10 quán ăn miễn phí tuyệt vời nhất cho dân công nghệ
Google, Facebook và các hãng công nghệ Mỹ nổi tiếng vì những ưu đãi cho nhân viên, trong đó không thể không kể đến căng-tin với đồ ăn ngon và miễn phí.
Với vô số thức ăn ngon, giá rẻ hay miễn phí, căng-tin của các hãng công nghệ được xem là khoản phụ cấp tuyệt vời nhất. Công ty nào sở hữu các món ăn ngon lành nhất? Foursquare đã tập hợp danh sách những địa điểm được khách hàng đánh giá tốt nhất thông qua thuật toán “chấm điểm tình cảm”. Điểm số dựa trên số lượt “like” mà căng-tin nhận được, phản hồi tích cực hay tiêu cực.
10. Tetsuwan Atom Café (Google)
Nhân viên Google có thể thưởng thức mì ramen và sushi tại căng-tin này. Một bữa ăn yêu thích bao gồm mì ramen với thịt lợn, nấm, jalapenos, kimchi, rong biển. Theo một đánh giá trên Foursquare, trước đây Tetsuwan là quán ăn bí mật dành cho những người phát triển Android nhưng nay đã được mở cho tất cả mọi người.
9. InCafe (LinkedIn)
Nhân viên LinkedIn yêu thích các món ăn được phục vụ tại căng-tin công ty. Kỹ sư Jon Bringhurst viết trên Foursquare: “Tôi không nghĩ rằng có món gì không hoàn hảo được phục vụ tại đây”. Ngoài ra, còn có một chiếc hộp tự động để bạn điều khiển bằng ứng dụng Rockbot.
8. Caffè Macs – Results Way (Apple)
Theo người dùng Foursquare Rahul Sarathy, căng-tin trong trụ sở Apple sở hữu gia vị chất lượng, giá phải chăng. Bữa sáng đặc biệt hấp dẫn và bạn sẽ được ăn một quả táo miễn phí.
7. Epic Café (Facebook)
Epic lớn nhất trong số 11 căng-tin tại trụ sở Facebook. Theo một đánh giá trên Foursquare, đây cũng là nơi phục vụ bánh nướng và café espresso ngon nhất.
6. Redwest F (Microsoft)
Video đang HOT
Từ cá hồi, sushi tới thịt bò, căng-tin trong trụ sở Microsoft tại Redmond cung cấp nhiều loại thức ăn ngon. Họ còn phục vụ bữa sáng ngon, rẻ. “Nhân viên nơi này đặc biệt hạnh phúc”, Jason Krech viết trên Foursquare.
5. Café Baadal (Google)
Một trong những căng- tin mới mở của Google là Café Baadal, nhà hàng phục vụ đồ ăn Ấn Độ. Google được khuyến khích đặt chỗ trước khi đến. Theo một người dùng Foursquare, nơi đây phá vỡ các tiêu chuẩn của Google vì là một nhà hàng Ấn Độ có cả phục vụ, phim Bollywood đang chiếu trên tivi và đồ ăn ngon điên cuồng.
4. Slice Café (Google)
Nhân viên Google thích có một bữa ăn nhanh nhưng bổ dưỡng tại Slice Café, căng-tin nổi tiếng với các món sinh tố ngon lành. Thức uống được ưa chuộng là “Googley Blueberry”.
3. Harvest (Facebook)
Harvest là quầy bar salad của Facebook, nổi tiếng với các nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Theo nhân viên Facebook Michael Sharon, “món jalapeno quay và súp cà chua ngon miệng kinh khủng. Nó phổ biến tới mức có một nhóm fan nội bộ”.
2.Caffè Macs (Apple)
Caffè Macs là căng-tin chính trong trụ sở Apple tại Infinite Loop. Từ pizza ăn sáng, bánh mỳ ramen, có nhiều thức ăn mới để nhân viên công ty thử nghiệm mỗi ngày. Theo lời nhân viên James Anderson, nếu may mắn bạn có thể nhìn thấy nhà thiết kế Jony Ive hay Tổng Giám đốc Tim Cook tại đây.
1. Philz Coffee (Facebook)
Philz Coffee nổi tiếng trong giới công nghệ đến nỗi nó được gọi là quán giải khát không chính thức của thung lũng Silicon. Việc Philz đặt quán tại Facebook là do đích thân Tổng Giám đốc Mark Zuckerberg đề nghị. “Cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới. Nhân viên tuyệt vời” là những nhận xét về Philz Coffee của nhân viên Facebook Geoff Reinhardt trên Foursquare.
Theo Du Lam/ICTnews
Phòng tránh những ứng dụng giả mạo trên Windows Store
Kho ứng dụng Windows Store của Microsoft chứa nhiều ứng dụng vô dụng, giả mạo và thậm chí ngang nhiên lừa gạt những thương hiệu nổi tiếng.
Quá nhiều ứng dụng khiến người dùng có thể nhầm lẫn với ứng dụng giả mạo trên Windows Store
Cửa hàng ứng dụng này được cải thiện theo thời gian, và Microsoft đã thanh lọc nhiều ứng dụng giả mạo, nhưng vẫn còn có rất nhiều ứng dụng có vấn đề hoặc không cần thiết, chất lượng kém hoặc yêu cầu phí sử dụng thay vì miễn phí. Để tránh bị lừa, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau.
Rà soát nhà phát triển
Ứng dụng có thể bắt chước một thương hiệu nổi tiếng được phổ biến trên tất cả các cửa hàng ứng dụng tồn tại. Các nhà phát triển biết rằng nếu họ sử dụng những từ khóa YouTube, Media Player hoặc Twitter trong tiêu đề, chúng có thể lừa một phần nhỏ người dùng cho rằng đây là một giải pháp chính thức của đối tác bên thứ ba.
Xem kỹ thông tin nhà xuất bản ứng dụng trước khi quyết định tải về
Đó là lý do tại sao bạn nên luôn luôn quan tâm đến những thứ mà mình đang tải về điện thoại. Bạn có thể tìm thấy điều này được liệt kê dưới phần "Published by" (hoặc "Nhà xuất bản"), bên dưới màn hình xem trước tất cả các ứng dụng trên Windows Store cung cấp. Khi nghi ngờ, sử dụng một công cụ tìm kiếm để xem nhà phát triển đó có trang web hay không, hoặc họ đã phát hành một ứng dụng khác hay chưa. Điều đó sẽ giúp bạn tìm ra được công ty đằng sau một ứng dụng có thể tin cậy.
Không trả tiền cho những thứ miễn phí
Ngay cả những ứng dụng có vẻ vô hại cũng có thể gây ra các vấn đề. Ví dụ, một trong những ứng dụng phổ biến nhất trong phần giải trí (Entertainment) là Tube Free. Ứng dụng này cung cấp giao diện theo phong cách Metro cho YouTube (Google không cung cấp ứng dụng YouTube chính thức) có thể là hữu ích. Tuy nhiên, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn phải trả phí 2,99 USD nếu muốn đăng nhập vào tài khoản của mình.
Đây thực sự là một điều rất không đáng, bởi YouTube là một dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Chỉ khác một chút với Tube Free chính là việc nó được thiết kế dành cho giao diện Metro, có ý nghĩa với tablet Windows 8, nhưng lại vô nghĩa với bất kỳ thao tác qua chuột hoặc touchpad. Ứng dụng dạng này kiếm tiền bằng cách thu hút thành viên với một thương hiệu nổi tiếng, sau đó khiến họ phải trả một khoản tiền nhỏ.
Sau khi phát hiện hành vi lừa đảo này, Microsoft đã nhanh chóng xóa nó khỏi danh sách ứng dụng cung cấp trên Windows Store.
Tube Free là một trong những ứng dụng được Microsoft phát hiện là lừa đảo
Tình huống tương tự có thể được tìm thấy với các ứng dụng cho Facebook, Twitter và các dịch vụ miễn phí khác. Thậm chí còn có một ứng dụng cho Twitter có chi phí lên đến 99 USD, điều này nhằm mục đích có thể đánh lừa những người nhận định giá 99,99 USD như 0,99 USD hoặc 9,99 USD. Trớ trêu thay, hầu hết các nhà phát triển hợp pháp của bên thứ ba phát triển ứng dụng thực sự có giá trị cao (như Tweetbot) lại không thông qua Windows Store.
Không hoàn toàn tin tưởng các nhận xét
Khi còn hoạt động, Tube Free là một trong những công cụ cho thấy tại sao người dùng không thể dựa vào ý kiến người dùng. Ứng dụng này được đưa ra những lời nhận xét có cánh, mặc dù tính năng tương đối cơ bản, và thực tế chi phí cho một dịch vụ mà bạn có thể sử dụng miễn phí qua trình duyệt web. Theo đánh giá trên Windows Store, ứng dụng này tốt hơn so với phiên bản miễn phí của AutoCad, ứng dụng Twitter chính thức và cả trò chơi như Halo: Spartan Assault.
Ứng dụng sẽ yêu cầu người sử dụng xem xét nó, thậm chí trước khi được sử dụng, vì vậy không thể tránh khỏi trường hợp sai sót trong khâu nhận xét.
Bạn không nên quá tin tưởng một ứng dụng nào đó dựa vào các đánh giá trên đó
Hãy coi đó là một bài học về vấn đề với các ý kiến người dùng. Chúng dễ dàng để thao tác và không phải lúc nào phản ánh chất lượng dựa trên trải nghiệm người dùng, nhưng bạn vẫn nên tham khảo thay vì cài đặt chúng ngay. Tệ hơn nữa, Microsoft không có hành động chống lại các ứng dụng với các chính sách yêu cầu thao tác xem xét. Bạn nên dựa vào đánh giá chuyên nghiệp, dựa vào ứng dụng đặc biệt trên Windows Store, hoặc dựa vào tên nhà phát triển ứng dụng cho nền tảng khác.
Kiểm tra phần mềm bảo mật giả mạo
Phần mềm bảo mật giả mạo đã cản trở Windows trong hơn một thập kỷ. Bạn không nên nghĩ rằng Microsoft sẽ chăm sóc hoàn toàn để bạn tránh cài đặt các phần mềm bảo mật giả mạo trên hệ thống.
Do đó cần phải có mức độ hoài nghi tối đa nếu bạn có kế hoạch mua một phần mềm chống virus từ các cửa hàng chính thức. Bởi lẽ có thể sẽ xuất hiện những kẻ mạo danh ứng dụng trông giống như ứng dụng nổi tiếng từ công ty khác.
Bạn nên mua một ứng dụng bảo mật từ các nhà bán lẻ nổi tiếng hoặc từ nhà cung cấp
Trong thực tế, có lẽ bạn nên mua một phần mềm bảo mật từ một nhà bán lẻ nổi tiếng hoặc trực tiếp từ nhà cung cấp ứng dụng. Có quá nhiều ứng dụng bảo mật được bán tại các cửa hàng, nhưng cần chú ý là vì một số lý do, các cửa hàng có thể bán phiên bản rẻ tiền hơn của một ứng dụng bảo mật so với phiên bản gốc nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Thủ thuật tải ứng dụng Android miễn phí không tốn 3G Tải miễn phí game, ứng dụng thông qua máy bạn bè với tốc độ nhanh, thậm chí không cần Internet, là tính năng vừa được cập nhật của mạng xã hội ePlay. Tận dụng tính năng Wi-Fi Hotspot trên các dòng điện thoại thông minh, ePlay tạo ra kết nối tốc độ cao trực tiếp giữa 2 máy. Thông qua đó, người dùng...