10 tháng sau vụ cháy, nỗi đau khủng khiếp vẫn hiển hiện ở Tân Dân
“Lính kỹ thuật hình sự, cả đời đi khám nghiệm hiện trường các vụ án, vậy mà về giám định thương tích cho những nạn nhân vụ cháy Tân Dân, mình không cầm được nước mắt. Các ông về lại mà xem. Thương lắm!”. Nghe những lời cháy lòng ấy của một đồng sự đang công tác tại Công an TP Cảng Hải Phòng, chúng tôi lần nữa quay lại Tân Dân, tận mắt chứng kiến những nỗi đau khủng khiếp vẫn còn đó…
Vụ cháy kinh hoàng ở thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân (huyện An Lão – Hải Phòng) ngày 29/7/2011 làm 13 người thiệt mạng và 25 người bị bỏng nặng là sự kiện bi thương nhất cả nước trong năm 2011. Đã có biết bao những trang báo đẫm nước mắt lay động hàng triệu con tim trước một tai nạn quá thương tâm. Hơn 500 đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tới động viên, chia sẻ và quyên góp trên 5 tỷ đồng hỗ trợ cho các nạn nhân.
Tuy nhiên, sau những chuyến thăm hỏi ồ ạt, những lời động viên, “sự kiện Tân Dân” chìm đi trong dòng chảy của cuộc sống nghỉm vào quên lãng trong khi gia đình 13 nạn nhân vẫn còn đó nỗi đau mất người thân và 25 nạn nhân bị bỏng nặng ngày ngày phải vật vã với những di chứng dai dẳng của vụ cháy kinh hoàng.
Ngôi nhà nhỏ của chị Hoàng Thị Kim Thu, nạn nhân bị thương trong vụ cháy nằm choi loi bên vệ đường ở thôn Lai Hạ, thuộc xã. Trong diện tích chật chội chưa đầy 30m2, anh Vỹ (chồng Thu) đang tỷ mẩn gỡ những vòng băng gạc chuẩn bị lau, rửa, bôi thuốc điều trị cho vợ. Đây là công việc định kỳ mỗi ngày 2 lần, kéo dài suốt gần 1 năm qua (và còn kéo dài nhiều năm nữa). Lớp băng gạc trên thân thể của Thu được gỡ ra là từng mảng da thịt lột theo, máu và dịch trắng vẫn ri rỉ chảy.
Thay băng cho vợ là công việc hằng ngày của anh Vỹ.
Thu bị bỏng diện tích 40% cơ thể; bỏng độ 4 chiếm 30%, độ 3 chiếm 10%; bỏng phổi độ 8. 50 ngày ở Viện Bỏng quốc gia, khiến cô giờ vẫn còn thấy kinh hoàng. Những vết bỏng như hàng ngàn, hàng vạn vết kim xuyên vào tận xương, truyền lên tới óc. Đau đớn vật vã, Thu đã không ít lần nghĩ đến sự giải thoát là cái chết. Tới nay, những vết thương vẫn hằng đêm hành hạ cô, hành hạ cả những người thân…
Cũng là nạn nhân trong vụ cháy Tân Dân, chị Nguyễn Thị Hòa trở về gia đình sau gần 2 tháng điều trị. Ngày mẹ trở về, 2 đứa con của chị khóc thét lên, chạy trốn vào trong buồng khi thấy xuất hiện trước mặt mình một người với cái đầu trọc lốc, da mặt trắng bệch, còn cổ và cánh tay được bao bọc bởi lớp da sần sùi, đỏ như đồng hun.
Tuy nhiên, vết thương nặng nhất của chị Hòa ở vùng lưng. Khi anh Lê Văn Phòng – chồng chị kéo áo cho chúng tôi xem vết thương ở lưng chị Hòa, mọi người không khỏi bàng hoàng. Toàn bộ vùng lưng chị là một khối đỏ, phồng rộp và đóng vảy lô xô như có người đặt lên đó một lớp ngói lợp nhà. Anh Phòng cho biết, suốt mấy tháng qua, cả gia đình chưa có đêm nào ngủ yên giấc vì cứ ngủ chưa đầy 1 giờ, vợ anh lại giật mình và thét lên đau đớn.
Video đang HOT
Và nữa, chúng tôi không khỏi xót xa khi nhìn em Hoàng Thị Hải Quỳnh, 19 tuổi, ở thôn Đại Hoàng 2. Tấm thân gày yếu chưa đầy 38kg của Quỳnh thỉnh thoảng lại run lên. Với diện tích bỏng 49% cơ thể, độ 3 – 4 chiếm đến 90% và bỏng hô hấp, lúc nhập viện ai cũng bảo em khó thể qua khỏi. Giờ trở về nhà nhưng tứ chi cô gái vẫn băng bó chẳng chịt. Mỗi lần soi gương, nhìn khuôn mặt biến dạng, Quỳnh chỉ muốn ngất…
Những người bị bỏng trong vụ cháy ở Tân Dân luôn có một phản ứng rất lạ khi nhìn thấy lửa dù là rất nhỏ. Trong số các nạn nhân có hơn 10 cô gái rất trẻ, chưa có chồng, con. Từ những thôn nữ xinh xắn, bỗng chốc khuôn mặt bị biến dạng, thương tật đầy mình và rất khó có thể lao động được bình thường như những người khác khiến ước mơ có một gia đình với họ trở nên xa vời.
Nằm trên giường bệnh, nạn nhân Nguyễn Thị Hà bật cười chua xót khi nói tới chuyện tình cảm. Trước khi xảy ra vụ cháy, Hà có anh chàng người yêu ở xã bên. Nay thì anh ta “chạy mất dép”, bặt vô âm tín.
Những vết thương khủng khiếp vẫn hằng ngày hành hạ em Nguyễn Thị Hà.
Tìm hiểu, được biết, gần 1 năm sau vụ cháy ở Tân Dân, mặc dù may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng những người sống sót vẫn hằng ngày đối mặt với nỗi đau thể xác, tinh thần và sự cùng quẫn về kinh tế. Sau vụ cháy, từ số tiền hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, mỗi nạn nhân bị thương được giúp đỡ hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền đó chỉ đủ trang trải một phần chi phí của họ trong những ngày điều trị tại bệnh viện. Trở về gia đình với những vết thương trên cơ thể, họ còn cõng theo món nợ khổng lồ.
Khi vào làm việc ở xưởng may – nơi xảy ra vụ cháy, những người thợ ở đây được trả mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng. Sau vụ cháy, ngoài số tiền điều trị ở Viện Bỏng quốc gia lên tới hàng trăm triệu đồng, khi về nhà, họ phải tiếp tục điều trị thuốc, thay băng gạc hằng ngày với số tiền gần 10 triệu đồng/tháng.
Với số tiền điều trị như trên cộng với việc mất đi một lao động chính, gia đình phải cử người chăm sóc…, những nạn nhân vụ cháy Tân Dân hiện nay đang “cõng” trên mình số tiền nợ hàng trăm triệu đồng là điều dễ hiểu.
Sau sự hỗ trợ tích cực của các nhà hảo tâm, thiết nghĩ các cấp chính quyền, đoàn thể của Hải Phòng cần có trách nhiệm hỗ trợ nạn nhân vụ cháy bằng những việc làm cụ thể như vận dụng chính sách trợ cấp, về lâu dài có chương trình tạo việc làm cho người tàn tật… Tuy nhiên, sau những cuộc vận động ồn ã ban đầu, tất cả đã yêu ắng… Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, từ cấp xã, huyện, thành phố, chỉ duy nhất có Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện An Lão đến trao tặng mỗi nạn nhân một số tiền nhỏ.
Những vết thương về tâm lý đối với những nạn nhân vụ cháy Tân Dân tới nay còn rất lớn và có lẽ còn kéo dài dai dẳng. Tâm sự với chúng tôi, nhiều người đã bi quan, thậm chí buông xuôi không điều trị theo phác đồ của bệnh viện, khiến những vết sẹo trên thân thể ngày một lồi to.
Rời Tân Dân trong buổi chiều muộn, chúng tôi thấy trong mình trĩu nặng tâm tư. Sẽ ra sao đây, nếu những nạn nhân kia không còn nhận được nữa những cảm thông, chia sẻ của cộng đồng. Nếu không có nữa sự hỗ trợ kịp thời của xã hội, mối lo lắng về những sự kiện… “hậu Tân Dân” phải chăng là có thật
Theo CAND
"Gia đình Luyện chịu liên đới trong việc bồi thường cho cháu Bích"
"Do Luyện chưa đủ tuổi vị thành niên nên gia đình liên đới trách nhiệm trong việc bồi thường những tổn thất cho cháu Bích đến đủ 18 tuổi".
Đó là khẳng định của Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc công ty Luật Fanci (Bắc Giang) xung quanh trách nhiệm bồi thường của sát thủ Lê Văn Luyện đối với cháu Bích, nạn nhân duy nhất còn sống sót sau vụ giết người, cướp tiệm vàng ở phố Sàn (Lục Ngạn, Bắc Giang).
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Tú khẳng định, ngoài chịu trách nhiệm hình sự đã được tòa án tuyên, Lê Văn Luyện sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự trong việc bồi thường mọi tổn thất liên quan đến các vết thương về thể xác và tinh thần cho cháu Bích.
Do Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi nên gia đình chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường
cho cháu Bích.
"Thứ nhất, Luyện sẽ phải bồi thường toàn bộ phần chi phí cho đám tang của bố mẹ và em gái cháu Bích. Thứ hai là toàn bộ phần chi phí chạy chữa cho cháu Bích bao gồm viện phí, thuốc thang, chi phí phục hồi sức khỏe, thẩm mĩ, ăn uống, chi phí thăm nuôi... Thứ ba, cháu Bích mới là một đứa trẻ, giờ lại không còn ai nuôi dưỡng, nên Luyện sẽ phải chịu toàn bộ chi phí đảm bảo nuôi dưỡng cho cháu Bích đến khi trưởng thành đủ 18 tuổi. Thứ tư là tổn thất về tinh thần của cháu Bích đối với cái chết của cha mẹ cháu, mỗi người không quá 60 tháng lương cơ bản".
Thêm vào đó, Luật sư Tú cũng nhấn mạnh: "Ngoài việc phải bồi thường các tổn thất trên, nếu số vàng bị cướp đi chưa được hoàn trả đủ thì Luyện cũng phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại đầy đủ. Cùng với đó Luyện cũng phải bồi thường những thiệt hại với những thiết bị, đồ đạc làm hỏng của gia đình bị hại trong quá trình gây án và một số chi phí khác".
Tuy nhiên, Luật sư Tú cũng cho rằng: "Nếu Luyện đã đủ 18 tuổi thì Luyện sẽ chịu trách nhiệm riêng nhưng trong trường hợp này, khi gây án do Luyện là trẻ vị thành niên nên trong việc bồi thường cho cháu Bích, gia đình Luyện sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới".
Về nguyên tắc bồi thường, Luật sư Tú cho hay: "Pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn bồi thường là bao lâu nhưng về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải kịp thời nên đáng lẽ ra việc bồi thường này phải thực hiện từ ngay sau khi vụ án xảy ra. Còn ở đây chưa thực hiện được thì trách nhiệm bồi thường phải tiến hành ngay sau khi bản án của tòa án có hiệu lực".
Cần khởi kiện tại tòa dân sự
Còn Luật sư Nguyễn Hồ Nam (Văn phòng Luật sư GOV Việt Nam) cho rằng: "Bản chất của bồi thường dân sự ở Việt Nam là sự thỏa thuận. Nó xuất phát từ yêu cầu của phía nguyên đơn yêu cầu phía bị đơn phải bồi thường thiệt hại theo những thiệt hại mà họ tính ra và chứng minh được thiệt hại đó trước tòa".
Cũng như vậy trong vụ án này, Luật sư Nam nhấn mạnh, trách nhiệm bồi thường của Lê Văn Luyện đối với cháu Bích ở đây là trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án hình sự.
"Về trách nhiệm hình sự Luyện đã bị tòa án sơ thẩm Bắc Giang tuyên án rồi còn việc bồi thường là trách nhiệm dân sự nên gia đình bị hại cần tiến hành khởi kiện đòi Lê Văn Luyện bồi thường những tổn thất cho cháu Bích tại tòa án dân sự", Luật sư Nam khẳng định.
Theo Giáo Dục VN
Người nhà tên Luyện bị thân nhân bị hại đánh rách đầu Ngày 10 - 11/1, Lê Văn Luyện (SN 1993, trú tại thôn Sân Đình 2, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam) là hung thủ vụ giết 3 trong tiệm vàng tại Bắc Giang được đưa ra xét xử. 5 người thân khác của Luyện gồm bố đẻ Lê Văn Miên, bác họ Trương Văn Hợp và Dương Thị Lược, anh họ Trương Thanh...