10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan
Sau này, cả 9 người đều được minh oan, riêng Nén đang phải ngồi tù trong vụ án bà Bông, còn hung thủ trong vụ án “vườn điều” vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan
Sau khi ông Huỳnh Văn Nén khai nhận giết bà Bông, điều tra viên tiếp tục buộc Nén khai nhận cùng với gia đình vợ giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án “vườn điều” xảy ra 5 năm trước đó. Để thoát án tử hình, Nén khai một mạch 9 người trong gia đình vợ tham gia giết người trong vụ án “vườn điều”. Từ lời khai này, 3 thế hệ trong một gia đình gồm 9 người và cả Nén bị truy tố và kết án. Sau này, cả 9 người đều được minh oan, riêng Nén đang phải ngồi tù trong vụ án bà Bông, còn hung thủ trong vụ án “vườn điều” vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật.
Chính thức kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén
VKDND tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm với vụ án Huỳnh Văn Nén (thôn 2, xã Tân Minh, H.Hàm Tân, Bình Thuận). Đề nghị Tòa hình sự TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Huỳnh Văn Nén
Ông Nén là người bị quy kết đã giết bà Lê Thị Bông ở xã Tâm Minh, H.Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận để cướp tài sản và bị TAND tỉnh Bình Thuận kết án chung thân về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Hủy hoại tài sản công dân”. Ở tuổi 52, ông Nén đã ngồi tù hơn 14 năm, nhiều hơn ông Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang 4 năm, và hiện vẫn đang chấp hành án tại trại giam Xuân Lộc của Bộ Công an ở tỉnh Đồng Nai. Ông Nén còn là người từng bị oan trong vụ án “vườn điều” là vụ án oan kinh điển nổi tiếng cả nước, từng được viết thành sách nhưng vẫn chưa được minh oan. Với kháng nghị này, có khả năng ông sẽ được minh oan và là người độc nhất vô nhị trong lịch sử tố tụng Việt Nam: Bị kết án oan đến 2 lần trong 2 vụ án khác nhau.
Theo bản kháng nghị, khoảng 18h ngày 23/4/1998, Huỳnh Văn Nén uống rượu cùng với Lê Văn Phước, Nguyễn Văn Bình tại quán Tân Tiến (thuộc thôn 2, xã Tân Minh). Đến 22h cùng ngày, Phước và Bình không uống nữa, đi về nhà, còn Nén đi bộ đến nhà anh Nguyễn Văn Trứ và hai người nói chuyện về việc làm ăn.
Anh Trần Thanh Vân (Tý) cho biết: “Khi vụ án xảy ra năm đó tôi mới 14 tuổi”.
Tại đây, Nén nảy sinh ý định đến nhà bà Lê Thị Bông ở cùng thôn trộm tài sản, Nén chào Trứ về và đi bộ theo đường làng đến nhà bà Bông. Đến nơi, Nén thấy cửa chính đóng khóa, cửa nhà dưới khép hờ. Nén mở cửa đi vào, ra phía sau, đến chỗ giếng nước thấy có sợi dây dù đang buộc môtơ bơm giếng, Nén cắt dây (theo Nén khai với mục đích là dùng để buộc tài sản trộm cắp) nhưng không cắt được, Nén để dao tại giếng và tiếp tục đi vào bếp tìm được một con dao khác dài 35cm. Sau đó, Nén cầm dao trở lại giếng cắt được 2 đoạn dây, Nén cầm 2 con dao và 2 đoạn dây dù đi vào buồng tắm, chọn lấy 1 sợi dây dài và vứt bỏ đoạn dây ngắn hơn ở nhà tắm.
Sau đó, Nén đi vào bếp thì thấy bà Lê Thị Bông đang ngủ ở nhà dưới, Nén nảy sinh ý định giết bà Bông để lấy tài sản, Nén đi đến, choàng dây siết mạnh làm bà Bông ngã ngửa xuống đất. Nén tiếp tục siết đến khi bà Bông không còn phản ứng rồi lột lấy chiếc nhẫn vàng 24K trọng lượng 1 chỉ ở ngón áp út bên tay trái của bà Bông và bỏ vào túi áo ngực… Sau đó, Nén đứng lên ghế salon để nhìn lên bàn thờ tìm tài sản nhưng không thấy gì. Trên đường về nhà, Nén bị vấp ngã, sáng hôm sau kiểm tra lại thì thấy chỉ vàng đã bị mất, Nén lại đi nhậu cùng anh Lê Văn Phước…
VKSND tối cao cho rằng: Đây là bản án không quả tang, quá trình điều tra, xét xử vụ án đối với Huỳnh Văn Nén về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” còn nhiều thiếu sót, vi phạm. Việc thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được một số vật chứng như: Sợi dây dù Nén khai dùng để siết cổ bà Bông, ổ khóa nhà bà Bông và 1 chỉ vàng 24K của bà Bông. Các sợi dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây Nén dùng để siết cổ bà Bông. Cơ quan điều tra không lấy lời khai của chị Lê Thị Hồng (là người phát hiện cái chết bà Bông – PV) để làm rõ cách buộc môtơ để thực nghiệm lại cách thức cắt, vị trí cắt dây…; Khám nghiệm hiện trường thu được hai dấu chân: Tại sân gần hiên nhà chính có dấu bàn chân phải dài 23cm, rộng 9cm, rộng gót 4,5cm. Trên mặt ghế salon trong nhà có ba vết dấu chân kích thước dài 22cm, rộng 8,5cm, rộng gót 4,5cm.
Anh Nguyễn Văn Tiền cho biết: “6 năm sau thụ án, tôi trở về nhà với danh là một người mới đi tù về”
Video đang HOT
Ngày 12/5/2000, Cơ quan điều tra đưa ghế salon của gia đình Bông đến trại giam để Huỳnh Văn Nén đứng lên ghế, kết quả dấu chân của Nén thu được dài 22,5cm, rộng bàn chân 8,5cm, rộng gót 4cm. Theo giải thích của cơ quan điều tra thì khó tiến hành giám định so sánh được giữa dấu vết bàn chân thu của Nén và dấu vết bàn chân thu tại hiện trường do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch.
Bản án sơ thẩm căn cứ vào các dấu chân để lại hiện trường, kết quả so sánh kích thước dấu chân nhưng không tiến hành xác định được sự đồng nhất giữa các dấu chân để lại hiện trường và vết bàn chân của Nén và giải thích là “do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch” để xác định đó là dấu chân của Huỳnh Văn Nén là không có cơ sở khoa học.
Về lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén: Các lời khai nhận tội ban đầu của Huỳnh Văn Nén không phù hợp với hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau không thống nhất, mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Lê Thị Hồng, lời khai của một số nhân chứng như: Về cách thực hiện hành vi giết bà Bông, ban đầu Nén khai dùng tay bóp cổ, lời khai sau Nén khai vòng dây từ phía sau siết cổ bà Bông, có lời khai Nén dùng dây vòng qua cổ rồi giật mạnh làm bà Bông ngã ngửa ra sau rồi mới dùng dây siết cổ bà Bông.
Nhiều lời khai Nén nhận giết bà Bông ở nhà dưới nhưng tại lời khai ban đầu giết bà Bông ở nhà trên lại không phủ chăn lên xác bà Bông sau khi giết. Bị cáo khai sau khi gây án không tắt đèn nhà bà Bông, nhưng chị Lê Thị Hồng khai khi về nhà thấy đèn tắt nên mới bật đèn… Về khoảng thời gian giết bà Bông, Nén đi đâu, làm gì còn chưa được làm rõ…
Từ những tình tiết nêu trên VKSND thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm kết án Huỳnh Văn Nén về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là chưa đủ căn cứ. Ngoài ra, đơn của phạm nhân Nguyễn Phúc Thành tố giác Nguyễn Thọ giết bà Lê Thị Bông là nguồn tin tố giác tội phạm nhưng chưa được điều tra làm rõ. Vì các lẽ trên, VKSND tối cao quyết định kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận. Đề nghị Tòa hình sự TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Hơn 15 năm theo đuổi sự thật của cựu chủ tịch xã
Ngày 3/11, anh Nguyễn Phúc Thành (SN 1979, ngụ xã Tân Minh, H.Hàm Tân) cho biết: Bữa nay tôi thấy rất thoải mái vì được chút đi gánh nặng và minh oan cho người không phạm tội. Buổi sáng sau hôm gây án, vào khoảng 7-8h, Nguyễn Thọ (bạn của Thành) đã kể lại cho tôi nghe hành trình giết bà Năm “tép” (Lê Thị Bông). Thọ đã có ý đồ từ trước, chuẩn bị sẵn dao, dây dù cắt ở dây cột gàu múc nước giếng, đi theo sau bà Năm, choàng dây qua cổ và giật bà ngã ngược ra sau cho tới khi bà chết. Lúc đó, tôi không tin câu chuyện thì Thọ lấy chiếc nhẫn mà Thọ cướp được sau khi giết bà Năm “tép” ra và chỉ cho tôi xem đường máu chạy dài ở lai quần Thọ.
Sau đó, Thành thấy ông Nén bị giam nhưng cũng không dám khai báo vì chưa dám khẳng định người giết bà Năm “tép” là Thọ, Thành nghĩ Thọ chỉ “quăng lựu đạn” để lấy tiếng. “Lúc đó, tôi đang thụ án tại trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận). Nghe tin ông Nén (là dượng tôi) có thể bị xử tử hình, nên tôi làm đơn tố cáo căn cứ vào việc Thọ thú nhận với tôi. Khi đó, tôi chỉ còn khoảng 2 tháng là mãn hạn tù.
Ông Nguyễn Thận – nguyên chủ tịch xã Tân Minh, H.Hàm Tân, người đã 15 năm theo đuổi sự thật, minh oan cho Huỳnh Văn Nén.
Sau khi tôi làm đơn tố cáo thì Cao Văn Hùng – khi đó là điều tra viên của CA tỉnh Bình Thuận – đã tiếp xúc với tôi 2 lần và yêu cầu tôi rút đơn. Điều đó làm tôi sợ và tôi đã làm thêm một cái đơn, chờ gia đình lên thăm nuôi gửi về Chủ tịch UBND xã Tân Minh trình bày rõ sự việc”, Thành nói. Thành cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo ngày 26.8.2000, đơn đã được fax ngay ra Bộ Công an. Đến ngày 31.8.2000, vụ ông Huỳnh Văn Nén mới được đưa ra xử, nhưng bản tố cáo của Thành không được cơ quan chức năng đoái hoài tới.
Năm 1999 – 2003, ông Nguyễn Thận – khi đó là Chủ tịch UBND xã Tân Minh, H.Hàm Tân – đã trực tiếp chỉ đạo CA xã phối hợp với cơ quan chức năng thu thập tài liệu của 2 vụ án nghiêm trọng và qua quá trình đó, ông thấy có nhiều vấn đề bất cập trong quan điểm của CQĐT. Chính vì vậy, khi tiếp nhận đơn thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành, ông Thận đã trình tập thể ban thường vụ, sau đó ông đã viết văn bản gửi các cấp có trách nhiệm, làm rõ nội dung đơn thư tố cáo có đáng tin cậy không, để không bỏ lọt tội phạm và nhanh chóng minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén. Từ đó tới nay là 15 năm ông Thận kiên trì theo đuổi và đưa thông tin cho ông Huỳnh Văn Truyện (cha ruột của Huỳnh Văn Nén) nhờ luật sư bào chữa miễn phí ở Hà Nội. Mặc dù có những lúc bi quan, chán nản bởi tờ trình gửi cơ quan bảo vệ pháp luật hơn 13 năm mà không ai một lần tới hỏi, không có cơ hội minh oan cho ông Nén, tuy nhiên, cuối cùng tiếng “kêu cứu” đã được cơ quan chức năng để ý và dẫn tới kháng nghị giám đốc thẩm mới đây.
Ông Nguyễn Thận cho biết: “Cảm xúc hiện tại của tôi là rất vui mừng vì đã tìm được sự thật, chính kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao khiến tôi phấn khởi, có niềm tin vào cơ quan pháp luật, đặc biệt là VKSND tối cao. Tôi sẽ đi đến cùng, tới khi Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan. Đó là nguyện vọng thiết tha của tôi”, ông Thận chia sẻ.
Ông Huỳnh Văn Truyện – bố Huỳnh Văn Nén – đã già yếu nhưng vẫn lặn lội ra tận Hà Nội kêu oan cho con trai
Ông Huỳnh Văn Nén có 3 người con trai là Huỳnh Thành Công (25 tuổi), Huỳnh Thành Lượng (24 tuổi) và Huỳnh Thành Phát (20 tuổi) đều đang cư ngụ ở xã Tân Minh, H.Hàm Tân. Trong thời gian ông thụ án, cả ba người con đều không được học hành và sau này đều dính tới tù tội hoặc ma túy. Ngày 3/11, chúng tôi tới nhà Huỳnh Văn Nén tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân thì nhà trống hoác, cửa không khóa. Hỏi ra mới biết, Huỳnh Thanh Lượng vừa tới thăm ông Nén trong trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai (Tổng cục VIII – Bộ Công an).
Lượng kể: “Ba con hiện rất ốm yếu, mắt phải không thấy đường, sức khỏe ngày càng xuống, được chuyển tới khu bệnh xá của trại giam. Khi thấy được bản kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao, ông cũng rất vui, nhưng im lặng. Cuộc sống ba anh em và mẹ ở nhà rất khó khăn. Anh Công làm thuê làm mướn ở gần nhà, đã có gia đình, nhưng bữa đói bữa no. Con cũng làm thuê, ai kêu gì làm đó. Em Phát cũng làm thuê, còn mẹ đi bán bánh canh ở chợ”. Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, cả 3 anh em Lượng chỉ học hết lớp 3, 4 rồi nghỉ. Lúc đó, ông Nén đang thụ án tù. Có thời gian, cả 3 anh em Lượng được đưa đi Làng SOS (Q.Gò Vấp, TPHCM) sinh sống.
Trước khi trở về với cuộc sống, Lượng cũng đã đi tù 3 năm về tội “Cố ý gây thương tích”, ra tù hồi đầu tháng 9.2012, Công cũng đi tù 2 năm vì tội sử dụng ma túy bị bắt ở Bình Dương, còn Phát cũng có dấu hiệu nghiện hút.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì án oan
Năm 1993, bà Dương Thị Mỹ (ngụ xã Tân Minh) bị giết chết tại một vườn điều thuộc xã Tân Minh, Hàm Tân. Vụ án “vườn điều” này là một bi kịch đau đớn cho 10 số phận con người liên quan đến nhiều gia đình, trong đó có gia đình ông Huỳnh Văn Nén, và bản thân ông Nén đến nay vẫn còn đang ở tù. Ba đứa con của ông Nén ở ngoài đời do không được ai chăm lo, thất học từ nhỏ, không có công ăn việc làm ổn định, nên có người vi phạm hình sự phải ở tù 3 năm, có người liên quan đến ma túy ở tù 2 năm.
Bà Nguyễn Thị Lâm – mẹ vợ Nén (trái) – sau 7 năm đi tù đã mờ cả hai mắt, ăn nhờ ở đậu, ai nhờ gì làm nấy sống qua ngày. Nguyễn Thị Cẩm – vợ Huỳnh Văn Nén (phải)- bán bánh canh ở chợ để nuôi con.
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhung, có chồng là Trần Văn Sáng trong quá trình giam giữ tại trại giam bị bệnh ung thư, cơ quan điều tra đưa đi chữa, sau đó qua đời, nhà cửa bán hết. Gia đình chị Nguyễn Thị Tiến, lúc chị Tiến bị bắt, 2 đứa con phải gửi vào Làng SOS, người chồng chờ đợi vợ quá lâu cũng đã lấy vợ khác. Gia đình anh Nguyễn Văn Châu (căn cứ 4, Xuân Hòa, Xuân Lộc) khi bị bắt, con cái bỏ học hết, đi làm thuê làm mướn, anh Châu hiện cũng đi làm mướn. Gia đình anh Nguyễn Văn Tiền, khi anh ở tù 6 năm, vợ anh lấy chồng khác, hai con của anh Tiền phải đưa vào Làng SOS. 10 con người trong vụ án “vườn điều” có số phận thật là bi thảm.
Dù đã có sự an ủi cho họ bằng việc xin lỗi công khai vào đầu năm 2006 và bồi thường 1,4 tỉ đồng cho những người bị bắt oan sai, nhưng cũng không sao bù đắp được cho những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu. Thời gian tới đây, mong rằng cơ quan bảo vệ pháp luật sớm làm sáng tỏ sự việc để Huỳnh Văn Nén đoàn tụ với gia đình, hàn gắn vết thương lòng sau hơn 16 năm ở tù.
Hiện, bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1937, mẹ vợ Huỳnh Văn Nén, ở nhờ tại KP2, xã Tân Minh, H.Hàm Tân), sau khi ở tù 7 năm, đang phải làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày. Nguyễn Văn Châu (SN 1965, anh vợ Huỳnh Văn Nén, ngụ Xuân Lộc, Đồng Nai), sau khi mãn hạn 6 năm tù, hiện đang làm nghề tài xế. Nguyễn Thị Tiến (SN 1972, em vợ Huỳnh Văn Nén), sau khi mãn hạn 5 năm tù, đang bán bún tại Bình Dương.
Nguyễn Thị Nhung (SN 1957, chị vợ Huỳnh Văn Nén, vợ anh Trần Văn Sáng) bị ung thư ở trong tù, giao cho người thân chăm sóc tại BV Ung bướu TPHCM, chết năm 2001. Trần Thanh An (SN 1977, con ruột chị Nhung), sau hơn 1 năm thụ án, hiện đang buôn bán cá tại xã Tân Minh. Trần Thanh Vân (SN 1979, con ruột chị Nhung), sau 9 tháng thụ án, đang làm nghề thợ đụng.
Nguyễn Thị Cẩm (SN 1967, vợ Huỳnh Văn Nén) được tại ngoại, hiện đang bán bánh canh tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân. Trần Văn Sáng (SN 1959, chồng chị Nguyễn Thị Nhung) được tại ngoại, hiện đang bán quán cơm. Nguyễn Văn Tiền (SN 1968), sau thụ án 6 năm, đang làm công nhân tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân.
Nguồn Laodong.com.vn
Khốn khổ kiếp đàn ông cha mất, mẹ ốm đau, vợ bỏ theo trai
Tôi đau đớn bồng con nhỏ, nước mắt ứa ra, cha mất, mẹ chỉ nằm được một chỗ, tiền bạc, nhà cửa tan nát, vợ bỏ theo trai.
Hôn nhân của chúng tôi cũng đã phải trải qua biết bao sóng gió mới có được, 6 năm yêu nhau với biết bao định kiến của mọi người, sự ngăn cấm của gia đình, người thân... Nhưng vì tình yêu mà hai vợ chồng tôi mới đến được với nhau bằng một hôn lễ chính thức.
Lúc đầu nhiều người khuyên tôi không nên lấy em vì em không học hành đàng hoàng, gia đình khó khăn, chỉ được cái xinh xắn không thôi chưa đủ. Cha mẹ tôi nhất quyết phản đối vì gia đình em vốn phức tạp, mẹ em thiếu nợ nên trốn biệt tăm bao lâu nay, cha em vì chán đời mà tìm đến rượu, dưới em còn có một cậu em ăn chơi, nghịch ngợm, bỏ nhà đi bụi.
Hôm đầu ra mắt cha mẹ tôi đã phản đối kịch liệt, còn nói không bao giờ chấp nhận một người con dâu như em.
Tôi gặp em khi em bán hàng thuê cho một shop thời trang. Tôi yêu em cũng bởi nét đẹp trên khuôn mặt em, cùng làn da trắng ngần, và cũng bởi nụ cười ấm áp của em mỗi khi có khách đến mua hàng. Để được gặp em ngày nào tôi cũng tìm cớ đến nơi em làm việc, khi thì vờ mua chiếc áo, khi thì chiếc kính, có những khi không biết mua gì tôi chỉ đến ngắm em rồi ra về.
Phải đến hơn 1 tuần tôi mới dám xin số điện thoại làm quen với em. Đêm đó chúng tôi nói chuyện điện thoại suốt đêm. Tôi cảm thấy yêu thêm giọng nói ngọt ngào của em, có lẽ tôi yêu con người em, yêu tất cả những gì thuộc về em. Sau đêm nói chuyện hôm đó, chúng tôi có những buổi hẹn hò mỗi tối. Em giản dị, hiền dịu đến không ngờ.
Em không hề giấu tôi bất cứ chuyện gì, kể cả gia cảnh của mình. Tôi quyết định đưa em về ra mắt sau gần 1 năm yêu nhau. Nhưng ngay trong hôm đầu ra mắt cha mẹ tôi đã phản đối kịch liệt, còn nói không bao giờ chấp nhận một người con dâu như em.
Tôi đã không thể làm gì, vì là con một trong gia đình. Kể từ đó em mặc cảm về mình hơn, còn tôi vẫn yêu em như ngày nào. Chúng tôi quyết định cứ yêu cho đến khi nào cha mẹ tôi đồng ý để chúng tôi kết hôn. Vậy là 6 năm yêu nhau, tôi không hề có ý định yêu ai khác ngoài em, cho dù cha mẹ có giới thiệu cô gái nào đi chăng nữa.
Hết cách với tôi nên cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý để tôi cưới em. Đám cưới nhanh chóng diễn ra, có người vui mừng chúc phúc, nhưng cũng có không ít người thất vọng vì họ không nghĩ một người tài giỏi, đẹp trai và giàu có như tôi lại lấy một người bình thường như em.
2 năm đầu chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc. Thế nhưng chính vào cái ngày định mệnh, cha tôi qua đời vì tai nạn xe, mẹ tôi thì chấn thương sọ não phải sống đời sống thực vật, tôi vì chuyện gia đình mà mất tinh thần.
Một gia đình vốn hạnh phúc nay trở nên tan tác. Em vì ít học nên không thể giúp gì cho tôi trong công việc, hay bất cứ việc gì trong gia đình. Hai năm qua lấy em về, ngoài việc cơm nước và tiêu tiền ra em chưa hề đụng tay đến việc to lớn gì trong gia đình.
Lúc này tôi mới cảm thấy mệt mỏi mà không thể trút bỏ cùng ai. Chẳng bao lâu tôi cũng bị công ty cho thôi việc vì làm sai hợp đồng gây thua lỗ, trước khi ra đi tôi còn phải bồi thường một khoản tiền lớn cho công ty để tránh truy tố. Vậy là căn nhà duy nhất vợ chồng tôi đang ở cũng phải bán đi để trả nợ.
Khốn khổ kiếp đàn ông cha mất, mẹ ốm đau, vợ bỏ theo trai.
Chúng tôi chuyển ra ngoài ở trọ, tôi phải vất vả xin việc để lo cho gia đình. Ngỡ tưởng em sẽ ở bên an ủi và vỗ về tôi, nào ngờ hơn một tuần ở trọ em như biến thành con người khác, cả ngày đi biệt tăm, tối về thì say xỉn, con cái không màng đến. Con mới được 6 tháng khóc đòi sữa tôi phải pha sữa ngoài, nhìn con khóc mà tôi thấy nghẹn trong lòng.
Bực dọc quá tôi quát lớn, lôi em dậy và tát em một tát. Tôi ngỡ ngàng khi nhận lại cái tát điếng người từ em, em vội vàng thu dọn hành lí, dõng dạc nói với tôi "Là anh không thể lo cho cuộc sống của tôi, con anh anh nuôi, tôi không thể sống mãi thế này.
Tôi không quen chịu khổ, hai năm qua tôi đã sướng quen rồi. Anh ở lại tự lo cho mình, đừng tìm tôi nữa". Trước lúc ra khỏi nhà tôi còn thấy em rút điện thoại và gọi cho một người đàn ông "Anh đến đường... đón em ngay nhé".
Vì con khóc quá tôi không thể bỏ con ở lại mà chạy theo em để hỏi rõ lí do. Sáng hôm sau em quay lại và đưa cho tôi tờ đơn li hôn. Ký xong đơn chúng tôi ra tòa, tòa án xử em nuôi con vì con còn quá nhỏ, và cũng vì tôi chưa có việc làm nên không đủ điều kiện để nuôi đứa bé.
Vậy mà em nỡ lòng nào ác hơn hổ dữ, em không đồng ý, nói nhường quyền cho tôi vì em không thể có tương lai nếu có thêm đứa con. Tôi nghẹn lòng vì trót quá tin em, hóa ra bao lâu nay vì em sống quá sung sướng, tôi lại quá bận rộn trong công việc để em tìm đến người đàn ông khác mà không hay biết.
Tôi đau đớn bồng con nhỏ, nước mắt ứa ra, cha mất, mẹ chỉ nằm được một chỗ, tiền bạc, nhà cửa tan nát, vợ bỏ theo trai. Vậy là bỗng một ngày tôi mất đi quá nhiều thứ. Nhìn em bước lên xe với gã người tình tôi che vội mắt con, dù nó còn quá nhỏ để biết điều gì đang xảy ra nhưng tôi không muốn con tôi nhìn thấy người mẹ độc ác đó.
Theo Ngoisao
Tan nát vì rượu Thỉnh thoảng xóm tôi lại náo loạn bởi tiếng la hét, chửi bới, đập phá từ nhà bà Bảy. Nhà tôi ở cạnh nhà bà, những lúc như thế, bao giờ vợ chồng tôi cũng chạy qua đầu tiên. ảnh minh họa Sau đó là ông tổ trưởng cùng mọi người hớt hải đến, chỉ sợ chậm trễ, thằng Tài con bà gây...