10 xu hướng dinh dưỡng lành mạnh trong năm 2021
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho năm mới, hãy tham khảo những xu hướng dinh dưỡng lành mạnh nhất cho năm 2021 để có một chế độ ăn uống hoàn hảo.
Chế độ ăn Địa Trung Hải: Trong năm 2020, xu hướng dinh dưỡng theo kiểu Hy Lạp đã làm mưa làm gió với những công thức nấu ăn cùng dầu ô-liu siêu nguyên chất, các loại đậu và đỗ. Trong năm mới 2021, những công thức nấu ăn theo kiểu Ả Rập dự kiến sẽ trở nên thịnh hành.
Các loại hoa ăn được: Sử dụng các loại hoa ăn được trong nấu nướng không còn là điều xa lạ, và xu hướng này sẽ còn “nở rộ” hơn nữa trong năm 2021. Các loại hoa này đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm đau bụng, hay hỗ trợ giảm cân.
Các loại thực phẩm lên men: Sức khỏe đường ruột luôn là vấn đề quan trọng cần cân nhắc khi ăn uống, và các loại thực phẩm lên men như kimchi hay dưa muối là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này.
Bò khô chay: Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận hưởng món ăn vặt khoái khẩu “bò” khô mà không có “bò”. Đó là bởi dừa có thể được chế biến thành hương vị và cấu trúc tương tự như thịt bò khô, và thậm chí người ta còn có thể chế biến mít thành món có hương vị giống như thịt lợn hầm!
Video đang HOT
Nấm: Nấm ăn cũng được dự kiến sẽ trở nên thịnh hành trong năm 2021. Các loại nấm ăn nổi tiếng với công dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và kháng viêm, nhờ có hàm lượng chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Nấm còn giàu protein, do đó rất có lợi cho kế hoạch giảm cân của bạn.
Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp: Nếu bạn thường phải đối mặt với triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và các triệu chứng rối loạn ruột kích thích (IBS) khác, thì chế độ ăn kiêng FODMAP thấp chính là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Đây là chế độ ăn ít FODMAP – các carbohydrate chuỗi ngắn khó hấp thu qua đường tiêu hóa.
Ăn côn trùng: Dù nghe qua thôi đã khiến bạn sởn da gà, nhưng ăn côn trùng thực chất là một xu hướng dinh dưỡng lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy dế rất giàu omega-3, omega-6 và vitamin B12. Không những vậy, dế còn chứa 69% protein và chứa cả 9 loại amino axit thiết yếu.
Chế biến thức ăn thừa: Xu hướng chế biến các phần thực phẩm thừa đã thịnh hành trong năm 2020 và sẽ còn tiếp tục làm mưa làm gió trong năm 2021. Thay vì bỏ các phần thức ăn như rễ hay gốc rau, người ta tìm cách chế biến các món ăn từ tất cả các phần nguyên liệu.
Bột maca: Năm 2021 sẽ là năm của bột maca. Đây là loại bột từ rễ cây maca, và loại bột này có thể được sử dụng cùng với các loại bánh ngọt, ngũ cốc, sinh tố, hay thậm chí cà phê. Bột maca giúp bổ sung năng lượng, cải thiện huyết áp, giảm các triệu chứng viêm khớp và cải thiện sức khỏe sinh sản.
Mocktail: Mocktail, hay còn gọi là thức uống hỗn hợp không cồn, là một lựa chọn tuyệt vời cho những người thích tiệc tùng nhưng lại không muốn uống rượu bia. Mocktail có hương vị không quá khác biệt so với cocktail, nhưng hoàn toàn không chứa cồn, do đó là một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn./.
6 thực phẩm ngon mắt, ngon miệng nhưng càng ăn nhiều dạ dày càng nhanh "mỏng"
Nếu ăn những loại thực phẩm này trong thời gian dài, chúng sẽ gây ra các bệnh về dạ dày và ruột. Chính vì thế, nếu không muốn "bệnh từ miệng mà vào" thì bạn cần chú ý đến một số loại thực phẩm sau đây.
Thức ăn cay nóng không tốt cho dạ dày của bạn - Ảnh: Minh họa
- Đồ ăn cay
Những món ăn cay giúp kích thích vị giác nhưng nó dễ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Với những người có tiền sử về bệnh dạ dày, đây là "kẻ thù" lớn nhất. Sau khi ăn, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Chính vì thế, nếu bị bệnh dạ dày, bạn nên chọn những món ăn nhẹ, không chứa gia vị cay như tỏi, ớt để không kích thích hệ tiêu hóa.
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Cả hai loại thực phẩm này đều gây ra phản ứng và kích thích đối vối niêm mạc dạ dày. Nó sẽ tác động trực tiếp đến việc tiết axit dạ dày và các enzyme tiêu hóa, làm hệ tiêu hóa không thể hoạt động đúng cách.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng công nhận các loại đồ ăn, nước uống trên 65 độ C sẽ làm tổn hại dạ dày và có thể làm phát triển các khối u.
- Món ăn có vị chua
Nếu dạ dày của bạn không tốt, hãy tránh ăn các món có chứa axit như trái cây họ cam quýt, cà chua. Axit trong thực phẩm có thể làm tăng các triệu chứng đau dạ dày, ợ chua.
Bên cạnh đó, khi đói bạn không được ăn những thực phẩm chứa nhiều axit vì nó có thể làm ảnh hưởng niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể gây thủng dạ dày.
Nước cam tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần uống đúng lúc - Ảnh: Minh họa
- Xúc xích nướng
Đây là một món ăn đường phố cực hấp dẫn, được nhiều người thích. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, sau khi vào dạ dày sẽ kích thích và làm tổn thương niêm mạc, có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Những món ăn chứa nhiều chất béo sẽ gây kích thích dạ dày và tạo ra sự co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển của thức ăn trong dạ dày. Từ đó, nó làm tăng khả năng bị táo bón.
- Thức ăn thừa
Những thức ăn thừa như thịt kho, rau xanh, canh, súp..., nếu để qua đêm sẽ sản sinh ra nhiều chất nitrit. Cho dù bạn có hâm nóng cũng không thể phá huỷ hết nó, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein, sinh ra nitrosamine, chất này rất có hại cho dạ dày, nếu tích tụ lại sẽ hình thành tế bào ung thư.
Nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ thực phẩm chế biến sẵn Các loại thực phẩm được sản xuất công nghiệp như snack, khoai tây chiên, đồ ăn tiện lợi, đồ uống có ga làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là do nguyên nhân tim mạch. Các kệ hàng siêu thị ngày càng tràn ngập các loại thực phẩm được sản xuất bằng cách chế biến công nghiệp rộng rãi, thường ít chất...