100 “áo trắng” nghèo, mồ côi đỗ đại học được vinh danh
Sáng 25/8, 100 tân sinh viên nghèo, vượt khó hiếu học đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi tuyên dương và trao học bổng “Tiếp sức đến trường” giúp các em tự tin bước vào ngưỡng cửa đại học sắp tới.
Đây là những học trò nghèo, mô côi không ngừng vượt qua khó khăn, học tập khá, giỏi thi đỗ điểm cao vào đại học trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua.
Trong số đó, có nhiều em ngoài giờ đến lớp còn phụ giúp cha mẹ chăn trâu, cắt cỏ, đi làm thuê, làm mướn như phụ hồ, bưng bê ở quán ăn, làm rẫy… Nhiều học trò nghèo mồ côi cha mẹ phải sống nương nhờ ông bà già yếu, trong sự cưu mang, đùm bọc của bà con lối xóm.
Ông Lê Quang Thích, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên nghèo, mồ côi. Ảnh: Trí Tín.
Tại buổi lễ tuyên dương, các nhà hảo tâm đã trao tặng mỗi em suất học bổng 5 triệu đồng động viên, khích lệ tân sinh viên nghèo tiếp tục biến ước mơ của mình thành hiện thực, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Video đang HOT
Trao đổi với TS, ông Lê Quang Thích, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nói: “Mỗi tân sinh viên nghèo, giàu nghị lực vượt qua mọi khó khăn thi đỗ đại học là tấm gương đẹp, lan tỏa đến thế hệ học sinh đàn em theo sau phát huy truyền thống hiếu học”.
“Tôi hy vọng khoảng 10 năm nữa các em sẽ trở thành nhân tài trên mọi lĩnh vực trở về quê hương góp sức kiến thiết tỉnh nhà”, ông Thích kỳ vọng.
Theo Vietbao
Học trò mồ côi nuôi cháu nhỏ vẫn đỗ thủ khoa đại học
Cuộc sống cơ cực, cậu học trò mồ côi vẫn cố học và đã đỗ thủ khoa đại học.
Ba mất lúc Đệ tròn 9 tuổi, 4 năm sau mẹ qua đời, đến năm 16 tuổi thì chị gái ly hôn chồng để lại con thơ cho em nuôi dưỡng rồi đi biệt xứ. Cuộc sống cơ cực, cậu học trò mồ côi vẫn cố học và đã đỗ thủ khoa đại học.
Đinh Văn Đệ bên cháu gái của mình. Ảnh: Trí Tín.
Những ngày qua, nghe tin Đệ đỗ thủ khoa vào ngành Sư phạm Ngữ văn, Đại học Phạm Văn Đồng, người dân ở thôn Làng Đèo vùng cao heo hút xã Sơn Trung bàn tán xôn xao. Ước mơ của Đệ thật giản đơn: Sau này trở thành thầy giáo dạy văn mang thật nhiều "con chữ" đến với học trò nghèo ở những bản làng vùng cao quê mình.
Khi Đệ lên 9 tuổi, cha lâm bệnh nặng đột ngột qua đời. Năm em 13 tuổi, mẹ mắc bệnh hen suyễn cũng ra đi theo cha. Buồn, tuyệt vọng trong khó nghèo, năm lớp 8, Đệ đã nghỉ học theo bà con lối xóm vào tận Đăk Lăk hái cà phê thuê. Đến khi tích góp được ít tiền, quay trở về quê, được sự động viên, hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, Đệ tiếp tục trở lại trường.
Ngỡ tưởng cuộc sống đã bình yên, đến năm lớp 10, Đệ cảm thấy bên hông đau nhói, bác sĩ chẩn đoán: Sỏi thận. Cậu lại nghỉ học vào hái cà phê ở Đăk Lăk để kiếm tiền lo thuốc men."Trong lần trở lại Đăk Lăk ấy thấy con của ông chủ trang trại cà phê mỗi ngày đến lớp, em nhớ trường, bạn bè ở quê nhiều lắm. Thế là em trở về quê xin thầy cô cho học tập trở lại", Đệ bộc bạch.
Trở về tiếp tục đi học lớp 10 được vài tuần thì vợ chồng chị gái ly hôn. Không chịu được cuộc sống đói nghèo, dân làng nói ra, nói vào, chị để lại đứa con gái mới tròn 3 tuổi nhờ Đệ chăm nom giúp rồi bỏ đi biệt xứ. 16 tuổi - cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" nhưng cậu học trò nghèo này phải đảm nhận nuôi, chăm sóc đứa trẻ vừa bập bẹ biết nói, chập chững biết đi.
Đệ kể: "Lúc đầu bé Phương cứ nằng nặc khóc đòi mẹ rồi đau sốt liên miên, em phải nhờ bà con lối xóm giúp đỡ nhiều. Giờ thì cháu đã 5 tuổi rồi, sống với cậu riết rồi quen, nay đã đi học mầm non".
Trong buổi lễ tuyên dương tân sinh viên nghèo, mồ côi sáng 25/8 tại Quảng Ngãi, qua câu chuyện kể về số phận của mình, Đệ đã khiến nhiều người xúc động. Ảnh: Trí Tín.
Nghe tin mình đỗ thủ khoa đại học, Đệ mừng vui khôn xiết nhưng nghĩ lại còn có cháu gái sắp tới không biết gửi gắm cho ai tiếp tục nuôi dưỡng, lấy tiền đâu ra mà học đại học. Những ngày qua lòng Đệ nặng trĩu lo âu, buồn tênh... để rồi lóe lên tia hy vọng: Còn có bà con dân làng.
Người dân thôn Làng Đèo ai cũng tấm tắc khen Đệ giàu nghị lực, siêng năng, chịu khó. Buổi sáng cậu vượt quãng đường xa hơn 10 km từ nhà đến trường, chiều đi phụ hồ, lột vỏ keo, làm cỏ thuê trên rẫy mì. Không chỉ lao động kiếm tiền để nuôi sống bản thân, mua sách, vở, cậu còn lo cái ăn, mặc cho đứa cháu gái côi cút của mình.
Hỏi về Đệ, ông Đinh Văn Ton - già làng ở thôn Làng Đèo gật gù nói: "Dân làng ở đây thương yêu nó như con cháu trong nhà. Cuộc sống nó khổ nhiều lắm nhưng bù lại nó cần cù lao động, học giỏi nên ai cũng quý mến".
Ông Đặng Ngọc Dũng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết: "Đệ là cậu học trò giàu nghị lực, vượt lên số phận thi đỗ thủ khoa đại học hiếm hoi ở vùng cao này, ai cũng nể phục gương sáng của em". Chia sẻ khó khăn cùng cậu học trò này, huyện cũng đã kêu gọi các phòng, ban chung tay góp quỹ giúp em tự tin bước vào ngưỡng cửa đại học.
Theo VNE
Cha mẹ bị điện giật chết, hai trẻ mồ côi: Mồ côi tội lắm, ai ơi! Căn nhà vách lá nằm xéo mé kênh ấp 10, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau của hai bé Lê Ngọc Quy (8 tuổi) và Lê Quốc Khai (6 tuổi) nhỏ đến mức chỉ đủ kê hai chiếc quan tài. Chiều 18-8, Quy và Khai ngồi bên quan tài lặng lẽ đốt vàng mã. Quy (trái) và Khai lặng lẽ đốt...