10 sai lầm thường gặp trong chăm sóc tóc
Những thói quen chăm sóc tóc thường ngày tưởng chừng vô hại, nhưng có thể khiến tóc yếu, dễ gây rụng hoặc nhanh bết.
Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến cần tránh để có được mái tóc suôn mượt, chắc khỏe:
Mặc dù gội đầu bằng nước nóng có thể là một liệu pháp thư giãn tinh thần hiệu quả, nhưng thói quen này sẽ khiến da đầu và tóc dễ bị khô xơ, dễ gãy rụng. Thay vào đó, bạn nên gội đầu bằng nước mát hoặc nước ấm, giúp làm sạch, hạn chế tình trạng bết, nhiều gàu, đồng thời không gây hư hại mái tóc.
2. Không tạo bọt dầu gội
Đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu khô mà không tạo bọt trước cũng là một trong những sai lầm mà nhiều người gặp phải khi gội đầu tại nhà. Các chất hoạt động bề mặt trong dầu gội cần hòa chung với nước để tạo bọt rồi mới sử dụng lên tóc, da đầu. Việc đổ trực tiếp trên tóc khô khiến các chất tạo bọt không có dung môi để chuyển hóa.
Bên cạnh đó, không tạo bọt trước khi gội khiến cho mật độ chất làm sạch phân bố không đồng đều. Ở những nơi quá nhiều sẽ khiến da đầu dễ kích ứng, tóc dễ rụng và khô. Trong khi đó, những vùng nhận ít dầu gội hơn sẽ không đủ sạch.
Khi gội đầu, nên tạo bọt cho dầu gội trước ở lòng bàn tay sau đó mới xoa lên tóc.
3. Không xả sạch tóc sau khi gội
Xả tóc không kỹ là nguyên nhân gây kích ứng da đầu, thu hút nhiều bụi bẩn và dầu thừa khiến tóc nhanh bết hơn. Không còn bọt xà phòng không đồng nghĩa là tóc bạn đã hoàn toàn sạch. Bạn có thể gội đầu bằng nước ấm, sau đó dùng nước mát cho lần xả cuối cùng.
4. Lơ là chăm sóc tóc
Việc chăm sóc tóc không đúng cách, chẳng hạn như không cắt tỉa định kỳ, hay không sử dụng dầu xả hoặc sản phẩm dưỡng tóc, sẽ khiến tóc yếu, dễ bị gãy rụng. Tóc cũng có thể trở nên mỏng dần nếu không được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như nhiệt và hóa chất.
Thói quen lười gội đầu khiến da đầu trở nên bết dính hoặc khô, gây ra tình trạng dầu thừa hoặc gàu. Lượng dầu tiết ra hòa quyện với mồ hôi và bụi bẩn từ môi trường là nguyên nhân phát sinh các bệnh lý về da đầu như nấm, ngứa…
5. Gội đầu quá thường xuyên
Gội đầu mỗi ngày chắc chắn không phải một thói quen tốt cho mái tóc. Việc này sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên bảo vệ da đầu (lớp dầu này giúp tóc khỏe và bóng), làm cho tóc mất nước và lấy đi độ ẩm từ các lọn tóc. Bởi vậy tốt nhất nên gội đầu từ 2-3 lần mỗi tuần. Bạn có thể làm sạch tóc tạm thời bằng các loại dầu gội khô.
6. Dùng dầu xả dưỡng tóc cho da đầu
Video đang HOT
Dầu xả thường chứa nhiều chất dưỡng tóc, làm mềm, tạo độ suôn mượt và đôi khi là giữ màu cho tóc nhuộm. Các sợi tóc cần các thành phần dưỡng tóc từ dầu xả, nhưng da đầu thì không. Dưỡng chất dày đặc đọng trên da đầu sẽ khiến tóc nhanh bết, thậm chí, một số thành phần như silicone với chức năng làm mượt tóc, có nguy cơ làm bít tắc nang tóc khiến tóc dễ gãy rụng.
Sau khi gội đầu, bạn thoa đều dầu xả lên 2/3 phần tóc tính từ ngọn, dùng khăn bông ủ trong 20 phút, xả sạch với nước lạnh rồi lấy khăn lau khô.
7. Chải tóc khi tóc ướt
Chải tóc khi tóc còn ướt có thể khiến tóc gãy rụng và chẻ ngọn, bởi lúc này các sợi tóc dễ bị hư tổn hơn. Để tóc bớt rối bạn nên chải tóc trước khi gội. Sau khi gội, nhẹ nhàng lau khô tóc bằng khăn mềm rồi để tóc khô tự nhiên trước khi bắt đầu chải hoặc tạo kiểu tóc.
Ngoài ra, bạn nên dùng lược răng thưa dùng để gỡ tóc rối. Khi chải tóc, nên chải chậm từ thân tóc xuống ngọn tóc. Sau đó, chải tóc từ ngay đỉnh đầu xuống hết phần chiều dài tóc, giúp làm tơi tóc hơn và hạn chế tổn thương tóc do lực kéo mạnh.
Chải tóc khi tóc còn ướt có thể khiến tóc gãy rụng và chẻ ngọn bởi lúc này, các sợi tóc dễ bị hư tổn hơn cả.
8. Bôi dầu dưỡng tóc lên da đầu
Tương tự như dầu xả, dầu dưỡng tóc khi dùng trên da đầu cũng khiến tóc bết nhờn. Bạn chỉ nên dùng dầu dưỡng tóc lên phần ngọn tóc với lượng vừa phải để mái tóc có độ óng ả, mượt mà.
Cần phân biệt dầu dưỡng tóc với các loại serum nuôi dưỡng da đầu. Các sản phẩm dành riêng cho da đầu thường có tác dụng nuôi dưỡng nang tóc để cải thiện tình trạng hói, rụng tóc. Những thành phần thường thấy trong các lại serum nuôi dưỡng da đầu như tinh dầu bưởi… Nếu chỉ bôi lên sợi tóc, thì các loại serum cho da đầu sẽ không phát huy tác dụng và tạo cảm giác nặng nề trên tóc.
Dưỡng tóc, trước hết là chăm sóc da đầu. Chỉ cần da đầu sạch sẽ, thông thoáng thì nang tóc mới chắc khỏe. Từ đó chất dinh dưỡng mới có thể nuôi dưỡng tóc mềm mại, mượt mà. Tìm hiểu kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm để dùng đúng cách cũng là cách giúp cho việc dưỡng tóc đạt được kết quả như mong muốn.
9. Sấy tóc ở nhiệt độ cao
Nhiệt độ từ máy sấy nói riêng và các máy tạo kiểu tóc nói chung dễ làm tóc hư tổn nghiêm trọng, nếu không được bảo vệ đúng cách. Chính bởi vậy, bạn nên sử dụng dầu dưỡng tóc, giúp tạo ra hàng rào bảo vệ tóc khỏi nhiệt trước khi sử dụng bất kỳ công cụ nào.
Trong khi sấy tóc, nên để máy sấy cách tóc khoảng 15cm và di chuyển luân phiên. Ngoài ra, nếu sử dụng các loại máy tạo kiểu tóc khác như máy uốn tóc, duỗi tóc… hãy điều chỉnh sao cho mức nhiệt phù hợp, bởi nhiệt độ quá cao sẽ khiến tóc bị gãy rụng, khô xơ.
10. Buộc hoặc búi tóc quá chặt
Các kiểu tóc búi cao hoặc buộc đuôi ngựa gây căng tức quá mức cho các nang tóc, vì vậy không nên lạm dụng cách tạo kiểu này quá thường xuyên. Nghiên cứu đã chứng minh những kiểu tóc kéo da đầu có thể gây ra chứng rụng tóc do lực kéo mạnh, gây ảnh hưởng đến các nang tóc vĩnh viễn và khiến tóc không thể mọc lại.
Do đó, nên áp dụng những cách tạo kiểu thoải mái nhất, bạn có thể sử dụng dây thun mềm hoặc kẹp tóc để giữ cố định mái tóc khi cần.
Tẩy tóc có hại không?
Tẩy tóc và nhuộm màu thời trang là phương pháp làm đẹp được nhiều bạn trẻ yêu thích nhưng không phải ai cũng biết tác hại của việc này.
Tẩy tóc là một phương pháp làm đẹp khá phổ biến, giúp thay đổi màu tóc từ đen sang sáng, bạch kim hoặc các màu sắc thời thượng khác. Tuy nhiên, tẩy tóc có hại không vẫn là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc.
Tẩy tóc và nhuộm màu thời trang được nhiều người yêu thích.
Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc (hay còn gọi là "bleaching") là quá trình sử dụng các hóa chất có tính tẩy mạnh để loại bỏ sắc tố tự nhiên trong tóc. Các sản phẩm tẩy tóc chứa chủ yếu là hydrogen peroxide (oxy già) hoặc các chất tẩy khác, giúp tóc sáng lên bằng cách phá vỡ các liên kết màu sắc trong sợi tóc.
Tẩy tóc có hại không?
Tẩy tóc có thể gây hại cho tóc và da đầu nếu không được thực hiện đúng cách hoặc nếu quá lạm dụng. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà bạn cần lưu ý:
Làm hư tổn sợi tóc
Quá trình tẩy tóc làm tóc mất đi độ ẩm tự nhiên và khiến tóc trở nên khô, yếu. Các lớp biểu bì bên ngoài của tóc bị phá vỡ, khiến tóc dễ bị gãy, rụng và xơ rối. Điều này đặc biệt dễ thấy ở những người có tóc khô hoặc tóc đã qua nhiều lần nhuộm, uốn.
Quá trình tẩy tóc làm tóc mất đi độ ẩm tự nhiên và khiến tóc trở nên khô, yếu.
Gây kích ứng da đầu
Hóa chất tẩy tóc có thể gây kích ứng da đầu, đặc biệt nếu bạn có da đầu nhạy cảm. Các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ da, bỏng rát hoặc viêm da đầu là những dấu hiệu phổ biến của việc sử dụng sản phẩm tẩy tóc không đúng cách.
Mất màu tóc tự nhiên
Khi tẩy tóc, không chỉ màu tóc tự nhiên bị loại bỏ mà tóc cũng mất đi độ bóng và vẻ tự nhiên. Sau khi tẩy, tóc thường trở nên khô và dễ mất đi độ mềm mại, bóng khỏe.
Tăng nguy cơ rụng tóc
Tóc sẽ dễ bị gãy rụng hơn nếu không được chăm sóc đúng cách sau khi tẩy. Việc tẩy tóc thường xuyên hoặc không sử dụng đúng sản phẩm dưỡng tóc có thể làm tóc trở nên mỏng và dễ rụng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tẩy tóc
Mặc dù tẩy tóc có thể gây hại, mức độ tác động còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tình trạng tóc trước khi tẩy, cách tẩy tóc và tần suất tẩy tóc.
Nếu tóc bạn khỏe mạnh, không có quá nhiều hư tổn, tẩy tóc có thể ít gây hại hơn. Tuy nhiên, nếu tóc đã bị hư tổn do nhuộm, uốn hoặc duỗi, việc tẩy tóc sẽ làm tóc dễ bị khô, xơ và gãy rụng.
Nếu tẩy tóc được thực hiện bởi chuyên gia và sử dụng sản phẩm chất lượng, tác động lên tóc sẽ ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn tự thực hiện tại nhà mà không có kiến thức đầy đủ về cách sử dụng hóa chất, nguy cơ gây hại cho tóc sẽ rất cao.
Bạn không nên tẩy tóc quá thường xuyên. Nếu tẩy tóc quá gần nhau, tóc sẽ không có đủ thời gian để phục hồi. Mỗi lần tẩy tóc, bạn cần để tóc có thời gian phục hồi ít nhất 4-6 tuần trước khi thực hiện lại.
Sau khi tẩy tóc bạn hãy chăm sóc tóc bằng việc sử dụng dầu xả dưỡng ẩm sâu, mặt nạ tóc hoặc serum dưỡng tóc.
Cách giảm thiểu hư tổn khi tẩy tóc
Mặc dù tẩy tóc có thể gây hại cho tóc, nhưng bạn vẫn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực nếu áp dụng những biện pháp chăm sóc sau:
Hãy chọn các sản phẩm tẩy tóc từ các thương hiệu uy tín và có thành phần dưỡng tóc để giảm thiểu hư tổn. Các sản phẩm này thường chứa thêm các chất bảo vệ tóc như keratin, protein hoặc dầu dưỡng.
Sau khi tẩy tóc bạn hãy chăm sóc tóc bằng việc sử dụng dầu xả dưỡng ẩm sâu, mặt nạ tóc hoặc serum dưỡng tóc mỗi ngày để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc. Điều này sẽ giúp tóc mềm mượt và không bị khô xơ.
Tần suất tẩy tóc cũng rất quan trọng. Không nên tẩy tóc quá thường xuyên. Tẩy tóc chỉ nên thực hiện một vài lần trong năm và cần có thời gian để tóc phục hồi giữa các lần tẩy. Nếu tóc bạn đang bị hư tổn nặng, hãy để tóc hồi phục trước khi quyết định tẩy lại. Cung cấp dưỡng chất cho tóc bằng các sản phẩm phục hồi và tránh các tác động nhiệt như uốn, duỗi.
Da đầu là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ tóc, vì vậy hãy chú ý đến việc làm sạch và dưỡng ẩm da đầu sau khi tẩy tóc. Tránh để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da đầu quá lâu.
Tẩy tóc có thể không quá gây hại nếu bạn thực hiện đúng cách và biết cách chăm sóc tóc sau khi tẩy. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, tẩy tóc có thể gây hư tổn nghiêm trọng cho tóc và da đầu.
Trước khi tẩy tóc, hãy xem xét kỹ lưỡng sức khỏe của tóc, các biện pháp chăm sóc và sự phù hợp với loại tóc của bạn. Việc chăm sóc tóc đúng cách sau khi tẩy sẽ giúp tóc khỏe mạnh và đẹp hơn.
Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội? Bạn có thể làm khô tóc bằng máy sấy hoặc để khô tự nhiên, tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào phù hợp phụ thuộc với thói quen chăm sóc của bạn. Chắc hẳn bạn đã từng phân vân không biết nên chọn cách sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu. Cả hai phương pháp này đều có...