10 nước tham nhũng nhất thế giới 2011
Theo báo cáo tham nhũng toàn cầu thường niên (Corruption Perceptions Index) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế: quốc gia châu Phi – Somalia tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về mức độ tham nhũng trên toàn cầu.
1. Somalia
Những vấn đề chính trị liên quan tới Mỹ và Nga đã khiến cho tình hình tham nhũng ở Somalia trở nên trầm trọng. Trong suốt thời kỳ tổng thống Siad Barre nắm quyền, nguồn tài trợ từ Mỹ đã đẩy vấn nạn tham nhũng tại quốc gia này lên một cấp độ mới. Năm 1991, khi đế chế này sụp đổ, Somalia rơi vào tình trạng hỗn loạn và do các gia tộc, lãnh chúa và các nhóm quân đội thống trị. Thậm chí, các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cũng đang được phân chia giữa tổ chức và các quan chức chính phủ.
2. Triều Tiên
Tổ chức Minh bạch quốc tế cho rằng tại Triều Tiên, mọi thủ tục hành chính đều kém minh bạch và tình hình tham nhũng hối lộ luôn là vấn đề nhức nhối. Nhiều người tị nạn nói họ đều đã phải hối lộ để có thể xuất cảnh.
3. Myanmar
Tài nguyên phong phú cộng thêm vấn nạn thuốc phiện là những lý do khiến cho tham nhũng lan tràn khắp khu vực Tam giác Vàng (khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanma). Myanmar là nơi thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực sắc tộc và những vấn đề về nhân quyền là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của quốc gia này.
Video đang HOT
4. Afghanistan
Năm 2010, tổng số tiền hối lộ của người dân Afghanistan lên tới 2,5 tỷ USD và có đến gần một nửa dân số nước này đã từng đưa hối lộ cho quan chức nhà nước. 38% người dân nước này cho rằng việc hối lộ là hết sức bình thường.
5. Uzbekistan
Uzbekistan là một quốc gia giàu tài nguyên. Tuy nhiên chính phủ nước này kiểm soát toàn bộ nền kinh tế và hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đây chính là nguyên nhân của nạn tham nhũng trong các cơ quan điều hành của chính phủ, báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận định.
6. Turkmenistan
Mặc dù tuyên bố độc lập từ năm 1991, nhưng chỉ đến năm 2006, Turkmenistan mới chính thức mở cửa nền kinh tế. Tại Turkmenistan, người dân đối mặt với rất nhiều cản trở khi họ muốn rời khỏi đất nước.
7. Sudan
Tân tổng thống Sudan Salva Kir đang cố gắng ngăn chặn nạn tham ô với các khoản tiền hỗ trợ cho quốc gia này khôi phục sau chiến tranh. Mặc dù có cả một hội đồng phụ trách vấn đề tham nhũng, nhưng kể từ khi Sudan giành được quyền tự trị năm 2005, chưa có một quan chức nào bị khởi tố vì tội danh này.
8. Iraq
Khi còn tại chức, cựu tổng thống Saddam Hussein đã loại bỏ hết những quan chức cố gắng tố giác nạn tham nhũng. Đến nay, nạn tham nhũng vẫn đang hoành hành trong chính quyền Iraq. Các quan chức chính phủ cũng tỏ ra hết sức nhạy cảm với những nhà chính chị và nhà báo ủng hộ việc chống lại vấn nạn này.
9. Haiti
Những thủ tục hành chính phức tạp cùng với nạn quan liêu trong bộ máy pháp lý đã giúp cho giới quan chức Haiti dễ dàng thu lợi bất chính qua hình thức hối lộ của người dân. Điều này đã gây lũng loạn xã hội Haiti và liên tục đưa nước này vào danh sách những quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới.
10. Venezuela
Việc phát hiện ra trữ lượng dầu mỏ khổng lồ đã khiến cho nạn tham nhũng lan tràn trong chính phủ Venezuela. Ngay cả lực lượng cảnh sát nước này cũng được cho là liên quan tới nhiều vụ việc tham nhũng.
Theo VNEXpress
Nạn nhân dịch tả ở Haiti yêu cầu LHQ bồi thường
Haiti cáo buộc một trong những căn cứ của LHQ đã xả rác chưa qua xử lý xuống sông Artibonite gây nên bệnh dịch tả khiến 6.500 người thiệt mạng.
Ngày 8/11 (theo giờ Mỹ), một nhóm hoạt động vì nhân quyền nói rằng, họ đã nộp đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc (LHQ) đề nghị tổ chức này bồi thường thiệt hại cho hơn 5.000 người dân Haiti bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả xảy ra cách đây khoảng 1 năm.
Đơn khiếu nại được Viện Công lý và Dân chủ có trụ sở tại Mỹ đệ trình lên LHQ cho rằng, tổ chức này và lực lượng gìn giữ hòa bình phải chịu trách nhiệm bồi thường hàng trăm triệu USD vì đã không phát hiện một cách đầy đủ những binh sỹ gìn giữ hòa bình đến từ những nước có bệnh dịch tả.
Bệnh nhân được đưa đến khám tại Bệnh viện St. Nicolas ở thành phố St. Marc ngày 21/10 (Ảnh: AFP)
Tổ chức này cũng cáo buộc một trong những căn cứ của LHQ tại Haiti đã xả rác chưa qua xử lý xuống sông Artibonite của nước này.
Nguyên nhân bệnh dịch tả ở Haiti đã được xác định do những binh sỹ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đến từ Nepal mang tới và một nhóm chuyên gia của LHQ cũng phát hiện công tác vệ sinh ở căn cứ của binh sỹ Nepal đã làm ô nhiễm dòng sông của Haiti.
Thống kê của các quan chức y tế Haiti cho biết, dịch tả ở nước này đã giết chết hơn 6.500 người dân và khiến hơn 500.000 người khác bị ảnh hưởng./.
Theo VOV
Mầm xanh trên cảnh hoang tàn ở Haiti Những tòa nhà đổ, những đống gạch vỡ phủ bóng lên những người Haiti khốn khó đang vật lộn với hậu quả trận động đất từ đầu năm ngoái. Nhưng dấu hiệu của sự hồi sinh cũng đã bắt đầu hiện ra. Ảnh của độc giả Đoàn Hữu Hiệp. Một góc thủ đô Port-au-Prince nhìn từ trên cao, bầu trời trong xanh, biển...