1000 CEO tham gia diễn đàn hội nhập AEC
“Cuối năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) và sẽ tham gia TPP trong tương lai gần…”
Ảnh minh họa
“… Gia nhập AEC đồng nghĩa với việc 10 quốc gia trong khối Asean có thể tự do giao thương, đầu tư, di chuyển vốn và tự do dịch chuyển lao động có kỹ năng mở ra một thị trường lớn, vượt ra ranh giới của thị trường Việt Nam. Đánh dấu sự hình thành thị trường chung với hơn 600 triệu người. Mang đến cơ hội tiếp cận thị trường tăng hơn 6 lần so với thị trường nội địa thuần tuý. Dù muốn hay không doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy để hoàn thành sứ mệnh của mình.” Ông Trần Đức Huy,Trưởng Ban tổ chức Vietnam CEO Forum 2015 chia sẻ như trên trong buổi công bố chương trình Vietnam CEO Forum sẽ được tổ chức vào ngày 24-9 tại Trung tâm Hội nghị White Palace.
Video đang HOT
Sự kiện sẽ có sự tham gia của hơn 20 diễn giả hàng đầu trong nước và quốc tế, thu hút 1.000 CEO trong và ngoài nước, thảo luận chia sẻ 6 chủ đề mang tính thời sự sống còn của CEO Việt. Chương trình gồm chuỗi tọa đàm với nhà hoạch định chính sách và các diễn giả doanh nhân-chuyên gia hàng đầu xoay quanh các chủ đề vềPhòng thủ hay tấn công?, Hợp tác hay đối đầu?; Dẫn đầu hay theo gót…
TU UYÊN
Theo_PLO
ASEAN: Đường dài tới đích lớn
Ngày 8.8 vừa qua, ASEAN kỷ niệm sinh nhật lần thứ 48. So với thời điểm lúc thành lập thì ASEAN hiện tại đã khác biệt rất cơ bản cả về bản chất, diện thành viên và định hướng phát triển.
48 năm qua, ASEAN đã đi chặng đường dài, chạm nhiều đích nhỏ để hướng tới những đích lớn ở phía trước - Ảnh: Reuters
Năm 2015 này còn là năm với dấu mốc có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành. 48 năm qua, ASEAN đã đi chặng đường dài, chạm nhiều đích nhỏ để hướng tới những đích lớn ở phía trước.
Không đến nỗi vô ích hay khiên cưỡng nhưng không thể không khập khiễng khi so sánh ASEAN với EU. Về phương diện hợp tác và liên kết khu vực thì EU hiện đã tiến xa hơn và đạt được nhiều thành quả hơn ASEAN. Nhưng chưa bao giờ mô hình và phương thức, cách tiếp cận và định hướng nhất thể hóa khu vực của EU bị hoài nghi như lúc này. ASEAN phát triển được đến mức như hiện tại nhờ đi theo đường lối riêng chứ không sao chép mô hình EU. Thà chậm nhưng chắc còn hơn nhanh để rồi bị đảo ngược.
Sau 48 năm, ASEAN đã trở thành một tác nhân quyền lực với khả năng và vai trò tạo dựng trật tự chính trị an ninh, kinh tế và thương mại ở khu vực. Thành công và thành quả quan trọng nhất của ASEAN là trở thành hạt nhân và đầu tàu cho quá trình hợp tác và liên kết châu lục mà không có đối tác nào khác có thể thay thế nổi.
Tuy nhiên, hiện tại và thời gian tới, ASEAN lại một lần nữa phải trực diện với những thách thức rất to lớn. Sự đoàn kết thống nhất nội bộ của khối hiện bị đe dọa. Quá trình thể chế hóa tổ chức tiến triển còn chậm chạp. Tổ chức chung này chưa trở thành bản sắc chung và giá trị chung cho mọi người dân ở tất cả các nước thành viên.
La Phù
Theo Thanhnien
Vì sao nhiều CEO gốc Ấn thành công tại Mỹ? Google, Microsoft, Pepsi, MasterCard, Adobe và Harmon. Đó là các tập đoàn có giám đốc điều hành là người Ấn Độ - những người tiến đến vị trí hàng đầu trong các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ từ xuất phát điểm rất khiêm tốn. CEO Google Sundar Pichai - Ảnh: Bloomberg Sundar Pichai, tân CEO 43 tuổi của Google, là gương mặt...