10 trò chơi điện tử đã thay đổi thế giới
Trò chơi điện tử ( video game) nổi lên như một hiện tượng trong hai thập niên gần đây, mặc dù thực tế là loại hình giải trí này đã được bắt đầu từ khoảng ít nhất là 50 năm trước. Trong nửa thế kỷ tồn tại, đã có vô số trò chơi được phát hành, trong số đó có không ít trò chơi có vai trò đột phá và thay đổi thế giới công nghệ.
Dưới đây là danh sách 10 trò chơi được trang MakeUseOf đánh giá là có sức ảnh hưởng to lớn đến thế giới và vẫn rất hấp dẫn cho đến ngày nay:
1. Spacewar! (1962)
Spacewar! không phải là trò chơi điện tử đầu tiên được sản xuất, nhưng đây là game đầu tiên chạy trên môi trường ảo như ngày nay. Spacewar! được ghi nhận như là game máy tính có nhiều ảnh hưởng đầu tiên và sử dụng nhiều tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp hiện đại.
Trò chơi này ban đầu được phát triển trên hệ máy DEC PDP-1, một loại máy tính mới thời bấy giờ. Trò chơi giữa hai người chơi đọ sức với nhau, mỗi người điều khiển một phi thuyền có khả năng bắn tên lửa, trong khi một ngôi sao ở giữa màn hình là một mối nguy hiểm lớn với các phi thuyền. Spacewar! là đại diện tiêu biểu cho những game máy tính thực sự đầu tiên.
2. Pong (1972)
Pong là một trong những trò chơi trên hệ máy arcade sớm nhất được phát hành thời bấy giờ, và là game máy tính thương mại thành công đầu tiên trong lịch sử. Sau khi được thử nghiệm thành công tại một quán bar, hàng ngàn cỗ máy Pong và các bản sao đã được bán. Chỉ một vài năm sau đó, một phiên bản chơi tại nhà của Pong đã được phát triển, và cũng thành công tương tự bản gốc.
Pong là một trò chơi cực kỳ đơn giản, một quả bóng được đặt ở trung tâm “sân” và sẽ chuyển động về một trong hai phía của hai người chơi, mỗi người chơi sẽ phải điều khiển chiếc vợt bóng bàn của mình để đánh quả bóng về phía đối thủ của mình. Luật chơi đơn giản này đã trở thành hình mẫu cho các trò chơi thể thao trong nhiều năm sau đó. Quan trọng hơn, Pong thực sự đã châm ngòi cho cuộc cách mạng chơi game tại gia.
3. Space Invaders (1978)
Space Invaders là một trò chơi thực sự mang tính biểu tượng trong lịch sử trò chơi điện tử. Luật chơi, nhạc nền, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh người ngoài hành tinh cách điệu được tạo ra từ một vài điểm ảnh, tất cả đã kết hợp để tạo nên một trò chơi đã làm say đắm cả một thế hệ trẻ em cho đến các game thủ.
Với Space Invaders , ngành công nghiệp sản xuất hệ máy và game arcade bước vào thời kỳ hoàng kim, lôi cuốn hàng triệu người chơi. Tựa game này đã thành công rực rỡ về mặt thương mại tại thời điểm phát hành, và đã truyền cảm hứng cho vô số trò chơi và các nhà phát triển trò chơi khác (bao gồm cả Shigeru Miyamoto) trong những thập kỷ tiếp sau.
4. Tetris (1984)
Tetris đã và vẫn là một trò chơi điện tử cho tất cả mọi người, đủ đơn giản để bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể chơi được nhưng cũng đủ khó khăn thử thách ngay đối với cả những game thủ giỏi nhất trên thế giới. Và đây vẫn tiếp tục là một trò chơi giải trí được ưa chuộng nhất sau một thời gian dài phổ biến trên thị trường, với các phiên bản cập nhật vẫn tiếp tục lôi cuốn được nhiều người chơi mới.
Video đang HOT
Trò chơi này được đánh giá chiếm giữ vị trí quan trọng bởi nó được phổ biến rộng rãi trên hầu hết các thiết bị chơi game cầm tay cho đến hôm nay (kể cả điện thoại di động), một bản sao của Tetris cũng được cài đặt trên tất cả các tay cầm Game Boy của Nintendo khi được bán ra. Một trò chơi tuyệt vời nhất từng được phát hành, và có khả năng gây nghiện còn hơn những trò chơi 3D ngày nay, đó chính là Tetris hay còn gọi là xếp gạch hoặc… xếp hình.
5. Super Mario Bros. (1985)
Super Mario Bros. là một trò chơi điện tử dạng platform (trò chơi dạng nhảy qua các chướng ngại vật) do Nintendo phát triển vào năm 1985, phát hành cho hệ máy Nintendo Entertainment System (NES), và là phần tiếp theo của trò chơi Mario Bros. Trong Super Mario Bros., người chơi sẽ điều khiển nhân vật Mario (khi có hai người chơi, người thứ hai sẽ điều khiển nhân vật em trai của Mario là Luigi) đi qua Vương quốc nấm để cứu Công chúa Nấm độc khỏi tay nhân vật Bowser xấu xa. Trò chơi đã thu hút được rất nhiều sự chú ý khi phát hành và vẫn còn được cài đặt trên nhiều nền tảng, thiết bị cho đến ngày nay.
Tựa game này đã được bán với số lượng lớn, và vẫn đang nắm giữ danh hiệu trò chơi bán chạy nhất trong ba thập kỷ cho đến khi Wii Sports mất ngôi vương. Nó còn có vai trò quan trọng bởi đã giúp giới thiệu nhân vật Mario chính nghĩa đến với công chúng, và thiết lập khuôn mẫu cho cả một thể loại game về sau. Với nhiều người trong số chúng ta, tựa game này vẫn được nhắc đến với một từ ngắn gọn: Mario.
6. Doom (1993)
Doom không phải là game bắn súng đầu tiên được viết ra, nhưng nó là trò chơi có ảnh hưởng nhất trong thể loại game online, bắn súng trong không gian 3D. Trong thực tế, nhiều người coi tựa game này chính là cơ sở cho tất cả các game bắn súng từ góc nhìn thứ nhất (FPS) hiện đại, vốn chỉ chăm chăm mài dũa về hoạt cảnh, đồ họa, và các thiết bị chơi game trong nhiều năm qua thay vì từ bỏ hoàn toàn.
Doom đã thay đổi thế giới game mãi mãi. Nếu không có Doom sẽ có không có dòng game bắn súng đình đám Call of Duty, một trong những tựa game phổ biến nhất mọi thời đại. Doom vẫn có không ít người hâm mộ cho đến ngày hôm nay, và đó là một thành tích tuyệt vời cho một trò chơi “có tuổi” như vậy. Bên cạnh Doom còn có Half-life, một trò bắn súng khá nổi tiếng và có ảnh hưởng với nhiều bạn trẻ Việt Nam trong một thời gian dài.
7. Final Fantasy VII (1997)
Final Fantasy VII là phiên bản đầu tiên trong series game nhập vai nổi tiếng của Nhật sử dụng đồ họa 3D, và là video game đầu tiên của nước này được phát hành ở châu Âu. Nó báo trước một xu hướng phát triển của các tựa game nhập vai trong nhiều vùng trên thế giới. Việc phát hành tựa game này như một mốc đánh dấu một trong tựa game quan trọng nhất từng được phát hành.
Đây trên thực tế vẫn là một trò chơi cực kỳ hấp dẫn cho đến ngày nay, với cốt truyện hấp dẫn và lối chơi nhập vai gây nghiện khiến cho hạn chế về mặt đồ họa không còn là vấn đề nữa. Một phiên bản dành cho máy tính cá nhân cũng đã được tái phát hành, và được đón nhận nồng nhiệt bởi vô số người hâm mộ rất thích phiên bản hiện đại của trò chơi mang tính sử thi này.
8. World Of Warcraft (2004)
World of Warcraft là tựa game thứ 4 được phát hành về thể loại game viễn tưởng Warcraft universe. Và mặc dù không phải là game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi đầu tiên (Massively Multiplayer Online Role-Playing Game, viết tắt là MMORPG), nhưng đây là game MMORPG được xếp vào hàng “sao” bởi sự nổi tiếng và số lượng đông đảo lên tới hàng triệu người đăng ký chơi sau từng tháng.
Không chỉ vậy, World of Warcraft đã trở thành nguồn cảm hứng trong vô số chương trình truyền hình và tiểu phẩm hài. Do đó, hình ảnh của một kẻ cô độc lang bạt khắp mọi nơi có thể đánh bại mọi kẻ thù dường như đã hằn sâu trong tâm trí mọi người, mặc dù nó khác hẳn với thực tế.
9. Angry Birds (2009)
Angry Birds là một trong những trò chơi xuất hiện lần đầu tiên trên một nền tảng di động có thể khiến cho mọi người chơi bị cuốn hút ngay từ lần đầu tiên, cách thức chơi quá ư là đơn giản nhưng vẫn đủ mang đến một thách thức thật sự cho người chơi. Trở về trước đó một vài năm, có lẽ chủ sở hữu điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã gia nhập hàng ngũ “Gamer” chỉ vì… Angry Birds.
Đã có nhiều người “nghiện” Angry Birds trong một thời gian dài từ khi nó bắt đầu phát hành, nó có thể được chơi ở mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng.
10. Minecraft (2011)
Minecraft không phải là một tựa game dành cho tất cả mọi người, nhưng đối với những người đã từng chơi và cảm nhận được sự lôi cuốn của nó, thì chỉ có thể nói rằng đó là một trò chơi máy tính hoàn hảo. Đây là một trò chơi thuộc thể loại thế giới mở – kiến tạo thế giới, một trò chơi mang tính sáng tạo, bao gồm cả tính hành động và phiêu lưu. Trò chơi này có đồ họa dạng khối; chúng ta có thể huỷ các khối, thu hồi chúng và đặt chúng ở chỗ khác.
Các hoạt động trong trò chơi bao gồm cả khai thác tài nguyên, trồng trọt, chăn nuôi, lắp ráp đồ đạc, đánh nhau, mua bán, thậm chí là yểm bùa và pha chế độc dược. Chính các hoạt cảnh và tương tác thay đổi linh hoạt đã khiến cho tựa game này trở nên thú vị và làm say đắm không ít người chơi, dù đồ họa ở dạng cổ điển và rất đơn giản.
Theo MakeUseOf
Ngành game Mỹ đột phá mốc 20,5 tỷ USD trong năm 2013
Theo như Newzoo dự kiến, các sản phẩm miễn phí với chất lượng AAA có thể sẽ đạt thu nhập cao trên nền tảng TV trong năm 2014, ví dụ như Dust 514, Warface hay World of Tanks...
Theo những số liệu mới nhất được công bố, doanh thu từ ngành công nghiệp game Mỹ năm 2013 sẽ đột phá mốc 20,5 tỷ USD, trong đó 65% thu nhập tới từ phương diện game digital, chủ yếu thông qua việc tải game trực tiếp trên console, PC, các thiết bị smartphone và tablet.
Có khoảng 31% thu nhập là 6,4 tỷ USD đến từ các dịch vụ bán lẻ, chủ yếu là hộp đĩa game truyền thống. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Newzoo tại Amsterdam biểu thi, những dữ liệu này không bao gồm doanh số bán hàng phần cứng, khoảng 13,3 tỷ USD thu nhập là thông qua các kênh kỹ thuật số.
Ảnh minh họa
So sánh với năm 2012, doanh số bán lẻ có được từ những game mới hay đặt trước bị giảm 10%, nhưng đây không phải vấn đề quá lớn vì nếu so sánh năm 2012 với năm 2011 thì thậm chí còn giảm tới 21%. Hơn nữa, nhờ có tăng trưởng chi tiêu từ game digital lên 10% khiến cho tổng thể chi phí của ngành game Mỹ tăng lên 2% so với năm trước.
Newzoo cho biết, tại Mỹ có hơn 170 triệu người chơi game, trong đó có hơn 60% người trả phí. Với khoảng 103 triệu người sử dụng trả phí, bình quân mỗi người chi khoảng 16,5 USD hàng tháng. Hiện nay, chỉ Trung Quốc là có số lượng người chơi trả phí nhiều hơn Mỹ, những bình quân chi phí mỗi tháng của họ lại chỉ bang so với Mỹ.
Bộ phận có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là game trên tablet, lĩnh vực này có thu nhập trong năm 2013 tăng tới 47,6% so với năm ngoái, và thu nhập tới từ game trên các thiết bị thông minh cũng tăng 18,8%. Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Distimo cho thấy, trong tháng 11 vừa qua thì thu nhập từ game trên iPad đã vượt qua cả game trên iPhone.
Ảnh minh họa
Mặc dù thị trường của iPhone liên tục bị mất bởi tay kẻ địch Android và thu nhập từ Google Play liên tục tăng trưởng tốt, nhưng vị trí chủ đạo của iPad và iPad Mini vẫn bảo toàn cho phương diện thu nhập của Apple. CEO Newzoo - ông Peter Warman nói, phân mảnh hóa tiếp tục là điều không tránh khỏi đối với Google Play.
Bản dự kế này của Newzoo được thực hiện dựa trên việc lấy số liệu doanh thu tháng 12 của năm nay tương đồng với năm ngoái, chi phí từ game second hand trong năm nay dư tính sẽ đạt quy mô 1,6 tỷ USD, những số liệu này không bao gồm việc game thủ tự mua bán game second hand của mình. Thu nhập từ lĩnh vực bán lẻ cũng đang chuyển hướng từ hộp đĩa game sang phần cứng và 1 số thiết bị ngoại vi khác.
Game cross-screen có xu hướng tăng mạnh, điều này cũng giúp gia tăng thời lượng chơi game của mỗi người. Trong tổng số tất cả game thủ, có hơn 24% (hơn 40 triệu người) thường xuyên chơi game cross-screen bao gồm TV, PC, thiết bị thông minh, tablet và handheld. So sánh với 2 năm trước, số lượng này mới có khoảng 30 triệu.
Ảnh minh họa
Chỉ tại Trung Quốc và khu vực Tây Ban Nha là có số lượng người sử dụng tới 4 dạng màn hình để chơi game tương đối cao. Đồng thời, eSports tại Mỹ bắt đầu có đà tăng trưởng chóng mặt, các kênh chia sẻ và truyền hình trực tiếp game trên web cũng đang tăng lên nhanh chóng, ví dụ như Twitch hay YouTube.
Theo như Newzoo dự kiến, các sản phẩm miễn phí với chất lượng AAA có thể sẽ đạt thu nhập cao trên nền tảng TV trong năm 2014, ví dụ như Dust 514, Warface hay World of Tanks...
Theo Pháp Luật Xã Hội
Grand Theft Auto V khiến PS3 lật đổ Xbox 360 Doanh số bán hàng của PS3 tăng mạnh tháng vừa qua có 1 phần liên quan tới cơn sốt Grand Theft Auto V trên toàn cầu. Để giúp doanh số bán hàng , Sony đưa ra gói mua hàng thông minh gồm 1 máy có bộ nhớ 500G được đính kèm game GTA V với mức giá rất phải chăng là 270$. Các...