10 thiết kế ô tô độc đáo nhất của nhà thiết kế lừng danh Marcello Gandini
Là nhà thiết kế lừng danh nhất trong lịch sử ngành sản xuất ô tô, tên tuổi của Marcello Gandini gắn liền với nhiều siêu xe và thương hiệu xe huyền thoại.
Marcello Gandini là một trong những nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô. Ông sinh năm 1938 và vào đầu những năm 60, ông được nhà thiết kế huyền thoại Bertone thuê để tạo ra những chiếc xe tuyệt đẹp.
Gandini được ghi nhận vì sự thành công của nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ Lamborghini đến BMW. Nếu không có Marcello Gandini, những chiếc xe của Lamborghini có thể vẫn chỉ là những chiếc sedan cao cấp buồn tẻ hoặc thậm chí tệ hơn là không tồn tại. Ông cũng là lý do khiến BMW trở thành thương hiệu huyền thoại như ngày nay. Và đây là những thiết kế đẹp nhất từng được thực hiện bởi huyền thoại này.
Gandini chỉ thực hiện một phần thiết kế nhưng chiếc xe này vẫn xứng đáng nằm trong danh sách vì nó có thể được xem như là khởi đầu cho kỷ nguyên vàng tại BMW. 2800 được ra mắt vào năm 1968 và nó đã thay đổi tương lai của nhà sản xuất ô tô Đức.
Đây là một trong những phương tiện mang tính biểu tượng nhất mà BMW từng sản xuất, những chiếc sedan hiệu suất – rộng rãi và thanh lịch được hỗ trợ bởi động cơ mạnh mẽ. Phiên bản thú vị nhất là phiên bản được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng 3.0 lít, sản sinh công suất 192 mã lực và có thể đẩy chiếc xe lên tốc độ tối đa 201km/ giờ.
Kiểu dáng thiết kế hiện đại của chiếc xe khiến cho nó không giống như sản phẩm của những năm 1970. Gandini đã thiết kế nó trước khi tạo ra một trong những chiếc xe đua vĩ đại nhất trong lịch sử. Chiếc xe đã thu hút sự chú ý của mọi người tại Triển lãm ô tô Turin 1970.
Lancia Stratos HF Zero đã thu hút sự chú ý của mọi người tại Triển lãm ô tô Turin 1970 bởi sự độc đáo ở mọi khía cạnh. Nó không có cửa ra vào, để vào được xe người lái sẽ phải nâng kính chắn gió phía trước lên. Chiếc xe được trang bị động cơ của Lancia Fulvia, 1.6 lít V4, sản sinh công suất 115 mã lực.
Gandini chắc chắn là một trong những người làm nên thành công của BMW mà series 5 là một minh chứng. Đã gần 50 năm kể từ ngày được ra ra mắt, chiếc xe vẫn được công nhận là mẫu mực của vẻ đẹp trong phân khúc sedan.
E12 được sản xuất từ năm 1971 đến năm 1982, chiếc xe được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng 3.0 lít sản sinh công suất 197 mã lực và có thể đẩy vẻ đẹp này lên tốc độ tối đa 209km/ giờ. Gandini chính là người đã mang đến cho chiếc xe vẻ đẹp mang tính biểu tượng của nó. Về cơ bản đây chính là chiếc xe giúp công ty Đức thống trị thị trường xe ô tô thập niên 70 và 80.
Đây là một trong những mẫu xe ý tưởng được đánh giá rất cao. Alfa Romeo Navajo được Gandini thiết kế vào năm 1976 với mong muốn tạo ra một chiếc xe thể thao khắc nghiệt nhất từ trước đến nay. Chiếc xe dựa trên khung của Alfa Romeo 33 và được trang bị động cơ V8 2.0 lít sản sinh công suất 230 mã lực.
Toàn bộ thân máy được làm bằng sợi thủy tinh để giúp chiếc xe siêu nhẹ. Một trong những khía cạnh thiết kế nổi bật nhất của chiếc xe này là cánh lướt gió lớn ở phía sau giúp chiếc xe có thể dính chặt vào mặt đất ngay cả khi ở tốc độ cao hơn.
Có thể nói rằng nhà sản xuất ô tô Pháp chưa bao giờ tạo ra một chiếc xe nào khác thú vị để lái như 5 Turbo. Chiếc xe do Gandini thiết kế là mẫu xe tốt nhất vì nó là “một con quái vật” với khả năng xử lý tuyệt vời.
Video đang HOT
Chiếc xe được trang bị động cơ tăng áp 1.5 lít 4 xi-lanh thẳng hàng đặt giữa, sản sinh công suất 158 mã lực và có thể đạt tốc độ tối đa 125 dặm / giờ. Gandini đã thiết kế chiếc xe vào năm 1980 và cho đến ngày nay nó vẫn trông thật tuyệt vời. Chiếc xe chỉ nặng 970 kg và kết hợp với động cơ xe, trải nghiệm lái thực sự tuyệt vời.
Như bạn có thể thấy ngay từ cái tên, chiếc xe do Marcello Gandini thiết kế này có động cơ rất khủng. Trên thực tế, chiếc xe được trang bị động cơ V16 6.0 lít, về cơ bản là hai động cơ V8 chia sẻ một khối duy nhất, tạo ra công suất 560 mã lực.
Chiếc xe có khả năng tăng tốc từ 0-100km/giờ chỉ trong 4,4 giây và đạt tốc độ tối đa 328km/giờ. Gandini trở nên nổi tiếng nhờ những thiết kế Lamborghini của mình, và Cizeta rõ ràng có ảnh hưởng đến những thiết kế Lamborghini. Chiếc xe được sản xuất từ năm 1991 đến năm 1995 và chỉ có 20 chiếc được sản xuất.
Chiếc xe này được Lamborghini tạo ra như một sự kế thừa của Countach đã cũ. Marcello Gandini đã thiết kế chiếc xe này vào năm 1987 và Diablo được sản xuất từ năm 1990 đến năm 2001. Đây là chiếc xe đặc biệt của nhà sản xuất vì nó là chiếc Lamborghini đầu tiên đạt vận tốc gần 322km/ giờ.
Thiết kế mạnh mẽ này được trang bị động cơ V12 5.7 lít, sản sinh công suất 510 mã lực và có thể đưa chiếc xe lên tốc độ 100km/giờ chỉ trong 3,4 giây. Chiếc xe lấy tên từ một con bò tót hung dữ tên là Diablo từ thế kỷ 19.
Trong những năm 70, Miura là chiếc xe nhanh nhất thế giới . Chiếc xe tuyệt đẹp này được Gandini thiết kế cho Gruppo Bertone và nó là mẫu xe mở đầu cho triều đại huyền thoại của hãng xe Ý.
Thiết kế tuyệt vời được hỗ trợ bởi một động cơ đặt giữa V12 3.9 lít mang tính cách mạng (vào thời điểm đó), sản sinh công suất 380 mã lực và có thể đẩy Miura lên tốc độ tối đa 273km/giờ. Miura ra mắt lần đầu tiên vào năm 1966 tại Geneva Motor Show và được sản xuất cho đến năm 1973 khi Countach vĩ đại thay thế.
Pantera là một trong những siêu xe tuyệt vời nhất từng được sản xuất vào những năm 70. Gandini đã thực sự vượt lên chính mình khi thiết kế De Tomaso vì chiếc xe có kiểu dáng đẹp nhưng với dáng vẻ khác biệt và “hung hãn”. Chiếc xe tuyệt đẹp này được trang bị động cơ V8 5.8 lít mạnh mẽ, sản sinh ra 326 mã lực và có thể đẩy chiếc xe lên tốc độ tối đa 257km /giờ.
Chiếc xe đã được sản xuất trong một thời gian rất dài từ năm 71 đến năm 92 và công ty đã sản xuất hơn 7.000 chiếc. Thật không may, De Tomaso tuyệt vời đã không còn tồn tại khi chủ nhân của nó qua đời.
Mặc dù thiết kế cuối cùng không phải của Gandini nhưng mọi thứ đều bắt đầu với cây bút chì của ông. EB110 được cho là một trong những mẫu xe thể thao mang tính biểu tượng nhất từng được sản xuất. Chiếc xe được trang bị động cơ V12 3.5 lít 60 van khổng lồ có 4 bộ tăng áp sản sinh công suất 553 mã lực và có thể đẩy xe lên tốc độ tối đa 355km/giờ.
EB110 được cho là đã làm sống lại một trong những nhà sản xuất đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô vì đây là chiếc xe đầu tiên mà họ đã chế tạo trong gần nửa thế kỷ.
Những chiếc xe có vô lăng độc lạ nhất thế giới
Dưới đây là danh sách 12 chiếc xe có vô lăng độc đáo nhất do tạp chí Autocar bình chọn
Là bộ phận tiếp xúc thường xuyên nhất với người lái xe, những chiếc vô lăng đẹp sẽ khơi dậy niềm cảm hứng đặc biệt cho những người sử dụng. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, vô lăng ô tô cũng đã có quá trình phát triển lâu dài để có được hình dáng như ngày nay. Và dưới đây là danh sách những chiếc vô lăng độc đáo nhất thế giới từng được sản xuất.
Chevrolet Spinner (1940)
Giải pháp gắn tay nắm vào trong vô lăng của Chevrolet. Ảnh: Autocar
Vào những năm 1930-1940, tay lái không có tính năng trợ lực nên chúng thường rất nặng khi điều khiển xe ở tốc độ thấp. Hãng Chevrolet đã đưa giải pháp xử lý là cung cấp tùy chọn có giá 12,5 USD cho một tay nắm tích hợp bên trong vô lăng, nó sẽ giúp việc quay vô lăng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tính năng này không được thị trường đón nhận và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Messerschmitt KR200 (1955)
Tay lái dạng ghi đông như xe đạp. Ảnh: Autocar
Với những người không thích xoay vô lăng thì có thể sử dụng tay lái dạng ghi đông như trên chiếc Messerschmitt KR200. Đây cũng là một trong những tay lái đơn giản nhất trong lịch sử, nó không có nút bấm, không có dây điều khiển tín hiệu. Kiểu tay lái dạng ghi đông này được lấy cảm hứng từ tay lái của những chiếc máy bay chiến đấu trong Thế chiến 2.
Ford Edsel Teletouch (1957)
Tính năng chuyển số thông qua nút bấm trên vô lăng. Ảnh: Autocar
Vì nhiều lý do mà chiếc Edsel Teletouch trở thành một sản phẩm thảm họa của hãng xe Ford. Góp phần không nhỏ trong số đó phải kể đến chiếc vô lăng kỳ cục trên Edsel, hãng Ford đã cố gắng đem tính năng chuyển hộp số thông qua các nút bấm được gắn trên vô lăng. Tuy nhiên, thiết kế này không đạt được tối ưu về công thái học và phần điện tử của xe cũng hoạt động không ổn định.
Citron ID19 (1959)
Thiết kế vô lăng đơn chấu độc đáo trên Citron. Ảnh: Autocar
Nhằm tạo ra sự đột phá, khác biệt với những chiếc xe khác trên thị trường, hãng Citron đã sản xuất ra nhiều dòng xe có thiết kế vô lăng đơn chấu. Và Citron ID19 là chiếc xe đi tiên phong sở hữu thiết kế này.
Plymouth Fury (1960)
Chiếc Plymouth Fury có vô lăng đẹp như một món đồ thời trang. Ảnh: Autocar
Vô lăng trên chiếc Plymouth Fury có thiết kế thẩm mỹ như một món đồ thời trang. Nó có 2 màu trắng xanh và phù hợp với tông màu chung của nội thất xe. Chưa bàn đến việc sử dụng có thoải mái hay không nhưng phải thừa nhận rằng chiếc vô lăng này rất bắt mắt.
Ford Wrist Twist (1965)
Tay lái kỳ quặc không giống ai của Wrist Twist. Ảnh: Autocar
Thập niên 50 và 60 là thời kỳ sáng tạo đỉnh cao của các nhà sản xuất xe hơi, tuy nhiên cũng có khá nhiều ý tưởng kỳ quặc mà trong số đó phải kể mẫu Wrist Twist của hãng Ford.
Với tính năng trợ lực tay lái, về mặt lý thuyết, Wrist Twist cung cấp khả năng điều khiển dễ dàng hơn nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.
Maserati Boomerang (1971)
Vô lăng trên Maserati Boomerang vừa xấu, vừa khó dùng. Ảnh: Autocar
Mặc dù hãng xe Maserati có nhiều sản phẩm nổi tiếng về tính thời trang nhưng vô lăng trên chiếc Maserati Boomerang đời 1971 lại xấu một cách kỳ lạ.
Theo đánh giá, chiếc vô lăng này không những có thiết kế xấu thảm họa mà khả năng công thái học cũng tệ không kém.
Aston Martin Lagonda (1977)
Vô lăng và màn hình kỹ thuật số phong cách viễn tưởng trên Aston Martin Lagonda. Ảnh: Autocar
Để tạo ra khác biệt trong phân khúc xe sang, chiếc Lagonda của Aston Martin đã được thiết kế theo phong cách viễn tưởng. Bảng điều khiển trên xe được hiển thị dưới dạng màn hình kỹ thuật số. Và để người lái có thể nhìn rõ bảng này, vô lăng xe đã được chế tạo ở dạng đơn chấu tối giản.
Renault 5 Turbo (1980)
Thiết kế vô lăng không đối xứng gây khó chịu cho người dùng. Ảnh: Autocar
Dù trong danh sách này có rất nhiều dạng vô lăng độc đáo nhưng chúng đều có đặc điểm chung là có thiết kế đối xứng. Chỉ riêng chiếc Renault 5 Turbo sở hữu loại vô lăng thiết kế bất đối xứng. Đến nay, người ta vẫn không biết mục đích của Renault khi làm ra loại vô lăng này.
Italdesign Orca (1982)
Thiết kế vô lăng gây rối mắt của Italdesign Orca. Ảnh: Autocar
Thiết kế vô lăng trên chiếc Italdesign Orca giống như một món đồ chơi dành cho trẻ con chứ không phải một chiếc ô tô thực thụ.
Bộ màn hình hiển thị kỹ thuật số kết hợp với vô số nút bấm trên vô lăng khiến cho giao diện khoang lái vô cùng rối mắt. Đôi khi chúng ta phàn nàn những loại xe đời mới có thiết kế gây phân tâm cho người lái nhưng có lẽ không thiết kế nào gây mất chú ý bằng chiếc xe này.
Spyker C8 Spyder (2000)
Vô lăng bằng hợp kim đánh bóng của C8. Ảnh: Autocar
Spyker C8 là một trong những chiếc xe có thiết kế quá lộng lẫy nhất từng được sản xuất. Logo của hãng xe Hà Lan Spyker biểu tượng cho động cơ quay của một chiếc máy bay và cũng là nguồn cảm hứng để tạo nên vô lăng của chiếc C8.
Với chất liệu hợp kim đánh bóng, vô lăng của Spyker C8 Spyder không thua kém bất cứ vô lăng trên chiếc xe siêu sang nào.
Pagani Huayra (2011)
Vô lăng tuyệt đẹp của thần gió Pagani Huayra. Ảnh: Autocar
Không chỉ là siêu xe thể thao có tốc độ thuộc hàng nhanh nhất thế giới, thần gió Pagani Huayra còn có một khoang lái vô cùng đẹp mắt và tinh tế. Trong đó nổi bật là phần vô lăng có cấu tạo bằng sợi carbon, hợp kim và các nút bấm được đánh bóng.
Kết hợp với bảng đồng hồ hiển thị và màn hình trung tâm được chau chuốt tỉ mỉ, nội thất của chiếc Pagani Huayra ở một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt trong thế giới siêu xe.
Siêu xe đình đám Lamborghini Diablo, bước sang tuổi "băm" Lamborghini Diablo, một trong những chiếc siêu xe nổi bật nhất thập niên 90 và cũng trở thành mẫu siêu xe mơ ước của những đứa trẻ khi ấy hiện đã chính thức bước qua tuổi thứ "băm - 30"