1001 thắc mắc: Loài động vật nào chậm chạp nhất thế giới?
Đây chính là loài động vật chậm nhất thế giới, tốc độ kỷ lục mà một con lười ba ngón có thể đạt được là 0,001 km/h.
Lười ba ngón có nguồn gốc từ châu Mỹ. Phần lớn cuộc đời của lười ba ngón là trên các nhánh cây trong các rừng mưa nhiệt đới.
Tốc độ kỷ lục mà một con lười ba ngón có thể đạt được là 0,001 km/h.
Lười ba ngón có người anh em cùng họ có kích thước lớn hơn là Lười hai ngón. Tuy vậy Lười ba ngón có khả năng bơi nhanh hơn “kẻ bự con” kia. Lười thường di chuyển chậm chạp trên cây. Con non khi sinh ra sẽ bám vào bụng mẹ trong khoảng 9 tháng. Con Lười thường không thể di chuyển bằng cả bốn chi vì vậy chúng thường phải dùng 2 chi trước và móng vuốt để chuyền cành trong các khu rừng nhiệt đới.
Lười thích nghi với cuộc sống trên cao, treo mình trên các cành cây. Chúng sống trong tán cây, xuống đất mỗi tuần một lần để đi vệ sinh. Chúng có một số lông dài, màu xanh lá cây, chúng không phải do sắc tố tạo nên mà do tảo, nấm phát triển. Điều này xuất phát từ những hành vi chậm chạp của loài Lười, tuy nhiên, chính những chiếc lông màu xanh này lại là lớp ngụy trang tự nhiên, giúp Lười thoát khỏi kẻ săn mồi.
Lười ba ngón có thể quay đầu 270 độ
Lười ba ngón có thể xoay đầu đến 270 độ, tài tình như khả năng của loài cú. Chúng làm được điều này là bởi cấu trúc cổ độc đáo với 9 đốt sống cổ, trong khi hầu hết động vật có vú chỉ có 7 đốt.
Dù mang tiếng “lười” cùng với sự lề mề trong cách di chuyển nhưng Lười thường thay đổi vị trí giữa các cành cây khác nhau tới 4 lần/ngày. Lười ba ngón sẽ kiếm ăn vào ban ngày, không cố định giờ giấc trong khi Lười hai ngón có thói quen tìm thức ăn vào ban đêm.
Tuổi thọ trung bình 27 năm
Lười ba ngón có tuổi thọ trung bình khoảng 27 năm. Loài động vật có vú này không có mùa sinh sản cố định trong năm. Con cái khi được thụ thai sẽ mang thai trong khoảng 6 tháng. Lúc này các cá thể cái bắt buộc sẽ di chuyển tới một nơi khác để sinh sản và chăm sóc con. Con non được sinh ra sẽ cai sữa trong 9 tháng đầu tiên, đạt sự trưởng thành về giới tính trong khoảng 3-5 năm đầu tiên.
Chúng sống độc lập và hình thành thói quen đánh dấu lãnh thổ bằng việc sử dụng các tuyến thơm hậu môn và phân.
Thời gian động dục, các cá thể Lười đực sẽ phải cạnh tranh với nhau để được giao phối với con cái, lúc này Lười đực sẽ bị hấp dẫn bởi Lười ba ngón cái thông qua tiếng kêu trong rừng, quá trình giao hợp kéo dài 25 phút.
Một số thông tin thú vị về Lười ba ngón có thể bạn chưa biết
Lười ba ngón nổi tiếng di chuyển chậm trên thế giới, vận tốc trung bình của chúng là 0,24 km/h.
Tổ tiên của Lười hoang dã xuất hiện cách đây 12 triệu năm, Lười ba ngón được tách ra thành loài riêng và tồn tại từ 4-5 triệu năm TCN.
Loài lười được phân thành họ hai ngón và họ ba ngón, đặc điểm chung của chúng là lười vận động và di chuyển chậm chạp. Chúng treo mình trên cây và mỗi tuần chỉ xuống đất một lần để loại bỏ chất thải.
Những sự thật giúp bạn nhận ra con lười là sinh vật thú vị nhất quả đất
Người to nhưng “cậu nhỏ” tí hon
Thật vậy đấy! Nếu như kích cỡ quyết định bản lĩnh, lười đực sẽ là loài kém cỏi nhất. Trên thực tế, các chuyên gia nghiên cứu về con lười đôi lúc cũng cảm thấy đau đầu, không biết đó là đực hay cái vì “cậu nhỏ” gần như mất tích. Hơn nữa, ngoại hình của chúng gần như tương tự nhau, nên lại càng khó phân biệt.
Hầu hết đều chết vì… đi cầu
Lười có một khả năng mà hiếm động vật nào có được, đó là chỉ tiểu và đi nặng một lần một tuần.
Quả là một con số khó tưởng tưởng với chúng ta, nhưng với lười, đây là điều rất bình thường. Mỗi khi phải đáp trả tiếng gọi của sinh học, chúng lại phải bò xuống đất và tìm chỗ, đào hố cho lịch sự rồi mới “giải quyết”.
Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, vì chúng phải phơi mình cho những kẻ săn mồi ngoài tự nhiên là rắn, đại bàng, báo đốm…
Tuy nhiên, bất lợi này lại là may mắn cho các loài khác. Vì một lần “xả kho”, lười có thể thải ra một lượng phân bằng 1/3 trọng lượng cơ thể!
Một con lười có thể nặng từ 6 – 10kg, tức là lượng phân chúng xả rơi vào khoảng 2kg – 3kg. Thử tưởng tượng nếu con lười trở nên lười hơn nữa, xả luôn từ trên cây và không may rơi vào đầu một con vật khác? Ấy quả là bi kịch.
Chậm cả nội tạng
Không chỉ là tập tính, mà mọi thứ trong con lười đều chậm, mà ví dụ tiêu biểu nhất là hệ tiêu hóa của chúng.
Con người mất khoảng 1 – 2 ngày để cơ thể hấp thụ xong dưỡng chất của một bữa ăn. Còn với loài lười, muốn tiêu hóa hết vài chiếc lá, chúng cần khoảng… 30 ngày.
Lười có thể chết đói ngay cả khi dạ dày đầy thức ăn!
Hệ tiêu hóa của các loài ăn cỏ hoạt động rất khác loài ăn thịt hoặc ăn tạp như chúng ta.
Để tiêu hóa được cenlulose trong thực vật, dạ dày loài ăn lá phải có một hệ các loài vi sinh vật cộng sinh. Các vi sinh vật này phân giải lá cây, tạo ra dinh dưỡng cho lười sử dụng. Bù lại, cơ thể lười chính là chỗ trú ngụ cho vi sinh vật.
Video về lười ba ngon- động vật lề mề nhất thế giới:
Những loài động vật chậm chạp nhất thế giới
Sao biển: Trên thế giới tới 2000 loài sao biển khác nhau. Sao biển bình thường di chuyển rất chậm với tốc độ chỉ khoảng 0,032 km/h nhưng đôi khi nhờ được cuốn theo những dòng hải lưu chúng có thể di chuyển được một quãng đường dài.
Sên vườn (hay ốc sên vườn, sên đất) là một loài động vật thân mềm sống trên cạn. Tốc độ di chuyển của loài ốc sên này chỉ khoảng vài mét một giờ.
Rùa khổng lồ: Đây loài động vật có xương sống có tuổi thọ lớn nhất thế giới. Loài rùa này di chuyển rất chậm bởi chúng có đôi chân dày, lớp vỏ nặng và trọng lượng cơ thể khá nặng nề, có thể đạt tới 350kg.
Rùa khổng lồ sinh sống chủ yếu ở Seychelles và Quần đảo Galapagos.
Gấu Koala là một loài thú túi, ăn thực vật (chủ yếu là lá bạch đàn) và rất hiếm khi uống nước. Chúng sinh sống tại Úc. Gấu Koala có thân hình không mấy linh hoạt (chỉ dài từ 63cm tới 88cm, nặng khoảng 13kg), đôi mắt rất kém. Gấu Koala ngủ khoảng 10 tiếng một ngày và thực sự rất chậm chạp.
Sên chuối: Sên chuối là một loài động vật thân mềm, chuyển động bằng cách co rút cơ thể với tốc độ khoảng 0,32 km/h. Đôi khi nhờ sự di chuyển của nước biển, sên chuối có thể di chuyển một khoảng cách xa hơn. Phần lớn cả cuộc đời của sên chuối giành để ăn và đẻ trứng.
Cuộc di cư ngoạn mục của hơn 10 triệu con dơi ăn quả
Đây được biết đến là cuộc di cư lớn nhất của động vật có vú. Những con dơi ăn quả di chuyển đến các khu rừng ẩm ướt để tìm kiếm nguồn thức ăn và tránh cái nóng của mùa hè.
Top 5 loài động vật có thói quen ngủ kì lạ nhất hành tinh Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài động vật có thói quen ngủ kỳ lạ, độc đáo khiến chúng ta phải bất ngờ như loài rái cá biển ngủ thường 'tay trong tay', ếch gỗ ngủ đông tim sẽ ngừng đập, cá heo lại chỉ ngủ với nửa bán cầu não... Liệu có bao giờ bạn thắc mắc những chú hươu cao cổ...