1001 lợi ích khi bé được bú sữa mẹ
Từ ngàn đời nay chúng ta luôn biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nó giàu các dưỡng chất và vitamin thiết yếu và là thức ăn hoàn hảo cho trẻ phát triển toàn diện.
Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật.
Tiến sĩ Neha Sanwalka – Giám đốc NutriCanvas, TS. Khoa học Y tế và Thạc sĩ Dinh Dưỡng đưa ra 15 lý do thuyết phục tại sao các bà mẹ nên cho con bú và họ sẽ thu được những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời như thế nàosau đó.
Những lợi ích sức khỏe cho con và mẹ khi cho con bú:
1. Sữa mẹ chỉ để dành riêng cho trẻ sơ sinh và có độ lỏng và dưỡng chất tối ưu theo nhu cầu của trẻ.
2. Sữa mẹ là siêu dưỡng chất vượt trội hơn so với bất kỳ loại sữa thay thế nào. Các protein trong sữa mẹ có thể giúp trẻ dễ tiêu hóa và nó cũng rất giàu axít amin tryptophan, là tiền chất của serotonin đóng một vai trò quan trọng như một dẫn truyền cho con bạn một hệ thần kinh hoàn hảo.
3. Sữa mẹ rất giàu axít béo thiết yếu và các axít béo không bão hoà, giúp thúc đẩy tăng trưởng và giảm tăng động.
4. Sữa mẹ cũng chứa nhiều phốt-pholipid và tiền chất prostaglandin. Cả hai chất này có nhiệm vụ xây dựng và duy một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và xua tan bệnh tật.
Video đang HOT
5. Sữa mẹ cũng chứa nhiều phốt-pholipid và tiền chất prostaglandin . Cả hai chất này đều có xu hướng xua tan bệnh tật và bảo vệ trẻ sơ sinh một cách tối ưu nhất.
6. Cho con bú thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng, vì sữa mẹ chứa các yếu tố điều tiết tăng trưởng và thúc đẩy tăng trưởng nhanh giúp con nhanh lớn.
7. Sữa mẹ là vi khuẩn vô trùng rất an toàn và luôn luôn tươi ngon, bổ dưỡng. Vì vậy, nó là thức ăn an toàn nhất dành cho trẻ sơ sinh.
8. Sữa mẹ cung cấp miễn dịch tự miễn với bệnh do virút và vi khuẩn gây ra, do đó hoàn toàn giúp trẻ chống lại các bệnh do nhiễm khuẩn.
9. Sữa mẹ kích thích phòng ngừa miễn dịch rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
10. Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy cho trẻ.
11. Cho con bú có thể phòng ngừa hoặc làm giảm nguy cơ dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai cho trẻ.
12. Cho con bú thúc đẩy sự phát triển của xương hàm cho trẻ.
13. Cho con bú làm giảm nguy cơ béo phì và thừa cân sau này.
14. Cho con bú thường xuyên giúp làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú cho mẹ, ngoài ra còn giảm nguy cơ tiến triển bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường .
15. Cho con bú giúp tạo sự kết nối tình cảm giữa mẹ và con. Chỉ người mẹ mới có thể làm công việc cho con bú và đây thực sự là một mối liên kết thiêng liêng mà không ai có thể chia sẻ được.
Theo tiền phong
Nâng ngực có thể cho con bú được không?
Rất nhiều băn khoăn của chị em bầu xung quanh những thay đổi ở vòng 1 cần được giải đáp.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ nhận ra không chỉ có mỗi chiếc bụng đang dần lớn lên từng ngày, bầu ngực của bạn cũng sẽ có rất nhiều thay đổi. Vòng một của chị em trở nên căng to, quyến rũ hơn nhưng cũng đau tức bất thường, báo hiệu cơ thể bạn đang chuẩn bị sẵn sàng sản sinh sữa để nuôi em bé sắp chào đời. Có rất nhiều thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh đôi "gò bồng đảo". Cùng điểm những vấn đề chính làm các mẹ băn khoăn nhất.
Hỏi: Nhũ hoa của em bị tụt vào trong, em sợ sinh con xong sẽ không cho con bú được. Có biện pháp nào giúp kéo núm vú ra được không?
Có - nhưng không được áp dụng trong những tháng mang thai đầu tiên và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ. Áp dụng các bài tập hoặc dùng thủ thuật kéo núm vú trong những tháng đầu tiên của thai kì làm kích thích núm vú, gây nên các cơn co thắt tử cung, có thể dẫn tới sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh con, sản phụ có thể dùng máy hút để núm vú lộ ra. Kinh nghiệm cho thấy, kiên trì cho con bú thường xuyên và đúng cách giúp cải thiện tình trạng tụt núm vú vì núm vú có xu hướng vươn ra khi bé bú mẹ.
Hỏi: 3 tháng giữa của thai kì thấy núm vú bắt đầu tiết sữa có phải là hiện tượng bình thường không?
Đáp: Hoàn toàn bình thường. Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. Sữa non chứa nhiều chất kháng sinh giúp bảo vệ em bé ngay từ khi sinh ra. Một số chị em tiết rất ít sữa, và cũng có những người chỉ tiết sữa sau khi sinh con, điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người, không nên quá lo lắng.
Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. (ảnh minh họa)
Hỏi: Có nên nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn?
Đáp: Không. Việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Hơn nữa, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm, sinh non.
Hỏi: Ngực em bình thường đã nhỏ, khi mang thai cũng không to lên mấy. Liệu ngực nhỏ quá có ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ?
Đáp: Đừng lầm tưởng chỉ ngực to mới đủ khả năng cung cấp đủ sữa cho bé bú. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc sản xuất sữa. Chỉ có một bất lợi là người mẹ ngực nhỏ dung lượng chứa sữa sẽ ít hơn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách tăng số lần bú cho con để con bú thường xuyên hơn.
Hỏi: Em đã từng thực hiện phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vòng 1. Liệu em có thể cho con bú được không?
Thực tế có rất nhiều chị em từng trải qua phẫu thuật bơm, nâng ngực mà vẫn có thể cho con bú và không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng việc phẫu thuật có nguy cơ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân tố gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là hình thức phẫu thuật mẹ bầu đã trải qua, vị trí phẫu thuật, số lần phẫu thuật và kết quả của lần phẫu thuật gần nhất. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn an toàn nhất.
Theo Khampha
Giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa ở trẻ Một nghiên cứu mới cho thấy cân nặng lúc chào đời và việc được nuôi bằng sữa mẹ có liên quan đến sức khỏe của trẻ trong hàng thập niên sau, theo hãng tin ANI. Ảnh minh họa Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho biết những ai được nuôi bằng sữa mẹ trên 3 tháng lúc còn là trẻ...