trên số lượng.
Loài ong lựa chọn nơi kiếm ăn như thế nào?
Ong mật đánh giá một vườn hoa dựa trên một số yếu tố như mùi, màu, hình dáng và kích thước.
Thông thường, mỗi chuyến bay đi kiếm ăn, ong mật ghé thăm khoảng 150 bông hoa để mang về mật hoa hoặc phấn hoa. Với một con ong mật, một số lượng lớn hoa trong cùng một khu vực đồng nghĩa với việc tốn ít năng lượng hơn so với phải bay đến nhiều thảm hoa mà mỗi thảm chỉ có ít hoa.
Hoa sau vườn - bạn sẽ chọn thảm hoa nào nếu bạn là 1 chú ong?
Để kiểm tra xem mỗi con ong mật có thể phân biệt giữa các số lượng hay không, các nhà nghiên cứu đã dùng những cụm có số lượng bông hoa giả khác nhau. Họ cho bầy ong nhận diện từng cặp cụm hoa để so sánh từ dễ đến khó, ví dụ như 1 với 12 và 4 với 5.
Cách bố trí để tiến hành thí nghiệm (trái) và phép so sánh số lượng (phải). Ong mật có thể bẩm sinh phân biệt giữa 1 với 12, 1 với 4 và 1 với 3 bông hoa, nhưng các cặp số lượng khác thì chúng không phân biệt được. Ong mật được huấn luyện để hiểu 1 chấm màu vàng liên quan đến nước đường trước khi lựa chọn so sánh số lượng hoa.
Điều thú vị là cho dù trước đây chúng ta biết rằng ong được huấn luyện có thể phân biệt giữa các nhóm số lượng phức tạp và cũng có thể học cộng hoặc trừ, nhưng nếu bất ngờ đưa ra các cụm hoa thì chúng phân biệt rất kém. Chúng chỉ có thể phân biệt 1 với 3, 1 với 4, và 1 với 12, trong đó chúng thích những cụm có nhiều hoa hơn.
Một con ong mật bay về phía ba bông hoa.
Giữa các cặp có 1 và nhiều hoa thì chúng phân biệt tốt, nhưng các cặp mà mỗi cụng có từ 2 bông hoa trở lên là chúng bị nhầm lẫn. Việc lựa chọn nơi kiếm ăn của ong mật không chỉ dựa vào khả năng phân biệt số lượng mà còn vào cách chúng nhận diện thế nào là một bông hoa hay một cụm hoa.
Quạ đen liều mạng vặt lông gấu trúc để làm tổ Nhân lúc gấu trúc không để ý, quạ đen rủ đồng bọn đến vặt trộm lông trên người gấu trúc để làm tổ. Một nhân viên tại sở thú Bắc Kinh, Trung Quốc đã quay lại cảnh gấu trúc bị quạ đen vặt lông để chuẩn bị làm nguyên liệu xây tổ. Đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội vào ngày...