10 thất bại đáng quên nhất trong lịch sử Apple
Mấy năm vừa qua là những năm thành công nhất trong lịch sử phát triển của Apple . Người ta dường như bị chi phối bởi suy nghĩ rằng bất cứ sản phẩm nào của “quả táo” cũng mang lại thành công. Có thể kể đến Mac OS X, iPod, iTunes, iPhone hay iPad … Nhưng bên cạnh các câu chuyện thành công, Apple cũng có những thất bại đáng quên.
Apple Lisa (1983 – 1985)
Đây là mẫu PC thương mại đầu tiên sử dụng giao diện đồ họa với người dùng và khả năng tiền đa nhiệm. Lisa đã được kỳ vọng là sẽ thiết lập một đế chế mới song đã không thất bại. Sản phẩm có cái giá lên tới 10.000 USD quá chậm và thiết kế thực sự vô duyên. Tuy nhiên, nhờ có thất bại này mà Apple đã nhận ra sai lầm và tung ra dòng sản phẩm Macintosh đầy thành công vào năm 1984.
Macintosh Portable (1989 – 1991)
Sản phẩm có trọng lượng lên tới 7,2 kg sở hữu rất nhiều tính năng tiến tiến thời bấy giờ, ví dụ như màn hình ma trận LCD. Tuy nhiên, bởi quá nặng và thời lượng pin yếu nên Macintosh Portable ít được khách hàng đón nhận. Cuối cùng, với sự ra đời của máy tính xách tay do Toshiba sản xuất vào năm 1989 với trọng lượng chỉ 2,7 kg, model này đã không thể cạnh tranh nổi. Phải đến khi MacBook Pro ra đời vào năm 1991, Apple mới thực sự lấy lại vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất laptop.
Apple Newton MessagePad (1993 – 1998)
“Quả táo” thường đi tiên phong trong công nghệ, song có vẻ như Apple hơi quá đà với sản phẩm này. MessagePad là một thiết bị kết hợp giữa máy PDA và sổ tay điện tử. Chẳng có thứ gì trên thế giới giống vậy, tuy nhiên, bởi kích thước lớn và thiết kế xấu, cộng thêm thời lượng pin yếu và khó đọc chữ trên màn hình nên Newton MessagePad không thu được thành công. Nhưng cũng với công nghệ nhận dạng chữ viết, Apple đã cải tiến và áp dụng trên iPhone rất hoành tráng.
PowerBook Duo Series (1992 – 1992)
Video đang HOT
Mặc dù model được đánh giá tốt, tuy nhiên Apple vẫn không thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất khác. Vấn đề ở chỗ bàn phím trên máy quá nhỏ (chỉ bằng 88% kích thước tiêu chuẩn) và màn hình ma trận thụ động rất khó quan sát. Thêm vào đó, hệ thống không có cổng Ethernet (Wi-Fi chưa xuất hiện vào thời điểm này), và bạn phải sử dụng một dial-up modem đắt tiền thông qua cổng kết nối riêng, gây nhiều bất tiện cho khách hàng.
Macintosh Performa Series (1992 – 1997)
Bên cạnh nhóm sản phẩm đắt tiền, Apple cũng đã quyết định cho ra đời một máy tính Mac giá rẻ để cạnh tranh với những PC hoạt động trên nền Windows. Thiết bị có tên gọi Performa, và đã phát huy tinh thần “giá rẻ” với vẻ ngoải mỏng manh, yếu đuối, và dễ thất bại (thực sự đã thất bại).
Chính bởi vậy mà Steve Jobs không cho phép bán các mặt hàng Mac giá rẻ khi ông quay lại nắm quyền đầu năm 2007.
eWorld (1994 – 1996)
Thời điểm này, AOL dường như đã làm chủ thế giới Internet khi người sử dụng thường vào đây để truy cập thông tin thay vì sử dụng trình duyệt riêng biệt. Điều này đã khiến Apple nảy sinh ra mong muốn phá vỡ vị thế độc quyền của American Online (AOL) bằng việc tung ra eWorld. Tuy nhiên, sản phẩm ít được đón nhận bởi sự rắc rối trong quy cách quản lý tài nguyên. Chính vì vậy, eWorld không thể cạnh tranh nổi và bị dừng hoạt động sau 2 năm.
Pippin (1995 – 1996)
Apple cũng từng thất bại trong lĩnh vực sản xuất máy chơi game với Pippin. Hệ thống sử dụng đĩa CD và được cắm vào màn hình TV để chơi. Tuy nhiên với cái giá 600 USD và danh mục game hạn chế đã khiến model phải chào thua các dòng máy khác. Đồng thời, Pippin đã được liệt vào danh sách những sản phẩm tồi tệ nhất của Apple.
Hệ điều hành Copland (1994 – 1996)
Nền tảng được CEO John Sculley chỉ đạo phát triển vào năm 1994 và cho ra bản demo năm 1995. Copland tích hợp một loạt các công cụ như OpenDoc và QuickDraw GX nhưng lại thiếu các tính năng làm việc chính. Chính điều này đã gây ra thất bại của Copland và hệ thống bị khai tử chỉ sau khi chính thức ra mắt một năm.
Apple USB Mouse (1998 -2000)
Sản phẩm xuất hiện vào thời điểm Apple phổ cập kết nối USB trên dòng máy Mac của mình. Đó có thể là một bước tiến lớn song các yếu điểm về thiết kế đã “giết” chết USB Mouse. Nó quá khó để điều chỉnh và không hề vừa tay. Hơn thế nữa thiết bị chỉ thích hợp trên dòng máy Apple nên không được đón nhận nhiệt tình tại thời điểm bấy giờ. Cuối cùng, Apple quyết định thay thế bằng loại chuột Pro Mouse vào năm 2000.
Power Mac G4 Cube (2000 – 2001)
Máy tính thời trang thương hiệu Apple có thiết kế theo phong cách pha lê. Power Mac G4 Cube đã lên kệ từ năm 1990 đến năm 1993. Tuy nhiên, bởi tính chất “vị nghệ thuật” của thiết bị mà “quả táo” đành bỏ đi các cổng kết nối cần thiết và sự thiếu hụt quạt làm mát khiến máy rất ồn khi làm việc. Tuy vậy, cũng như các sản phẩm khác, Apple đã tận dụng các công nghệ chế tạo lớp vỏ sáng bóng cho các dòng máy Mac Mini sau này.
Theo gamek
Mối nguy từ chuột máy tính
Làm việc hàng ngày với máy tính, chúng ta thường chỉ chú ý đến an toàn cho đôi mắt và bảo vệ khỏi những bức xạ điện từ.
Nhưng còn một mối nguy hiểm khác mà nhiều người không chú ý đến, thậm chí còn nghi ngờ, đó chính là mối nguy từ chuột máy tính.
Chuột máy tính có thể tiềm tàng nhiều hiểm họa về sức khỏe. Ảnh: Internet.
Nhiều người đến bác sĩ với sự sợ hãi khi thấy ngón út và ngón đeo nhẫn tê dại đi vì cho rằng đó là một trong những dấu hiệu nói lên hiện tượng tuần hoàn não có vấn đề.
Những sợi thần kinh ở cổ tay và bàn tay chúng ta vận hành theo những kênh xác định hình thành xương, dây chằng và cơ bắp. Khi làm việc lâu trên bàn phím và đặc bịêt với chuột máy tính, dây thần kinh nối với xương bị ép vào nhau. Nếu điều đó tiếp diễn trong một thời gian đủ lớn, sẽ xảy ra hiện tượng tê cứng, đau buốt rồi ít lâu sau sẽ hoàn toàn mất cảm giác tại các ngón tay.
ó hai cách để chữa hội chứng nơi cổ tay này:
Cách thứ nhất là dùng thuốc - bằng cách tiêm loại thuốc chứa glucocarticoid vào các kênh và các mô bao quanh dây thần kinh để phục hồi khả năng truyền dẫn của dây thần kinh.
Cách thứ hai là giải phẫu. Các bác sĩ sẽ cắt đi các mô ép vào dây thần kinh. Biện pháp này phức tạp, tốn thời gian hơn nhng có vẻ cơ bản hơn.
Nhưng tất nhiên không gì bằng phòng ngừa các bệnh tật có thể xảy ra. Cách phòng bệnh tốt nhất là đến ngay bác sĩ tại thời điểm cảm thấy sự khác lạ nơi những ngón tay.
Một vài lời khuyên:
- Thường xuyên theo dõi để giữ góc ở khuỷu hai cánh tay là 60 độ.
- Khi làm việc với chuột, bàn tay cần phải thẳng dọc theo thân chuột) và càng xa mép bàn càng tốt.
- Nên có một tấm thảm chỉnh hình nho nhỏ cho chuột (hơi cao lên) hoặc cho chính bàn.
Theo VNN/Pravda.ru
Nhái iPhone, nhái luôn cả Steve Jobs Có lẽ sản phẩm dưới đây sẽ nhận danh hiệu chiếc iPhone được làm nhái sáng tạo nhất trong năm 2010. Sự kết hợp khéo léo giữa thương hiệu Apple với thiết kế của chuột máy tính Magic Mouse để cho ra đời một chiếc mobile độc nhất vô nhị. Điện thoại màu xanh lá cây với màn hình hiển thị 2.4 inch...