1001 thắc mắc: Động vật nào cực lười, 10 năm không ăn, tuổi thọ vẫn 100 tuổi?
Một trong những loài động vật không ăn mà vẫn sống khỏe là manh giông. Đây là loài động vật lưỡng cư ma quái sống trong hang động dưới nước ở Ý và các nước vùng Balkans.
Chây ỳ không di chuyển chút nào trong 7 năm liền
Sâu bên trong hang động tại châu Âu có loài manh giông lười biếng với cái tên Olm ( danh pháp khoa học: Proteus anguinus). Chúng có khả năng sống lâu hàng chục năm mà… chẳng cần làm gì.
Manh giông Olm thuộc loài lưỡng cư hoàn toàn sống dưới nước, ăn, ngủ và sinh sản dưới nước, không cần ánh sáng mặt trời. Lối sống này đã dẫn đến việc mắt của chúng không phát triển và bị lớp da dầy che phủ.
Mắt của manh giông không thể tiếp thu nhiều ánh sáng, bởi vậy chúng gần như bị mù. Tuy nhiên bù lại, chúng có khứu giác, thính giác dưới nước nhạy bén, có khả năng phát hiện những chuyển động trong hang của mình.
Nhóm nhà khoa học đứng đầu là tiến sĩ Gergely Balázs ở Đại học Etvs Loránd tại Hungary nghiên cứu một quần thể manh giông hiếm sinh sống trong hang động ngập nước ở miền đông Bosnia và Herzegovina. Đội lặn sử dụng kỹ thuật “bắt – đánh dấu – bắt lại” để theo dõi chuyển động của các cá thể manh giông trong 8 năm. Theo Balázs, chúng chỉ ở quanh quẩn, gần như không làm gì.
Balázs và cộng sự nhận thấy suốt gần thập kỷ, những con manh giông di chuyển tổng cộng chưa đến 10 m. Đặc biệt, một cá thể vô cùng chây ỳ không di chuyển chút nào trong 7 năm liền.
Manh giông không tập trung đông theo đàn, không có động vật ăn thịt và có khả năng nhịn đói tốt. Chúng có thể sống sót mà không cần thức ăn trong vài năm. Loài vật này bị mù và sống trong bóng tối hoàn toàn dưới lòng đất và dưới nước. Chúng chỉ di chuyển để giao phối 12,5 năm một lần. Trong hang động nơi chúng cư trú, thức ăn thường rất khan hiếm. Manh giông chủ yếu ăn loài giáp xác nhỏ như tôm, ốc sên và đôi khi săn côn trùng.
Video đang HOT
Tuổi thọ lên tới 100 năm
Những chú manh giông nhỏ bé có tuổi thọ lên tới 100 năm. Chúng rất nhỏ, chỉ nặng khoảng 20 gram và dài 30cm. Balázs chia sẻ với tờ New Scientist: “Chúng chỉ lảng vảng xung quanh và hầu như không làm gì”.
Ít vận động và di chuyển có lẽ là chiến lược sống tối ưu cho loài manh giông, kể từ khi chúng di cư và sống trong hang động vào khoảng 20 triệu năm trước.
Manh giông có khả năng đạt tới “đỉnh cao của sự lười biếng” vì chúng có hoạt động trao đổi chất rất thấp. Thức ăn của chúng là ốc sên và động vật giác xác. Tuy trong hang không có nhiều những động vật này nhưng chúng có thể sống sót qua nhiều năm mà không cần thức ăn.
Bởi trong hang không có động vật săn mồi lại không cần hấp thụ nhiều thức ăn, nên manh giông ít phải di chuyển, chúng sống rất thoải mái và an toàn trong hang động. Thêm vào đó, chúng chỉ sinh sản 12 năm một lần, mỗi lứa đẻ khoảng 35 trứng. Điều này cũng cho thấy lối sống “siêu lười” của loài động vật này.
Balázs và đồng nghiệp phát hiện nhóm manh giông này có sự đa dạng di truyền rất thấp, điều này cho thấy số lượng manh giông đang giảm xuống hoặc có mức độ cận huyết cao.
Sự thiếu đa dạng di truyền này không được phát hiện ở các quần thể manh giông ở Slovenia. Bởi vậy các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm liệu lối sống siêu chậm này của manh giông có phải là đặc điểm chung của loài động vật này không.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ chỉ có thể suy đoán đây là loài vật cần rất ít thức ăn, sinh sản lẻ tẻ và sống cả cuộc đời mình với rất ít năng lượng. Ngoài ra mức độ di chuyển của chúng cũng được giảm đến tối thiểu.
Top những động vật có khả năng nhịn ăn vô địch
Cá mập trắng lớn có thể bơi lội tung tăng trong nhiều tuần mà không cần ăn. Điều thú vị là nếu chúng không được ăn trong thời gian càng dài thì kỹ năng săn mồi của chúng càng được cải thiện.
Chim cánh cụt. Không hề quá lời khi nói rằng chim cánh cụt sống trong môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất. Trong thời gian ấp trứng và nuôi con, khi chim cái ra ngoài săn mồi, chim đực phải ngồi canh tổ từ 2-4 tháng mà không hề có thức ăn dự trữ.
Loài ếch. Khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, một số loài ếch có thể ngủ đông tới 16 tháng. Những loài sống ở các khu vực lạnh hơn thậm chí còn có thể không ăn uống trong khoảng thời gian dài hơn.
Cá thòi lòi không chỉ gây ấn tượng bởi ngoại hình quái đản mà còn có khả năng leo cây nên còn được gọi là cá leo cây. Ngoài ra, trong một số trường hợp chúng có thể nhịn ăn trong một năm mà vẫn sống khỏe mạnh.
Loài vật không phải rắn nhưng vết cắn có nọc độc đáng gờm
Caecilian, loài vật lưỡng cư không có chân với hình dáng bên ngoài giống rắn, chính là loài vật có xương sống đầu tiên trên cạn có thể tiết nọc độc sau vết cắn của chúng.
Theo New York Times, nếu như có một con vật nào đó lai giữa giun và rắn, có lẽ nó sẽ trông giống như một con caecillian. Đây là động vật không có chân, không phải giun và cũng chẳng phải rắn, và là loài lưỡng cư sống trong đất được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn cầu.
Gần như dành phần lớn cuộc sống ở dưới đất, caecilian rất hiếm được phát hiện, và vì vậy chúng ta biết rất ít về chúng. Đây là lý do mà Carlos Jared một nhà sinh học ở Viện Butantan tại thành phố Sao Paulo, Brazil, dành gần 3 thập kỷ qua để nghiên cứu về loài vật bí ẩn này.
Việc bắt một con caecilian thường mất nhiều giờ, theo ông Jared, vì bạn phải mất thời gian đào bới, nhưng phải xúc xuống đất một cách nhẹ nhàng vì nếu không thì rất có khả năng lưỡi xẻng sẽ vô tình cắt con vật làm hai.
Khi nhìn thấy một con, bạn phải "nhảy ngay vào nó", tiến sĩ Jared cho biết. Và thường ông sẽ phải vật lộn với con vật để nhét nó vào túi. Tùy vào nhánh, một con caecilian có thể dài từ 5 cm tới 1,5 mét, và nhiều lần chúng đã thoát khỏi tay ông Jared vào phút cuối, nhờ vào một chất nhờn được tiết từ da.
Một giống caecilian có tên khoa học là Siphonops annulatus. Ảnh: Carlos Jared.
Nhưng tiến sĩ Jared cũng cho rằng sự bí ẩn và những đặc điểm sinh học khó hiểu của caecilian khiến công cuộc săn lùng mệt mỏi này trở nên xứng đáng. Phát hiện mới nhất của nhóm do ông Jared đứng đầu, công bố trên chuyên trang khoa học iScience, cho thấy miệng của loài caecilians có thể bao gồm những chiếc răng có khả năng tiết nọc, giống như của loài rắn.
Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên người ta tìm thấy nọc độc ở miệng của một loài lưỡng cư - lớp động vật mà lịch sử tiến hóa của chúng bắt đầu từ trước loài rắn hơn 100 triệu năm. Điều này cũng cho thấy caecilian là loài vật có khả năng bơm nọc độc vào đối tượng đầu tiên trên Trái Đất.
Cũng giống như nhiều loài lưỡng cư khác, caecilian từ lâu đã được cho là sở hữu nọc độc nhưng một cách bị động, tức là nếu có một con vật khác ăn chúng thì sẽ bị ngộ độc. Một số loài rắn được coi là có nọc độc chủ động, tức là chúng có thể bơm nọc độc vào đối tượng.
Vì vậy nên anh Pedro Luiz Mailho-Fontata, người đang làm nghiên cứu hậu tiến sĩ với ông Jared, cảm thấy bất ngờ khi phát hiện một chuỗi các túi đựng dung dịch ở dưới chân răng của loài caecilian.
"Điều này có vẻ khác biệt", anh Luiz nhớ lại.
Các túi chứa dung dịch phía bên dưới hàm răng của loài caecilian. Ảnh: Carlos Jared.
Sau khi nghiên cứu miệng của những con caecilian non, anh Luiz xác định rằng các túi chứa dung dịch này mọc ra từ cùng một mô tạo ra răng.
Mô răng cũng là điểm khởi đầu của tuyến nọc độc ở rắn, điều này có thể giúp giải thích mục đích của những túi chứa dung dịch mới được phát hiện. Do không có chi để chống lại kẻ săn mồi hoặc con mồi, những động vật như rắn và caecilian phải dựa rất nhiều vào đầu của chúng.
Tiến sĩ Jared và nhóm của ông chưa thực hiện một nghiên cứu để đào sâu phân tích cấu tạo của những dung dịch chứa trong các túi dưới răng của caecilian, mặc dù xét nghiệm sơ bộ cho thấy chúng chứa protein cùng loại với thứ được tìm thấy trong nọc độc của rắn và côn trùng.
Vài năm trước, trong chuyến tới thăm phòng thí nghiệm ở London, Marta Maria Antoniazzi, đồng tác giả của nghiên cứu, đã nhặt một con caecilian nhỏ xíu lên và ngay lập tức nó cắn vào tay cô.
"Đau ơi là đau", cô Antoniazzi nói và cho biết phải mất rất lâu để vết cắn nhỏ xíu đó kín miệng.
Phát hiện thủ phạm làm tuyệt chủng hàng trăm loài sinh vật lưỡng cư Các nhà sinh vật học trên khắp thế giới loan báo về những loài ếch và cóc đột ngột biến mất. Cóc vàng Costa Rica biến mất vào năm 1987. Ếch ấp trứng bụng to Australia biến mất vào năm 1979. Cóc cụt chân Arthur được nhìn thấy lần cuối vào năm 1988. Trong thập niên 90, vô số loài ếch đột ngột...