10 sai lầm ăn uống của người bệnh tiểu đường
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhiều người lập tức không ăn đồ ngọt, không ăn hoa quả, chỉ ăn rau không ăn thịt…
Ông Nguyễn Quang Phong, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ của Trung tâm Thông tin Dinh dưỡng và Thực phẩm, Bắc Kinh, Trung Quốc, đưa ra 10 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường, và sự thật.
Sai lầm 1: Mắc bệnh vì ăn quá nhiều đường
Sự thật: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng và phức tạp. Ngoài yếu tố gene thì béo phì, hút thuốc, căng thẳng… cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng tránh bệnh tiểu đường là thiết lập thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lí, chứ không chỉ đơn thuần là không ăn hay ăn ít đường. Với bệnh nhân đái tháo đường, nếu không thể thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt thường ngày, rất khó đạt được kết quả khả quan trong việc kiểm soát đường huyết.
Sai lầm 2: Không được ăn đồ ngọt
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc thành phần và tổng lượng calo của mỗi món ăn. Hầu hết các thực phẩm ngọt đều chứa đường, ví dụ bánh quy, nước ngọt… Những món ăn này sẽ làm tăng đường huyết nên phải kiểm soát.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm dùng những chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate… Dù chúng có vị ngọt nhưng lượng calo lại bằng 0. Với những thực phẩm này, bạn có thể ăn lượng vừa phải. Hơn nữa, với một số thực phẩm như cơm trắng hay bánh bao, dù không có vị ngọt, nhưng sau khi tiêu hóa, tinh bột trong các thực phẩm đó sẽ chuyển hóa thành đường glucose. Vì vậy, không nên ăn nhiều.
Sai lầm 3: Tuyệt đối không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Bệnh nhân tiểu đường lưu ý, không nên chọn lựa thực phẩm dựa theo chỉ số đường huyết (GI) một cách mù quáng mà phải kiểm soát cả chỉ số tải đường huyết GL (glycemic load). GI (glycaemic index) là chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm, được xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.
GL (glycemic load) là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị GL tương đương 1 g đường glucose. Thực phẩm có GL và GI thấp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Video đang HOT
Ví dụ, chỉ số GI của dưa hấu và bánh quy soda đều là 72, nhưng lượng carbohydrate trong 100 g thực phẩm lại khác nhau rõ rệt. Trong 100 g bánh quy chứa 76 g carbohydrate, chỉ số GL của món này rơi vào khoảng 55. 100 g dưa hấu chỉ chứa khoảng 7 g carbohydrate, chỉ số GL là 5. Vậy, ăn dưa hấu tốt hơn bánh quy.
Sai lầm 4: K hông được ăn hoa quả
Sự thật: Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và tải lượng đường huyết không cao, vậy nên những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn lượng hoa quả vừa phải. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cho rằng những người bị tiểu đường có thể ăn hoa quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước ép hoa quả vì nước ép thường làm mất đi một vài chất xơ, khiến phản ứng đường huyết cao hơn so với trái cây nguyên quả.
Hình minh họa chế độ ăn của người tiểu đường. Ảnh: Shuttersock
Sai lầm 5: Ăn mướp đắng chữa bệnh
Sự thật: Hầu hết các nghiên cứu về việc hạ đường huyết bằng mướp đắng hiện nay đều không chỉ ra sự khác biệt đáng kể. Còn việc mướp đắng có thể hạ đường huyết, chữa bệnh tiểu đường hay không, hiện vẫn chưa có kết luận chuẩn xác. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh dùng thuốc và kiểm soát đường huyết của bác sĩ, ăn uống điều độ, không nên tin tưởng một cách mù quáng vào các bài thuốc dân gian lưu truyền trên mạng xã hội.
Sai lầm 6: Ăn sữa chua giúp phòng chống bệnh
Sự thật: Sữa chua là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Mặc dù trong sữa chua có đường, nhưng so với cùng một lượng carbohydrate, tốc độ tăng đường huyết của sữa chua chậm hơn rất nhiều so với cơm trắng và bánh bao. Vậy nên, ăn sữa chua mỗi ngày là lối sống lành mạnh, hoàn toàn có thể áp dụng với người bị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, mỗi ngày ăn một cốc sữa chua liệu có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường hay không vẫn là một ẩn số. Hơn nữa, một số nghiên cứu phát hiện sữa chua giúp kiểm soát đường huyết đều nói rằng mỗi một ngày nên dùng một khẩu phần khoảng 28 g sữa chua là đủ.
Một hộp sữa chua nhỏ ở Trung Quốc có trọng lượng khoảng 100 g, gấp 4 lần lượng sữa chua được khuyến cáo. Ngoài ra, lượng đường trong sữa chua khá cao nên bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều.
Sai lầm 7: Chất tạo ngọt sẽ gây ra bệnh
Sự thật: Các chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate… có thể tạo vị ngọt nhưng gần như không chứa calo và không làm tăng đường huyết. Vì vậy, chất tạo ngọt là một sản phẩm thay thế rất tốt dành cho các bệnh nhân đái tháo đường. Nếu người bệnh muốn ăn đồ ngọt nhưng lại sợ tăng đường huyết, các thực phẩm có chất tạo ngọt thực sự là lựa chọn không tồi.
Sai lầm 8: Ăn các loại thực phẩm không đường
Sự thật: “Không đường” không đồng nghĩa với việc không có carbohydrate hoặc calo. Tiêu chuẩn tem nhãn dinh dưỡng Trung Quốc quy định, nếu một thực phẩm được ghi là “không đường”, yêu cầu hàm lượng đường trong 100 g hoặc 100 ml, không được vượt quá 0, 5 g.
Rất nhiều thực phẩm mệnh danh là “sản phẩm không đường”, như bánh quy không đường, ngũ cốc không đường, bột củ sen không đường… dù chúng không chứa đường nhân tạo (đường saccharose, hay còn được gọi với nhiều tên như đường kính, đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nấu, đường mía, đường phèn, đường củ cải, đường thốt nốt…) nhưng vẫn chứa nhiều tinh bột, thậm chí còn cho thêm siro tinh bột, siro glucose và siro ngô maltose.
Những thành phần này làm tăng lượng đường trong máu với tốc độ không kém đường trắng chúng ta ăn hằng ngày, vì vậy không nên ăn quá nhiều.
Sai lầm 9: Chỉ ăn rau xanh, không ăn thịt
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý đến chế độ ăn uống điều độ hàng ngày. Nếu không ăn thịt sẽ khiến cơ thể thiếu chất đạm, dẫn tới tình trạng giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cũng cho rằng protein đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, nên cần dung nạp đủ lượng protein vào cơ thể mỗi ngày. Nguồn protein tốt gồm thịt nạc, các loại đậu…
Sai lầm 10: Ăn ít hoặc không ăn bữa chính
Sự thật: Nhiều người bệnh cho rằng kiểm soát đường là không ăn bữa chính, hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ, điều này hoàn toàn sai lầm.
Kiểm soát chế độ ăn uống là điều chỉnh tổng lượng calo dung nạp mỗi ngày. Sẽ không hợp lý nếu chỉ đơn thuần kiểm soát một loại thực phẩm. Bên cạnh đó, kiểm soát quá mức cũng có thể dẫn tới tình trạng đường huyết thấp hoặc suy dinh dưỡng. Vì vậy, nên cân bằng chế độ ăn uống theo cách điều độ, hợp lý.
Không nên lựa chọn các thực phẩm đã qua gia công tinh chế như gạo trắng mịn, thay vào đó nên lựa chọn ngũ cốc thô (gạo lứt, gạo đen, khoai) hay các loại đậu… làm thực phẩm chính. Đồng thời, chú ý kết hợp thực phẩm thô, mịn với nhau, như thêm gạo đen vào gạo trắng hay đậu vào mì trắng.
Đường huyết cao có thể tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Covid-19
Nghiên cứu mới công bố trên chuyên san Annals of Medicine cho thấy lượng đường trong máu cao có tương quan với tỷ lệ tử vong do Covid-19, ngay cả ở những người không có tiền sử bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong máu cao có tương quan với tỷ lệ tử vong do Covid-19 - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Qua đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 cần được kiểm tra đường huyết sớm, theo Medical News Today .
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 11.312 bệnh nhân dương tính với Covid-19 tại 109 bệnh viện ở Tây Ban Nha. Trong đó, chỉ có 18,9% bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Mức đường huyết được đo khi nhập viện và thông tin này được dùng để phân loại bệnh nhân thành 3 nhóm: đường huyết bình thường, cao và rất cao.
Trong số các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, có 20,2% tử vong vì Covid-19. Trong nhóm này, 41,1% có lượng đường trong máu rất cao, trong khi 15,7% có mức bình thường. Những bệnh nhân Covid-19 có lượng đường trong máu rất cao thường nằm viện lâu hơn so với những người có mức đường huyết bình thường. Các bệnh nhân Covid-19 có đường huyết cao cũng diễn tiến bệnh nặng hơn.
Các nhà khoa học khuyến cáo, kiểm soát đường huyết sớm khi nhập viện là cần thiết để ưu tiên điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do Covid-19; giúp giảm kết quả xấu, cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19, dù bệnh nhân có hoặc không có tiền sử đái tháo đường.
Ăn nhiều chất xơ giảm cân Nghiên cứu trên 240 người rất béo mắc hội chứng chuyển hóa, cho thấy tăng chất xơ giúp giảm cân tương tự chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Nghiên cứu bắt đầu tiến hành từ năm 2015, kết quả vừa được công bố, chia tình nguyện viên thành hai nhóm ăn kiêng gồm chế độ ăn tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim mạch...