1.000 khách hàng Công ty Alibaba nhanh chóng khởi kiện ra tòa
Theo Viện KSND TP.HCM, bị cáo Nguyễn Thái Luyện khai còn khoảng 1.000 khách hàng chưa nằm trong danh sách bị hại của vụ án, thì bản án sơ thẩm đã dành cho họ quyền khởi kiện trong vụ án khác.
Ngày 12.5, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của hơn 4.500 bị hại.
‘Ông trùm’ Nguyễn Thái Luyện phàn nàn về khoản bồi thường 2.400 tỉ đồng
Tại tòa, Nguyễn Thái Luyện (38 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba) khai, đối với 652 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 500 ha đất, bị cáo mong muốn HĐXX cho giải pháp thỏa đáng để có lối ra cho khách hàng và cho bị cáo khi xử lý tài sản này.
Ngoài ra, đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà tòa đang kê biên, có nhiều sổ đang góp vốn vào các công ty, nhưng giấy phép kinh doanh và con dấu của công ty đang bị cơ quan điều tra thu giữ. “Việc này rất khó cho chúng tôi trong việc bán tài sản để thi hành án”, Luyện nêu.
Tuy nhiên, Viện kiểm sát giải thích rằng quá trình thi hành án cơ quan chức năng sẽ giải quyết. Bị cáo khai còn khoảng 1.000 khách hàng chưa nằm trong danh sách bị hại của vụ án, thì bản án sơ thẩm đã dành cho họ quyền khởi kiện trong vụ án khác. “Những khách hàng này hãy nhanh chóng khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình. Tài sản bị kê biên sẽ được thi hành cho những bản án có hiệu lực pháp luật”, kiểm sát viên nói và đề nghị bị cáo có ý kiến về việc bị kê biên 20 thỏi vàng.
“Cơ quan điều tra giám định đó là vàng giả, nhưng tôi không có lý do gì để tích vàng giả. Tuy nhiên, tôi không có ý kiến gì về vàng thật hay giả. Hiện tại nó là giả nên cơ quan có thẩm quyền đồng ý trả lại cho tôi, tôi không có ý kiến về việc này”, Luyện khai.
Cuối năm 2022, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm tuyên phạt Luyện mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bị cáo Mai bị phạt 30 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội rửa tiền. Các bị cáo còn lại bị phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 27 năm tù.
Phiên tòa phúc thẩm vụ Alibaba: Nhiều vấn đề với 500ha đất đang bị kê biên
Ngày 11-5, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện tiếp tục phần xét hỏi.
Nguyễn Thái Luyện tại tòa - Ảnh: Đ.THUẦN
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, tại ngoại) trình diện hội đồng xét xử (HĐXX) sau hai phiên xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Rút đề nghị bồi thường thiệt hại thay bị cáo
Về nội dung kháng cáo, bị cáo Mai đã thay đổi từ kêu oan sang nhận tội, xin giảm nhẹ hình phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền. Theo bị cáo Mai, ông Lê Viết An vừa là bạn bè với vợ chồng bị cáo, vừa là nhà đầu tư có thiện chí nộp 2.500 tỉ đồng để bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tất cả bị hại thay vợ chồng bị cáo, đổi lại ông An sẽ sở hữu 500ha đất đang bị kê biên.
Về việc này, HĐXX cho biết đã từng mời ông An lên làm việc và giải thích nếu ông An có thiện chí muốn khắc phục hậu quả thay bị cáo Luyện thì tòa sẽ ra thông báo để ông An đến cơ quan thi hành án nộp tiền, tòa sẽ xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Tuy nhiên, HĐXX không có quyền công nhận hợp đồng mua bán giữa Luyện và ông An vì đây là quan hệ dân sự, nằm ngoài phạm vi xét xử của vụ án này. HĐXX không thể hủy lệnh kê biên. HĐXX cũng đã có thư mời ông An tham dự phiên tòa với tư cách là người có liên quan đến yêu cầu kháng cáo của bị cáo Luyện nhưng ông An không đến.
Đáp lại, bị cáo Mai cho biết sau khi được tòa giải thích, ông An đã rút lại đề nghị trên vì số tiền bỏ ra lớn với rủi ro cao.
Dù ông An rút lại ý định nộp 2.500 tỉ đồng khắc phục thay cho bị cáo Luyện nhưng theo lời bị cáo Mai thì ông này hứa sẽ nộp thay bị cáo 12 tỉ đồng đối với tội rửa tiền.
Nguyễn Thái Luyện tự tin khả năng bồi thường
Đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho biết toàn bộ tài sản bị kê biên là 652 thửa đất, với tổng diện tích gần 500ha, được định giá 1.600 tỉ đồng, trong khi bản án sơ thẩm xác định trách nhiệm bồi thường của bị cáo lên đến 2.500 tỉ đồng và hỏi bị cáo Nguyễn Thái Luyện về khả năng bồi thường.
Theo bị cáo Luyện, tài sản nêu trong kết luận định giá còn ít hơn số tiền mà bị cáo đã bỏ ra để mua đất, chưa tính các chi phí san lấp, đầu tư cơ sở hạ tầng. Luyện giải thích: "Nếu cứ cộng theo cách bình thường như trong cáo trạng nêu tôi mua của ai, trả tiền bao nhiêu thì đã hơn 2.000 tỉ đồng".
Luyện cũng cho rằng nếu toàn bộ khách hàng đồng ý nhận đất thì chỉ chiếm 1/3 diện tích đất của công ty bị kê biên, tài sản công ty còn lại 2/3. "Số tiền chiếm đoạt quy kết là 2.500 tỉ đồng, nếu quy đổi giá thấp nhất là 1 triệu đồng/m2 thì tổng giá trị đã là 5.000 tỉ đồng rồi", bị cáo Luyện nói.
Cũng theo Luyện, thông qua luật sư, được biết còn hơn 1.000 khách hàng không có trong danh sách bị hại.
"Tôi đề nghị để đảm bảo quyền lợi toàn bộ khách hàng có tên và không có tên trong danh sách thì định giá lại tài sản và kê biên tài sản đúng số tiền 2.500 tỉ đồng mà tòa sơ thẩm nói tôi chiếm đoạt, phần còn lại giao cho Công ty Alibaba và được một cơ quan nhà nước giám sát để thực hiện việc bồi thường", Nguyễn Thái Luyện đề nghị.
Các đồng phạm của Nguyễn Thái Luyện khi trả lời thẩm vấn tại phiên tòa đa số cho biết ít nhiều có đầu tư vào các dự án của Alibaba với số tiền từ vài trăm triệu đồng trở lên. Song, các bị cáo này đều trình bày nguyện vọng "hy sinh" lợi ích bản thân, không lấy lại số tiền đã đầu tư để hỗ trợ bị cáo Luyện bồi thường cho khách hàng.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thái Luyện lãnh án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Võ Thị Thanh Mai lãnh 30 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.
Về trách nhiệm dân sự, cả hai vợ chồng bị cáo có trách nhiệm bồi thường 2.500 tỉ đồng cho 4.548 bị hại.
Về hành vi rửa tiền của bị cáo Mai, hồ sơ vụ án thể hiện sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt và khám xét toàn bộ trụ sở, chi nhánh Công ty Alibaba, Mai đã chỉ đạo cấp dưới chuyển toàn bộ gốc và lãi 13,9 tỉ đồng trong một sổ tiết kiệm vào tài khoản cá nhân của Mai.
Sau đó Mai chuyển khoản cho Nguyễn Thái Lực rồi nhờ Lực rút tiền mặt đưa lại cho Mai. Mai dùng 1,7 tỉ đồng để tất toán khoản vay ngân hàng, 12 tỉ đồng còn lại Mai sử dụng cá nhân.
Xét số tiền này có nguồn gốc từ hành vi phạm tội của Luyện và đồng phạm, tòa sơ thẩm buộc bị cáo Mai và ngân hàng phải nộp lại để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường.
Người đề nghị thay cựu Chủ tịch Công ty Alibaba khắc phục hậu quả 2.500 tỷ đồng là ai? Nguyễn Thái Luyện - chủ mưu trong vụ án lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba đã thừa nhận có tội và xin giảm nhẹ hình phạt cho mình và các bị cáo trong vụ án... Ngày 9/5, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm...