10 y tá bị đình chỉ công việc vì đòi mặt nạ N95
10 y tá ở trung tâm y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California bị đình chỉ công việc vì khiếu nại bệnh viện không cung cấp mặt nạ N95 cho họ.
Y tá Mike Gulick không dám về nhà vì sợ lây virus cho vợ và cô con gái 2 tuổi. Sau khi kết thúc công việc, anh phải vào một khách sạn chỉ để tắm. Gulick giặt quần áo bằng dung dịch khử trùng Lysol – được anh và các đồng nghiệp tự làm với số lượng lớn. Nhưng tại trung tâm y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, Gulick và các đồng nghiệp rất lo lắng vì không được đeo khẩu trang N95 trong lúc chăm sóc các bệnh nhân nhiễm nCoV là rất mạo hiểm.
Các y tá tại trung tâm y tế Providence Saint John giơ nắm đấm lên, sau khi tuyên bố với các nhà quản lý bệnh viện rằng họ không thể chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nếu không có mặt nạ N95. Ảnh: AP.
Mặt nạ N95 lọc 95% các hạt trong không khí, bao gồm cả những hạt li ti không thể chặn bởi khẩu trang thông thường. Nhưng các quản lý tại bệnh viện của anh nói rằng N95 không cần thiết và không cung cấp cho họ, Gulick cho biết. Vợ của Gulick, cũng là một y tá, không chỉ đeo khẩu trang N95 mà còn dùng thêm một lớp mặt nạ làm sạch không khí, trong khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại trung tâm y tế Cedars-Sinai, ở một thị trấn thuộc Los Angeles.
Tuần trước, một đồng nghiệp của Gulick đã xét nghiệm dương tính với nCoV. Ngày hôm sau, các bác sĩ làm việc cùng nhóm của họ hỏi tại sao y tá không đeo mặt nạ N95 và nói họ nên được bảo vệ tốt hơn, Gulick kể lại.
Gulick và một số y tá nói với quản lý bệnh viện rằng họ sẽ không vào phòng bệnh nhân Covid-19 nếu không có mặt nạ N95. Bệnh viện đã đình chỉ công tác của những người này. 10 y tá vẫn đang được nhận lương nhưng không được phép trở lại làm việc trong khi chờ đợi một cuộc điều tra từ cấp cao.
Họ nằm trong số hàng trăm y bác sĩ và nhân viên y tế trên cả nước Mỹ bị buộc phải làm việc mà không được bảo vệ đầy đủ. Một số đã tham gia vào các cuộc biểu tình hoặc khiếu nại. Những người khác phải mua hoặc tự làm các thiết bị bảo vệ riêng.
Mặt nạ N95. Ảnh: Reuters.
Hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) không yêu cầu mặt nạ N95 cho những người chăm sóc bệnh nhân Covid-19, nhưng nhiều bệnh viện chọn cách bảo vệ bổ sung bởi vì thực tế chứng minh virus cực kỳ dễ lây lan. CDC hôm 15/4 cho biết ít nhất 9.200 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Angela Gatdula, một y tá làm việc ở Bệnh viện Saint John bị nhiễm nCoV, cho biết cô đã hỏi các nhà quản lý bệnh viện tại sao bác sĩ được sử dụng N95 còn y tá thì không. Họ nói rằng theo hướng dẫn của CDC, khẩu trang y tế là đủ để giữ an toàn cho cô.
Gatdula sau đó bị ho khan, đau nhức cơ thể và đau khớp. “Khi nhận được điện thoại thông báo kết quả dương tính, tôi đã rất sợ hãi”, cô nói. Gatdula đang hồi phục và dự định trở lại làm việc vào tuần tới. “Các y tá tiếp theo nhiễm căn bệnh này có thể phải nhập viện. Họ có thể chết”, nữ y tá cho biết.
Khi số ca nhiễm nCoV tăng vọt vào tháng 3, Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung y tế bao gồm mặt nạ N95 – phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. CDC buộc phải hạ thấp tiêu chuẩn cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe, khuyên họ nên sử dụng khăn quàng cổ hoặc khăn đội đầu nếu hết mặt nạ.
Nhiều nhân viên y tế đã phàn nàn với Cục An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA). “Tôi có hối hận khi nộp đơn khiếu nại không ư? Không, ít nhất là chưa. Tôi biết đó là điều đúng đắn”, một y tá ở New Jersey yêu cầu giấu tên vì sợ bị phạt.
Trong khi đó, một số khác xuống đường biểu tình. Các y tá tại trung tâm y tế Kaiser Permanente ở California đề nghị cung cấp thêm đồ bảo hộ trong một cuộc biểu tình khi đổi ca vào 14/4. Bệnh viện yêu cầu họ sử dụng chỉ một mặt nạ N95 mỗi ngày, gây ra mối lo ngại về việc mang virus từ bệnh nhân này lây sang người khác.
10 y tá ở Kaiser đã xét nghiệm dương tính với nCoV. Ba người nhập viện và một trong số đó đang ở tình trạng nguy kịch, những người tổ chức biểu tình cho biết.
Xem thêm: Y bác sĩ Mỹ ‘khủng hoảng’ vì thiếu đồ bảo hộ
Huyền Vũ
Sản xuất khẩu trang - 'cỗ máy in tiền' ở Trung Quốc
Khi Covid-19 bùng phát khắp thế giới, hàng nghìn nhà máy Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển hướng sang một thị trường siêu lợi nhuận mới: khẩu trang xuất khẩu.
Hồi đầu tháng hai, thời điểm dịch bệnh đang hoành hành mạnh tại Trung Quốc, công ty của Guan Xunze, 34 tuổi, đã xây dựng một nhà máy sản xuất khẩu trang mới chỉ trong vòng 7 ngày.
Nhà máy này, với 5 dây chuyền sản xuất, nằm ở phía đông bắc Trung Quốc, cung cấp mặt nạ N95 nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thị trường khi số ca nhiễm nCoV vẫn tăng lên nhanh chóng qua từng ngày.
Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất khẩu trang ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Hiện nay, khi số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc giảm dần, Guang lại tiếp tục thu về lợi nhuận từ những thị trường mới, xuất khẩu khẩu trang sang Italy, nơi số ca tử vong đã vượt Trung Quốc.
Toàn cầu đã ghi nhận hơn nửa ca nhiễm nCoV và nhu cầu đối với trang bị bảo hộ vẫn tăng vọt trong bối cảnh hàng loạt quốc gia đang phải nỗ lực chống chọi với dịch bệnh.
"Máy làm khẩu trang là một chiếc máy in tiền đúng nghĩa", Shi Xinghui, giám đốc kinh doanh tại một công ty bán máy làm khẩu trang ở thành phố Đông Quan, phía đông nam tỉnh Quảng Đông, nói và thêm rằng lợi nhuận từ việc bán khẩu trang đang tăng mạnh, gấp vài lần so với trước đây.
Qi Guangtu đã đầu tư khoảng 7 triệu USD vào nhà máy sản xuất máy làm khẩu trang của mình ở khu công nghiệp phía nam Đông Quan. Cơ sở Qi điều hành làm việc liên tục không nghỉ 24/7 kể từ 25/1, hai ngày sau khi Vũ Hán, nơi nCoV đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, bị phong tỏa.
"Hồi vốn không phải vấn đề gì quá lớn lao", Qi cho hay. Sau hai tháng, công ty anh đã bán được 70 bộ sản phẩm, mỗi bộ có giá 71.000 USD. Qi đang có trong tay hơn 200 đơn đặt hàng nữa, tổng trị giá lên đến 14 triệu USD.
"Sau khi mua máy và hoạt động, chỉ 15 ngày là hoàn vốn", Qi cho hay. Theo anh, đối với các khách hàng, khoản đầu tư này là vô cùng béo bở.
Nhà sản xuất You Lixin chưa bao giờ đặt chân vào một nhà máy sản xuất khẩu trang. Nhưng khi nhu cầu khẩu trang tăng vọt, nhìn thấy cơ hội, You chỉ mất 10 ngày kể từ lúc quyết định tham gia vào thị trường tới lúc hoàn thành dây chuyền sản xuất máy làm khẩu trang tự động của riêng mình.
"Tôi chỉ ngủ hai, ba tiếng mỗi ngày, khách hàng cũng vậy", anh nói.
Khách hàng thậm chí còn ngủ lại tại nhà máy của anh để chờ nhận máy sản xuất khẩu trang.
Nhiều người trong số họ là chủ xưởng may ở thành phố Ôn Châu, phía đông tỉnh Chiết Giang, và mới chuyển sang sản xuất khẩu trang. "Họ có nhiều đơn hàng đến nỗi không đủ năng lực để giao đúng số lượng", You cho hay.
Cường độ sản xuất khẩu trang liên tục tăng khiến giá nguyên liệu thô cũng tăng theo. Guan cho biết giá vải đã tăng phi mã từ hơn 1.400 USD lên gần 68.000 USD một tấn.
Nhà sản xuất Liao Biao hồi cuối tháng một gặp không ít khó khăn khi vận chuyển những bộ phận của máy làm khẩu trang từ bên ngoài vào tỉnh Hồ Nam do lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh. Cuối cùng, Liao phải trả công cho một chuyên gia kiểm nghiệm máy làm khẩu trang với giá cao gấp 10 lần bình thường.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Bắc Kinh ngày 3/3. Ảnh: AFP.
"Đầu tư bây giờ là mù quáng", You nói.
Nhưng bất chấp chi phí sản xuất tăng cao, mức lợi nhuận khổng lồ vẫn khiến ngành công nghiệp này trở nên hấp dẫn.
Sản lượng khẩu trang mỗi ngày của Trung Quốc đã vượt 116 triệu chiếc, đủ cung cấp cả cho nước ngoài.
Guan đã xuất khẩu một triệu khẩu trang sang Italy, trong khi Shi hiện có trên 200 đơn hàng từ Hàn Quốc và những nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU).
"Đông Quan vẫn là công xưởng của thế giới", Shi cho hay. "Đơn hàng đạt đỉnh lần đầu vào khoảng giữa tháng hai. Giờ đây lại tiếp tục có một đợt sóng đặt hàng mới vì dịch bệnh".
Liao cũng đang tìm cách xuất khẩu khẩu trang sang châu Âu và Canada. "Nhu cầu khẩu trang ở trong nước đã giảm bớt, giờ đây chúng tôi có dư để hỗ trợ các quốc gia khác. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ", anh nói.
Guan hoàn toàn lạc quan trước tương lai ngành sản xuất khẩu trang, kể cả khi dịch đã đi qua.
"Hầu hết mọi người sẽ vẫn giữ thói quen đeo khẩu trang sau dịch bệnh này", Guan nhận định. "Tôi vẫn sẽ theo ngành sản xuất khẩu trang".
Hãng phát triển Lords Mobile, Castle Clash gửi tặng nhiều lô mặt nạ N95 tới các bệnh viện ở Mỹ IGG - công ty sản xuất các trò chơi đình đám bao gồm Clash of Lords, Lords Mobile thường xuyên tham gia vào các hoạt động nhân đạo quốc tế. IGG là hãng game đứng đằng sau Lords Mobile - tựa game chiến lược thời gian thực (RTS) nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Hiện tại, IGG đang duy trì trụ sở...