10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020
Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ mới đây đã công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020.
Đây là kết quả bình chọn của hơn 60 nhà báo chuyên khoa học công nghệ của gần 25 cơ quan truyền thông. Các sự kiện được bầu chọn theo 5 nhóm lĩnh vực.
Trong lĩnh vực cơ chế chính sách, sự kiện được bầu chọn là: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Chương trình nhằm mục tiêu kép, vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng bầu chọn các sự kiện: Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất, ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi và hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ mới.
Sự kiện Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao bản thảo Bộ Quốc sử Việt Nam; những nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2; phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu; PGS. TS. Đỗ Văn Mạnh nhận giải thưởng sáng tạo châu Á; các nhà khoa học Việt Nam tham gia thí nghiệm được công bố trên tạp chí Nature cũng được bầu chọn ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, tôn vinh các nhà khoa học và hợp tác quốc tế.
Video đang HOT
Danh sách 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020:
1.Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
2.Những nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2: Nuôi cấy, phân lập virus SARS-Co-2 trong phòng thí nghiệm; Nghiên cứu, chế tạo bộ kít chẩn đoán virus SARS-CoV-2.
3.Xây dựng thành công công nghệ điều khiển bay và thu hồi khí cầu tầng bình lưu.
4.Bàn giao bản thảo bộ Quốc sử Việt Nam.
5.Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất.
6.Ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi.
7.Hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm công nghệ bê-tông cốt phi kim thành mỏng, khối rỗng liên kết module của tác giả Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc Busadco.
8.Các nhà khoa học Việt Nam tham gia một thí nghiệm được công bố trên Nature.
9.Phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu.
10. PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh nhận Giải thưởng Sáng tạo châu Á 2020.
Nền tảng Techfest247 đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam vươn tầm thế giới
Nền tảng Techfest247 kết nối trên 50 quốc gia và vũng lãnh thổ với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thị trường đầu tư, cộng đồng khoa học công nghệ.
Trong chuỗi sự kiện Techfest Việt Nam 2020, vấn đề giải pháp tích hợp số đa dịch vụ cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất được quan tâm.
Chia sẻ về vấn đề này, Th.S Phạm Quang Vinh - Phụ trách Ban Nền tảng tích hợp số, Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, Bộ KH&CN cho rằng: Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia 2020 - 2025 và định hướng 2030 sẽ tập trung phát triển nền kinh tế số; phát triển thúc đẩy xã hội số; định hướng đến năm 2030 sẽ có Chính phủ số.
Để đạt được mục tiêu này cần có giải pháp, trong đó phát triển nền tảng số là giải pháp quan trọng hàng đầu. Thời gian qua, Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã hoàn thiện nền tảng công nghệ số tích hợp cho các cộng đồng, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Nền tảng tích hợp số phải đảm bảo các yếu tố: thân thiện, linh hoạt, an toàn và thuận tiện.
Ông Vinh cũng cho biết thêm: "Techfest chỉ diễn ra một số ngày trong năm, nhưng hiện nay, chúng tôi triển khai nền tảng số tích hợp dịch vụ Techfest tất cả các ngày trong năm và tất cả các giờ trong ngày. Chúng tôi tích hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) để triển khai Techfest 247. Techfest 247 đem lại hiệu quả lớn, thuận tiện cho đơn vị triển lãm gian hàng trực tuyến và cũng là giải pháp hữu hiệu triển khai các hoạt động sự kiện và hội thảo trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid 19 như hiện nay".
Nền tảng Techfest247 (hoạt động 24/7 tại techfest247.com) với nỗ lực hội tụ các thành phần hệ sinh thái trong nước, kết nối trên 50 quốc gia và vũng lãnh thổ, với hệ sinh thái đa dạng từ Silicon Valley, châu Âu và Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam vươn tầm thế giới.
Nền tảng Techfest247 sẽ hoạt động 24/7, kết nối các tỉnh thành và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thị trường đầu tư, cộng đồng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú như Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Australia... giúp kết nối Startup - Nhà đầu tư - Nhà trường - Nhà nước - Nhà khoa học - Tập đoàn - Tổng hòa, chuyên sâu, sáng tạo trong hệ sinh thái quốc gia đang phát triển vươn tầm thế giới. Đây là một trong những nét mới của Techfest năm nay.
Có thể nói thành công của sự kiện Techfest năm nay cho thấy, mặc dù ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch COVID-19, nhưng thế hệ trẻ Việt Nam, mọi người dân Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, vượt qua khó khăn để bứt phá vươn lên. Chủ đề của Techfest 2020: "Thích ứng - Chuyển đổi - Bứt phá" đã thể hiện tinh thần và nghị lực của cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, được tổng kết tại các sự kiện: Techfest vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Bến Tre; Techfest vùng Đông Nam Bộ tại TP.HCM và đặc biệt là Techfest Quốc gia tổ chức tại Hà Nội trong 3 ngày qua.
Phải tắt sóng công nghệ cũ để thúc đẩy xã hội số, kinh tế số cho đất nước Chị Lê Thị Thanh Hoa, Chuyên viên chính phòng Cấp phép thị trường của Cục Viễn thông chia sẻ, việc nghiên cứu và xây dựng chính sách tắt sóng công nghệ cũ là bài toán chị phải trăn trở và chịu nhiều áp lực nhất từ trước đến nay. Chị Lê Thị Thanh Hoa, Chuyên viên chính phòng Cấp phép thị trường của...